Archive for Tháng Hai 22nd, 2012

BỘ SÁCH KINH DỊCH LÀ CỦA VIỆT NAM: 4/ Kinh Dịch là của người Việt?

MỜI CLICK ĐỌC KINH DỊCH LÀ CỦA NGƯỜI VIỆT

BỘ SÁCH KINH DỊCH LÀ CỦA VIỆT NAM: 3/ Phát hiện kinh dịch thời đại Hùng Vương

3/ PHÁT HIỆN KINH DỊCH THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG: MỜI CLICK XEM TẠI ĐÂY  

>> 1/ BẢI ĐÁ CỔ SAPA LÀ CUỐN KINH DỊCH CỦA NGƯỜI VIỆT?

>> 2/ VĂN MINH LẠC VIẾT – CỘI NGUỒN LỊCH SỬ CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ KINH DỊCH

BỘ SÁCH KINH DỊCH LÀ CỦA VIỆT NAM: 2/ Văn minh Lạc Việt – Cội nguồn lịch sử của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch.

2/ VĂN MINH LẠC VIẾT – CỘI NGUỒN LỊCH SỬ CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ KINH DỊCH

MỜI CLICK XEM: TẠI ĐÂY  

>>1/ BÃI ĐÁ CỔ SAPA LÀ CUỐN KINH DỊCH CỦA NGƯỜI VIỆT?

BỘ SÁCH KINH DỊCH LÀ CỦA VIỆT NAM: 1/ Bãi đá cổ Sapa là cuốn Kinh Dịch của người Việt?

1/ BẢI ĐÁ CỔ SAPA LÀ CUỐN KINH DỊCH CỦA NGƯỜI VIỆT? 

(VTC News) – Toàn bộ bức họa trên đá nói về nguyên lý của sự vận động vĩ mô từ khởi nguyên cho đến kết thúc và có tính chu kỳ của vũ trụ: MỜI CLICK XEM ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

>> 2/ VĂN MINH LẠC VIỆT – CỘI NGUỒN LỊCH SỬ CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ KINH DỊCH

PHIM ĐỨC CA NGỢI NGƯỜI VIỆT XÂY TỬ CẤM THÀNH BẮC KINH

Trong một bộ phim do đài truyền hình Đức thực hiện và được phụ đề Việt ngữ vì nội dung của cuốn phim nhằm ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt vời của một người Việt Nam, mà người Tàu cầm nhầm hàng mấy trăm năm qua, nay đã bị thế giới phanh phui. TRẺ VIỆT ÂU CHÂU PHỤ ĐỀ VIỆT NGỮ CHO PHIM ĐỨC CA NGỢI NGƯỜI VIỆT XÂY TỬ CẤM THÀNH BẮC KINH
Part 1
Part2
Part3
Part 4
Part 5
Part 6
http://www.youtube.com/watch?v=6ESJMIAtbRk&feature=related

Trên các diễn đàn Internet vừa xuất hiện một bộ phim do đài truyền hình Đức thực hiện và được phụ đề Việt ngữ vì nội dung của cuốn phim nhằm ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt vời của một người Việt Nam. Kiến trúc này đã được người Tàu cầm nhầm hàng mấy trăm năm qua, nay đã bị thế giới phanh phui.

TỔNG THỐNG MỸ HÁT TẠI NHÀ TRẮNG!

CLICK XEM TẠI ĐÂY

Liêm sỉ và từ chức

Liêm sỉ và từ chức

Văn hóa nói chung và văn hóa từ chức nói riêng là không phải tự nhiên mà có, hơn nữa đó lại là thứ văn hóa đặc biệt quý giá.
MỜI ĐỌC ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

Bị lãnh đạo ep buộc làm trái, Trưởng thôn Chuông xã Duy Minh, huyện Duy Tiên – Hà Nam biệt tích trong ngày họp dân.

Bị lãnh đạo ep buộc làm trái, Trưởng thôn Chuông xã Duy Minh, huyện Duy Tiên – Hà Nam biệt tích trong ngày họp dân.

