Archive for the ‘CHUYỆN PHIẾM’ Category

LỜI CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

LỜI CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH:

 

“ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”

Nghệ Thuật Sống

Nghệ Thuật Sống

 

  Osho

“Đời sống” không phải chỉ đơn giản là già đi (growing old)
Mà “Đời sống” phải là lớn lên và trưởng thành (growing up).
Và đây là hai điều hoàn toàn khác biệt.
Trở nên già, mọi con vật đều có khà năng như thế. Còn trưởng thành lại là đặc quyền riêng của loài người. Nhưng tiếc thay chỉ có một ít người đòi hỏi cái đặc quyền đó.

Câu hỏi : “Thày vừa nói rằng đa phần nhân loại chỉ sống như là thực vật. Làm ơn hãy giải thích về cách sống thế nào để cái chết có thể trở thành một lễ hội.”
Osho trả lời :

Con người sinh ra để hiện thực cuộc sống, nhưng điều đó còn tùy vào anh ta. Anh ta có thể thở, có thể ăn, có thể đi, có thể già, và có thể tiến dần tới nấm mộ…nhưng điều này không phải là “cuộc sống”. Cái này gọi là sự chết dần từ cái nôi đến nấm mộ, chính xác là cái chết mòn trong bảy mươi năm.
Bởi vì hàng triệu người quanh bạn đang chết trong cái kiểu chết dần mòn này, cho nên bạn cũng bắt chước họ. Trẻ con thì học mọi thứ từ những người xung quanh, mà xung quanh thì toàn là sự chết.
Cho nên điều đầu tiên bạn phải hiểu đời sống (life) có nghĩa gì?
“Đời sống” không phải chỉ đơn giản là già đi (growing old)
Mà “Đời sống” phải là lớn lên và trưởng thành (growing up).
Và đây là hai điều hoàn toàn khác biệt.
Trở nên già, mọi con vật đều có khà năng như thế. Còn trưởng thành lại là đặc quyền riêng của loài người. Nhưng tiếc thay chỉ có một ít người đòi hỏi cái đặc quyền đó.
Lớn lên và trưởng thành (growing up) có nghĩa là sống từng khoảnh khắc sâu trong nguyên lí của đời sống. Điều đó có nghĩa là đi thoát ra khỏi sự chết, chứ không phải đi dần đến sự chết. Bạn càng đi sâu vào sự sống, bạn càng nhận ra cái bất tử của chính bạn. Có một khoảnh khắc nào đó bạn sẽ nhận biết rằng sự chết chẳng là cái gì, cũng giống như thay đổi quần áo, thay đổi nhà cửa, thay đổi hình dạng…chẳng có cái gì chết, và chẳng có cái gì có thể chết.
Sự chết là một ảo giác lớn nhất của con người.
Để trưởng thành hãy nhìn cái cây. Khi cái cây lớn rể của nó mọc sâu. Đó là sự cân bằng, cây càng lớn rễ càng sâu; rễ nhỏ không chịu nổi sức nặng của cây lớn.
Trong đời sống trưởng thành (growing up) là mọc sâu (growing deep) vào trong chính bạn
Với tôi, nguyên lí đầu tiên của đời sống là thiền định (meditation). Mọi điều khác là thứ cấp. Và tuổi thơ là thời gian đẹp nhất. Khi bạn già hơn, gần cái chết hơn, bạn càng khó khăn hơn để đi vào thiền định.
Thiền định có nghĩa là đi vào sự bất tử của bạn, vào sự vĩnh hằng của bạn, đi vào bản chất thần thánh của bạn. Trẻ con là con người đầy đủ phẩm chất nhất cho thiền định bởi vì trẻ con chưa bị chất nặng bởi giáo dục, kiến thức, tôn giáo hay bởi nhiều loại rác rưởi khác. Trẻ con thì ngây thơ, vô nhiễm, vô tội (tiếng Anh chỉ dùng có có một chữ là innocent) Nhưng bất hạnh thay sự ngây thơ của trẻ con bị coi giống như là không hiểu biết (ignorant).
“Không hiểu biết” và “ngây thơ” cũng có chỗ giống nhau như chúng không phải là một. Ignorance là tình trạng không biết, giống như ngây thơ. Nhưng có một khác biệt lớn mà cả nhân loại đến bây giờ cũng không biết. Ngây thơ là không có kiến thức nhưng không hề khao khát có được kiến thức. Ngây thơ tự nó tròn đầy ý nghĩa.
Một đứa con nít không có tham vọng, không có ước vọng. Nó luôn luôn sống hết mình trong từng khoảnh khắc sống của nó… Một con chim bay qua, đứa trẻ nhìn không chớp mắt; hay chỉ thoáng thấy một con bướm màu sắc đẹp cũng đủ để đứa trẻ hát ca. Với một cái cầu vổng trên trời, đứa trẻ sẽ ngây ngất như không còn biết điều gì huy hoàng hơn nữa. Cũng cảm giác như thế đến với trẻ con, khi chúng nhìn thấy trăng sao vằng vặc trong đêm tối mênh mông.
“Ngây thơ vô nhiễm” là tinh khiết, là tràn đầy, là giàu có.
“Không hiểu biết” là nghèo nàn là ăn xin…là tôi muốn điều này, tôi muốn điều kia, tôi muốn được hiểu biết, tôi muốn được kính trọng, tôi muốn được giàu sang, tôi muốn được quyền lực.
Không hiểu biết (ignorance) đi trên con đường của khát khao.
Ngây thơ vô nhiễm (innocence) là trạng thái không hề khát khao.
Nhưng bởi vì cả hai trường hợp cùng là tình trạng không có kiến thức (knowledge) nên chúng ta thường lầm lẫn và qui kết rằng chúng cũng như nhau.
Bước đầu tiên trong nghệ thuật sống là nhìn thấy cái ranh giới phân biệt giữa cái không hiểu biết(ignorance) và sự ngây thơ vô nhiễm (innocence). Sự ngây thơ vô nhiễm phải được cũng cố và bảo vệ, bởi vì đứa trẻ được sinh ra với sự ngây thơ nghĩa là với một kho báu lớn, cái kho báu mà các nhà thông thái phải đi tìm cả đời với nổ lực nhọc nhằn. Các minh sư thường nói rằng họ đã trở lại trẻ thơ một lần nữa, họ đã được tái sanh.
Ở Ấn độ một người Bà la môn thực sự, nghĩa là một người hiểu biết thực sự, tự gọi mình là Dwij, nghĩa là được sinh hai lần. Tại sao lại được sinh hai lần? Cái gì đã xảy ra trong lần sinh thứ nhất? Tại sao cần phải có lần sinh thứ hai? Lần sinh thứ hai ông ấy được gì? Trong lần sinh thứ hai ông ấy lấy lại tất cả những cái ông ta đã có trong lần sinh thứ nhất, nhưng cái mà cha mẹ, xã hội, và tất cả những người xung quanh đã hủy diệt và triệt tiêu chúng.
Trẻ con đang bị nhồi nhét đầy ắp những kiến thức. Cái đơn thuần và trong sáng vì thế bị cướp mất, lí do là ai cũng biết cái đơn thuần không giúp được gì cho đứa trẻ trong cái xã hội cạnh tranh này. Một đúa trẻ đơn thuần (simple) thường bị coi là ngốc nghếch, và đứa trẻ ngốc nghếch sẽ bị cuộc đời lợi dụng và bóc lột. Sợ hãi xã hội, sợ hãi thế giới, chúng ta tự thay đổi mình để thích ứng và cũng muốn làm cho trẻ con trở thành thông minh, sắc xảo, đầy kiến thức, để chúng được hội nhập vào thế giới quyền lực mạnh mẽ, chứ không để chúng rơi vào sự yếu kém hay bị áp bức. Và một khi đứa trẻ lớn lên sai định hướng, nó sẽ tiếp tục con đường sai lầm đó, cả cuộc đời nó sẽ tiếp tục bị sai lầm.