ĐỌC ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

nhạc phẩm TIẾNG XƯA

583-NNS-Tieng Xua-2011

Ngày xuân nói chuyện hề chèo

Ngày xuân nói chuyện hề chèo
 

Trước kia, cứ mỗi dịp xuân về, những đám hát chèo thường có sức hấp dẫn đặc biệt đối với người dân thôn quê. Trước khi vở diễn bắt đầu, bao giờ cũng có nhân vật anh hề bước ra sân khấu múa gậy, múa đuốc, vừa để dẹp trật tự, vừa có lời chúc mừng đến khán giả. Sân khấu đơn giản chỉ là khoảng đất bằng phẳng nơi sân đình, sân chùa, được trải mấy chiếc chiếu hoa. Diễn viên là những người nông dân quanh năm lam lũ với ruộng vườn, tham gia văn nghệ vào thời gian rảnh rỗi. Song mỗi khi gánh hát chèo vào đám, bà con tới xem, vây kín ba mặt chiếu chèo. Ở đó, họ không chỉ được khóc, được đồng cảm, sẻ chia với những số phận bất hạnh của người nông dân thời phong kiến mà còn được cười sảng khoái, hả hê trước sự phản kháng của người dân đối với những áp bức bóc lột thông qua nhân vật anh hề. Trong từng vở diễn hay ở mỗi tích trò, tùy theo yêu cầu của khán giả, mỗi nghệ sỹ còn ứng khẩu biểu diễn hoặc pha trò vui. Những “miếng” trò hay, được người dân tán thưởng, các nghệ sỹ tiếp tục củng cố và sáng tạo làm cho vở diễn tăng sức hấp dẫn.

Hề chèo. Tranh của họa sĩ Tạ Huy Long
Hề chèo.
Tranh của họa sĩ Tạ Huy Long

Tiếng cười lạc quan yêu đời, tiếng cười châm biếm đả kích của vai hề chèo được xem là yếu tố quan trọng đối với các vở diễn chèo. Mặc dù, chèo truyền thống chứa đựng nhiều nội dung thẩm mỹ khác nhau: cái bi, cái hài, cái đẹp, cái cao thượng… và mỗi vở chèo chỉ có vài màn hài, lớp hài, yếu tố hài xen kẽ, song chính sự “điểm xuyết” ấy lại gây ấn tượng khó quên cho người xem. Các vai hề gây cười cho công chúng có nhiều loại: từ hề đồng, hầu phòng, lính canh, hề gậy, hề mồi đến phù thủy, thầy bói, xã dốt, hương câm, đồ điếc, thầy mù… Ở mỗi loại người cần châm biếm, chế giễu, người nghệ sỹ thường tập trung khai thác vài nét bản chất nhất để làm bật lên tính cách khôi hài của nhân vật. Cách thức gây cười của các nhân vật hề trong chèo dân gian cũng rất phong phú, đa dạng. Từ tên gọi ngộ nghĩnh, khác thường như: anh Nô, mẹ Đốp, cu Sứt, Toen Hoẻn, anh Khoèo…, đến cách hóa trang, điệu đi, dáng đứng, việc làm đều hướng đến mục đích gây cười tối đa cho khán giả. Đặc biệt, ngôn ngữ của hề chèo mặc dù chỉ là khẩu ngữ hằng ngày của nhân dân lao động được nâng lên nhưng đã đem lại những trận cười sảng khoái cho người xem. Ngoài những thủ pháp khôi hài như cách sử dụng tiếng “đế”, cách pha trò, hề chèo còn vận dụng mọi khả năng, phong phú của ngôn ngữ dân gian, lối nói vần vè, các lối chơi chữ, các câu nói lái, nói ngoa, nói phóng đại… Nhiều nhân vật tự giễu mình hoặc xưng danh, bộc lộ những tính cách đáng cười của mình. Các nhân vật hề gậy thường thích nói chữ, tự coi mình là người có tài đức, có tên tuổi, thích xưng là “Nhiêu” – một tước danh để gọi con nhà sang trọng, quyền quý ở nông thôn thời phong kiến. Trong vở chèo Kim Nham, anh hề sau khi xưng danh, tự biết cái tên Khoèo của mình không đẹp, muốn đổi tên nhưng lại nghĩ đến cái tên quá kêu và chỉ phù hợp với các cô gái thành thị (Tuyết Lan) khiến cho người xem được một trận cười thú vị. Những nhân vật hề chèo phần lớn là thành phần cùng đinh trong xã hội xưa song họ lại được nói tự do, phóng đại không giới hạn, dám cười nhạo và chửi khéo tất cả đám kỳ lý, tổ chức chính quyền của làng, xã. Chính tiếng cười châm biếm, đả kích của vai hề chống đối lại giai cấp thống trị, đề cao giai cấp mình khiến cho nghệ thuật chèo được người nông dân lao động thuở trước đặc biệt yêu thích, bởi nó giúp họ giải tỏa những ấm ức không thể nói ra khi sống dưới chế độ phong kiến hà khắc. Và ngày nay, hề chèo vẫn luôn gần gũi, gắn bó với người nông dân, giúp họ quên đi những vất vả, khó nhọc của cuộc sống lao động./.

Hồng Hạnh
(Báo Nam Định) NGUỒN