Bất cứ khi nào bạn thấy rằng dường như bạn đã đánh mất cuộc sống, nguyên tắc đầu tiên là tìm lại sự ngây thơ (innocent).
Buông kiến thức xuống, quên hết kinh điển đi, quên tôn giáo đi, quên thần học và triết lí đi. Cố gắng để được sinh ra một lần nữa, trở lại ngây thơ… và điều này bạn có thể làm được, bằng cách: Tẩy sạch tâm trí của bạn, tẩy sạch tất cả những gì không phải là của bạn, tẩy sạch tất cả những gì vay mượn, tất cả những gì thuộc về truyền thống, qui ước, tất cả những gì thuộc về người khác như cha mẹ, thầy giáo, trường đại học…tẩy sạch, vất tất cả. Một lần nữa ta trở nên đơn thuần.
Điều diệu kì này có thể thực hiện được nhờ thiền định.
Thiền định chỉ là một phương pháp phẫu thuật lạ kì, nó cắt bỏ đi tất cả những gì không thuộc về bạn, chỉ để lại con người thực sự của bạn mà thôi. Thiền định thiêu hủy tất cả mọi thứ và để lại bạn như một con người trần trụi cô độc dưới ánh mặt trời. Để bạn thấy dường như mình là người đầu tiên sinh ra trên mặt đất, không hiểu, không biết một điều gì, người phải khám phá lại tất cả, phải tìm kiếm, phải hành hương.
Đời sống phải là cuộc truy tìm, không phải là một khát vọng. Đời sống là một tìm tòi, chú không phải là tham vọng để trở thành cái này cái nọ, như trở thành chủ tịch một quốc gia, một thủ tướng, một bộ trưởng. Sống là để tim ra Tôi là ai? Một điều rất lạ lùng là người ta thường không biết mình thực sự là ai, lại mong muốn trở thành một người như thế nào đó. Người ta không biết mình là ai ngay trong hiện tại, không quen thuộc với chính hiện hữu của mình nhưng bao giờ cũng muốn trở thành cái gì đó!
Trở thành một cái gì (becoming), đó là căn bệnh của tâm hồn.
Hiên sinh (being) mới chính là bạn.
Ngay lúc khám phá ra hiện sinh của mình thì đời sống bắt đầu. Rồi thì cứ mỗi khoảnh khắc sống của ta là một khám phá mới mẻ. Bất cứ một khoảnh khắc nào cũng là một niềm vui; Cánh cửa bí mật đã mở, tình yêu mới đâm chồi, đam mê mới xuất hiện, cảm xúc mới về cái đẹp, cái tốt. Bạn trở thành thật nhạy cảm, chỉ một cạnh sắc của lá cỏ cũng đem đến vô vàn cảm giác. Sự nhạy cảm làm cảm giác bạn rõ ràng đến mức dù là hiện hữu của chỉ môt lá cỏ cũng bằng như hiện hữu của một vì sao; không có lá cỏ này hiện sinh dường như thiếu đi; và bởi vì lá cỏ này là duy nhất không có gì thay thế cho nên nó có riêng tính cá thể của nó.
Sự nhạy cảm sẽ tạo nên nhiều tình bạn. Tình bạn với cỏ cây, với chim muông, với thú vật, với núi đồi, với sông suối, với đại dương và với cả những vì sao. Đời sống trở thành giàu có hơn vì tình yêu lớn dậy vì tình bạn lớn lên.
Cuộc đời của thánh Francis đầy những chuyện đẹp. Ngài thường phải đi trên một con lừa đây đó để chia sẻ những thể nghiệm của mình. Vị thánh sắp chết.Tất cả đệ tử vây quanh để nghe lời cuối của ngài. Lời cuối của một vị thày luôn luôn là điều gì tiêu biểu nhất vì nó chứa toàn bộ kinh nghiệm sống của thày. Nhưng các đệ tử không tin rằng mình đã nghe một điều như thế! Thánh Francis không nói gì với các đệ tử mà vấn an con lừa của ngài. Vị thánh nói: “Người anh em, tôi vô cùng mang ơn người anh em. Người anh em đã mang tôi đi khắp mọi nơi mà không hề than vãn, không hề càu nhàu. Trước khi rời bỏ thế giới này tất cả điều tôi muốn nói là xin hãy tha lỗi cho tôi; tôi đã không đối xử với người anh em bằng tình người chan chứa.”
Đó là những lời cuối của thánh Francis. Cảm xúc bén nhạy trong lời nói với con lừa, “người anh em”, “xin hay tha lỗi”. Nếu bạn nhạy cảm hơn, cuộc sống sẽ lớn hơn. Nó sẽ không là cái ao nhỏ mà là một đại dương. Nó không giới hạn ở vợ con của bạn, nó không có giới hạn. Toàn bộ hiên hữu này trở thành gia đình bạn. Và chỉ khi nào toàn thể hiện hữu trở thành gia đình, bạn mới biết sự sống là gì. Con người không phải là một hòn đảo cô độc, tất cả chúng ta đều có kết nối.
Chúng ta là một lục địa lớn, hội tụ từ trăm nẻo đường về. Nếu trái tim chúng ta không tràn đầy tình yêu cho cái toàn thể thì đời sống chúng ta sẽ phải ngắn hơn.
Thiền định sẽ làm cho ta nhạy cảm, ta sẽ cảm thấy mình gắn liền với thế giới. Thế giới là của chúng ta, trăng sao là của chúng ta, chúng ta không phải là người ngoài cuộc. Chúng ta thuộc về mọi tồn tại tự bên trong. Chúng ta là một phần và cũng là trái tim của tồn tại
Thứ nữa, thiền định sẽ mang đến bạn sự yên tĩnh trọn vẹn vì tất cả kiến thức rác rưởi đã ra đi. Các suy nghĩ, các ý tưởng (những cái cấu thành tri kiến) cũng ra đi…Một sự yên tĩnh mênh mông, và rồi bạn sẽ ngạc nhiên cái yên lặng này lại chính là âm nhạc. Tất cả các loại âm nhạc trần gian chỉ là cái thể hiện từ sự yên lặng bên trong. Các nhà thần bí đông phương đều cùng nhấn mạnh một điểm rằng: tất cả các nghệ thuật lớn như âm nhạc, thi ca, múa, hội họa, điêu khắc…đều sinh ra từ thiền định. Một cách nào đó có thể hiểu là các bộ môn nghệ thuật chính là những cái nằm trong thế giới không được biết bộc lộ ra ngoài thế giới đang được biết, và dành cho những ai chưa sẵn sàng cho cuộc hành trình trí tuệ của mình. Chúng là quà tặng cho những người chưa đi trên cuộc hành trình trí tuệ. Đôi khi một bản nhạc, một bức tượng…cũng có thể khơi dậy nỗi khát khao đi tìm nguồn cội. Bạn này, khi nào bạn bước vào ngôi chùa của Phật Thích ca hay ngôi đền của Mahavira, cứ ngồi yên lặng lẽ ngắm nhìn bức tượng. Bức tượng thì chả có lien hệ nào với Thích ca hay Mahavira, nhưng nó đã được làm và tính toán theo một tỉ lệ để mỗi khi bạn nhìn nó bạn sẽ rơi vào yên lặng. Đây gọi là thiền định với tượng.
Đó là lí do tại sao các bức tượng luôn giống nhau Mahavira, Gautama, Neminata, Adinatha…Hai mươi bốn vị thánh tăng của đạo Jaina…Trong cùng một ngôi chùa bạn sẽ thấy hai mươi bốn bức tượng giống nhau hoàn toàn. Hồi còn nhỏ tôi thường hỏi cha tôi “Cha giải thích cho con biết tại sao hai mươi bốn người lại cùng giống hệt nhau? Cùng kích thước, cùng cái mũi, cùng khuôn mặt, cùng thân hình”.
Cha tôi nói “Cha không biết, chính cha cũng ngạc nhiên tại sao chẳng thấy có chút khác biệt nào cả. Ai cũng nói trên đời này chẳng có đến hai người giống hệt nhau, nói chi đến hai mươi bốn người!”
Đến lúc tôi thành tựu thiền định, tôi đã tự tìm thấy câu trả lời. Câu trả lời là: Tất cả các bức tượng chẳng có liên hệ gì với những nhân vật, Tất cả các bức tượng chỉ liên hệ với những gì xảy ra bên trong các nhân vật, và cái bên trong đó thì hoàn toàn giống nhau. Chúng ta không phải quan tâm đến cái bên ngoài mà phải chỉ chú ý đến cái bên trong. Cái dáng vẻ bên ngoài không quan trong. Có người trẻ, có người già, có người đen, có người trắng, có đàn ông, có đàn bà…chẳng có gì quan trọng. Cái quan trọng là tất cả bên trong cùng là một đại dương yên lặng. Trong cái mênh mông yên lặng kia cơ thể thẻ hiện một tư thế nhất định nào đó. Bạn cũng đã từng quan sát chính bạn, nhưng chắc là bạn chưa nhận ra điều này: Khi bạn nổi giân, cơ thể bạn có một tư thế nào đó, hai bàn tay bạn không thể mở ra được, bạn chỉ có thể nắm chặt tay. Trong cơn giận bạn cũng chẳng có thể cười.
Với một cảm xúc nào đó, thân thể lại có tương ứng một tư thế nào đó. Những điều nhỏ nhặt ảnh hưởng sâu xa đến bên trong. Vì thế những bức tượng được tạo bằng một cách nào để mà bạn chỉ yên lặng ngồi, yên lặng ngắm nhìn, rồi khép mắt lại, một hình ảnh sẽ đi vào tâm bạn và bạn sẽ cảm nhận được những điều chưa từng biết.
Những bức tượng và đền đài không phải xây ra cho việc thờ cúng, chúng dùng cho việc thể nghiệm. Chúng là những phòng thí nghiệm khoa học, không có quan hệ gì với tôn giáo. Hàng thế kỉ trước đã có một khoa học thần bí nào đó dụng ý giúp cho những thế hệ sau có thể liên hệ với những thể nghiệm của thế hệ trước…không qua sách, không qua ngôn ngữ, mà qua cái sâu thẳm hơn: Cái yên lặng, thiền định và an lạc.
Khi cái yên lặng trở nên yên lặng hơn; tình bạn, tình yêu đâm chồi nảy lộc; cuộc đời bạn trong từng mỗi khoảnh khắc trở thành vũ điệu, niềm vui, lễ hội. Bạn có nghe tiếng pháo nổ ngoài kia? Bạn có bao giờ nghĩ rằng tại sao trên toàn thế giới chỗ nào cũng tổ chức lễ hội vài ngày trong năm? Vài ngày lễ hội là để bù đắp, vì xã hội đã làm mất lễ hội của chính cuộc đời bạn, cho nên nó phaỉ có cái gì đó để bù trừ.
Mỗi một nền văn hóa phải có cách bù đắp cho bạn để bạn không cảm thấy hoàn toàn mất hút trong khốn cùng và tuyệt vọng. Nhưng tất cả những bù đắp này đều là giả tạo.
Những tiếng pháo nổ và ánh đèn ngoài kia không thể làm bạn vui vẻ được. Những thứ đó chỉ dành cho trẻ con; với bạn nó chỉ làm thêm khó chịu. Ngay từ thế giới bên trong bạn đã có thể có bất tận vô vàn ánh sang, âm nhạc, niềm vui. Luôn luôn phải nhớ rằng xã hội chỉ tìm cách bù đắp cho bạn khi nó nghĩ rằng sự dồn nén của cá thể có khả năng nổ bùng một tình thế hiểm nguy. Xã hội tìm mọi phương cách để bạn giải tỏa áp lực dồn nén. Nhưng những thứ này không phải là lễ hội thực sự, nó không bao giờ có thể là sự thực. Lễ hội thực sự phải khởi đầu từ đời sống bạn và bên trong bạn. Lễ hội thực sự không thể căn cứ theo lịch, ví dụ đến đầu tháng mười một tôi sẽ tham gia lễ hội. Điên chưa! Cả năm sầu khổ bỗng dưng tôi thoát ra được khỏi khổ đau, bước ra đường nhảy múa. Cả cái cảm giác thoát khổ lẫn cái ngày đầu tháng mười một đều là giả tạo. Lễ hội ngày đầu tháng mười một qua đi rồi thì bạn sẽ bước về cái hố đen, và mọi người cũng thế, tất cả trở lại với nỗi buồn đau của mình.
Đời sống phải là một lễ hội liên tục, phải là một fesitval ánh sáng suốt năm tròn. Chỉ đến khi bạn trưởng thành, bạn mới có thể trổ hoa, bạn mới có thể biến những cái nhỏ nhoi tầm thường thành lễ hội.
Thí dụ ở Nhật bản họ có lễ trà. Trong tất cả Thiền viện và ngay cả trong từng gia đình cũng có thể thực hiện được. Trà không còn là phẩm vật bình thường nũa, người ta đã chuyển nó thành lễ mừng. nơi uống trà thiết kế theo một cách nào đó, trong một khu vườn đẹp, có hồ, có thiên nga, hoa cỏ…khách đến bỏ giày bên ngoài, vậy thôi.
Khi bước vào, bạn không được nói chuyện; bạn phải bỏ lại mọi suy nghĩ, lời nói cùng với giày dép bên ngoài. Bạn ngồi xuống trong tư thế thiền định. Người chủ, thường là một quí bà sẽ pha trà cho bạn. Động tác của người pha trà thật đẹp, giống như là nghệ sĩ múa, đi vòng quanh khách, phục vụ trà, tách, đĩa…giống như bạn là thượng đế. Thật là kính cẩn nàng cúi đầu dâng trà và bạn cũng cúi đầu trân trọng y như thế.
Một vật tầm thường như trà thôi cũng có thể được dùng tạo ra lễ hội mà ai đó khi bước ra cũng cảm thấy mình như hồi sinh, tươi trẻ lại, ngọt ngào hơn. Cái gì ta đã làm được với trà thì cũng có thể làm được với tất cả thứ khác, như với quần áo, thức ăn…Đa số con người sống như trong giấc ngủ say; ngoài ra vải vóc có vẻ đẹp riêng của nó, cảm giác riêng của nó. Nếu bạn nhạy cảm, quàn áo không chỉ để che thân chúng cũng có thể dùng biểu cảm cá tính, sở thích, văn hóa và tồn tại của bạn. Mọi việc mà bạn làm nên phải là cách thể hiện riêng của ban, nên phải có dấu ấn của bạn, như thế đời sống sẽ trở nên lên lễ hội liên tục.
Ngay cả khi bạn bị bệnh đang nằm trên giường, bạn cũng nên lấy cái thời gian này mà hưởng thụ, thời gian thư giản và nghĩ ngơi, thời gian thiền định, không lo buồn vì mình đang bị bệnh. Khi bạn bị bệnh hãy gọi bác sĩ, nhưng lúc này bạn bè quan trọng hơn thuốc men, nhất là những người yêu bạn. Thuốc men thường là phương tiện trị liệu kém nhất.
Hãy sáng tạo mọi thứ, làm ra cái tốt nhất từ cái dở nhất, điều đó tôi gọi là “nghệ thuật”. Nếu một người sống suốt một đời tạo tất cả khoảnh khắc thành cái đẹp, thành tình yêu, thành niềm vui thì cái chết tự nhiên trở thành đỉnh điểm của toàn bộ nổ lực trong đời. Giây phút cuối cùng của người đó sẽ không tồi tệ như cái chết thông thường của mọi người khác. Nếu cái chết là điều tồi tệ, có nghĩa là toàn bộ đời sống của bạn đã là một phí phạm. Cái chết nên là sự chấp nhận bình yên, sự dẫn nhập tràn đầy tình yêu vào cõi mà ta chưa biết, lời chào từ giả vui vẻ với bạn bè, với thế giới cũ. Không nên có chút gì gọi là bi kịch.
Một thiền sư, Linh Chi, đang hấp hối. Hàng ngàn đệ tử vây quanh chờ nghe bài pháp cuối cùng. Nhưng Linh Chi chỉ nằm xuống vui vẻ mỉm cười, không nói một lời. Một người thiền sư bạn cũ nhắc nhở:” Linh Chi, sao thày quên không nói những lời cuối cùng, trí nhớ thày không được tốt rồi, thày đang hấp hối, thày cố đừng quên”. Linh Chi nói:”Hãy lắng nghe này”…và trên mái nhà, hai con sóc đang chạy nhảy vui đùa. Linh Chi chỉ nói:”đẹp làm sao” rồi chết. Ngay khi ông nói “Hãy lắng nghe này” thì mọi người im lặng phăng phắc để chuẩn bị nghe những lời vĩ đại; Nhưng chỉ nghe thấy tiếng hai con sóc đùa giỡn cắn nhau chạy nhảy trên mái nhà mà thôi. Vị thày chỉ cười rồi chết.
Thực ra vị thày đã gởi đi thông điệp cuối: Đừng phân biệt chuyện lớn chuyện nhỏ, đừng phân biệt cái tầm thường cái quan trọng. Ngay phút giây đó sự kiện Linh Chi chết cũng giống như sự kiện hai con sóc chạy đuổi trên mái nhà. Không có gì khác biệt. Trong hiện sinh, tất cả đều giống nhau. Đây là toàn bộ triết học, toàn bộ sự nghiệp giảng dạy của vị thày. Chẳng có cái gì lớn chẳng có cái gì nhỏ, tất cả đều tùy thuộc vào bạn.
Bắt đầu bằng thiền định, mọi sự sẽ nảy nở trong bạn…tĩnh lặng, tinh khiết, an lạc, mẫn cảm. Mang hết những điều thủ đắc trong thiền định vận dụng trong đời sống và chia sẻ chúng, bởi vì những cái chia sẻ đều mau phát triển. Rồi đến lúc bạn chết, bạn sẽ biết không có sự chết. Bạn có thể nói tạm biệt mà không cần có nước mắt và buồn rầu, nếu có, phải chỉ là nước mắt của niềm vui.
Nhưng điều cốt tủy là phải bắt đầu bằng ngây thơ vô nhiễm. Trước tiên vất đi tất cả cặn bã thối tha mà bạn đang mang vác. Mọi người đang mang vác quá nhiều căn bã. Có một điều đáng ngạc nhiên là lại có nhiều người nói với bạn rằng đó là những hệ tư tưởng lớn, những nguyên lí lớn ! (trong trường hợp này sự thông minh không bắt đầu từ bạn, bạn chỉ mượn của người khác). Hãy thông minh tự bản thân mình.
Đời sống rất đơn giản; nó là điệu nhảy của vui mừng. Tất cả trái đất có thể tràn đầy niềm vui, tràn đầy hoan lạc, nhưng có một số người quyền thế, vì quyền lợi, lại nói rằng không ai nên cười, không ai nên vui bởi vì cuộc đời là tội lỗi, đó là một sự trừng phạt. Làm sao có thể yên vui khi bạn liên tục bị nhồi sọ rằng đời sống là sự trừng phạt, bạn đã làm sai và bây giờ đang bị giam ở trái đất này để chuộc lỗi!
Tôi phải nói lớn rằng: Đời sống không phải là ngục tù, không phải là sự trừng phạt. Đời sống là một tặng thưởng, và nó chỉ trao cho ai chắt chiu với nó, cho những ai xứng đáng với nó. Và bây giờ, quyền lựa chọn là của bạn; và bạn sẽ là kẻ có tội nếu không hưởng thụ nó. Nếu đến lúc bạn chia tay với cuộc đời mà cứ để cuộc đời y nguyên như lúc bạn bước vào, nếu bạn không làm đẹp thêm cho nó, là bạn đã chống lại hiện hữu. Xin bạn, xin hãy để lại cho đời một chút đẹp đẽ, một chút hạnh phúc, một chút hương thơm./.
Phạm Doãn dịch từ:
Osho – Beyond Enlightenment. Chapter 28

NGƯỜI SAMURAI

NGƯỜI SAMURAI

 

Một hôm, một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá.

Người đánh cá nói: “Tôi xin lỗi, năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài.”

Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức.

Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận.”

Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống. “Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đo chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.”

Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường. Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: “Ðừng hành động khi đang giận dữ.”

Vị samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn. Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông.
Ông gào lên: “Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi!”
Vợ ông giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng.”

Một năm sau, người đánh cá đến gặp vị samurai để trả nợ . Người đánh cá phấn khởi nói:
“Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa”.

Vị samurai trả lời “Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi. Ngươi đã trả nợ rồi.”

NGỘ NGHĨNH

 

 

.CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU.

 

.CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU.
Nguyễn Tường Bách, tiến sĩ vật lý ĐH Stuttgart Đức
 
Trong năm 2010 có hai biến cố đặc biệt thu hút sự chú ý của giới khoa học. Tháng 9.2010, nhà vật lý học lừng danh Stephen Hawking luận giải một cách chung cuộc rằng vũ trụ xuất phát từ chân không, vũ trụ phát sinh không cần đến một đấng sáng tạo. Tháng 12.2010, Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian NASA thông báo phát hiện của bà Felisa Wolfe-Simon, trong đó người ta tìm thấy một hình thái mới của sự sống, không giống với cấu trúc mà con người biết đến.
Hai biến cố khoa học này làm những ai quan tâm không thể không liên tưởng đến những luận đề cơ bản của Phật giáo trong vũ trụ và thế giới hiện tượng.
chan-khong-dieu-huu
Trong tác phẩm mới xuất bản The Grand Design, nhà vật lý 68 tuổi Stephen Hawking viết rằng, các lý thuyết vật lý mới nhất cho thấy vũ trụ của chúng ta đã tự hình thành. Trước khi vũ trụ thành hình thì chỉ là một sự trống rỗng, nhưng tính sáng tạo nội tại trong cái “Không” đó đã hình thành vũ trụ. Hawking thấy “không cần thiết” phải có một Thượng đế, một đấng sáng tạo để tạo dựng nên vũ trụ.
Từ một tình trạng không có gì, phi thời gian không gian, không cần một nguyên nhân ngoại lai, có một sự bùng nổ, phát ra năng lượng và vật chất. Đó là hiệu ứng được mệnh danh là “hiệu ứng lượng tử”, xuất phát từ sự tăng giảm không đều của năng lượng. Nói tóm gọn, vũ trụ là kết quả của một sự sáng tạo mà không có người sáng tạo.
Với nhận thức này, Hawking đã từ chối có một đấng sáng tạo vũ trụ. Nhận thức này không dễ chấp nhận tại phương Tây, kể cả trong giới khoa học vật lý. Lý do không phải là các nhà vật lý kia tin mù quáng nơi một Thượng đế toàn năng mà họ có những lý lẽ hết sức vững chắc khác. Đó là thế giới của chúng ta quá kỳ diệu, rõ rệt là vũ trụ được cấu tạo dường như có chủ đích là sẽ có ý thức tồn tại trong đó. Người ta đã xác định một loạt các thông số trong Thái dương hệ và thấy rằng chỉ cần một thông số lệch đi một chút là đã không thể có đời sống loài người trên trái đất. Mặt trời chỉ cần lớn hơn một chút, thành phần của các hành tinh chỉ khác đi một chút, không có sự hiện diện của mặt trăng… là không thể có loài người. Xác suất để ý thức xuất hiện là quá nhỏ, gần như bằng không. Thế mà vẫn có ý thức cao cấp xuất hiện để chiêm nghiệm ngược lại về vũ trụ.
Một khi đã có một vũ trụ vân hành hoàn hảo như thế, khi có một sự sáng tạo tuyệt diệu thì cần phải có người sáng tạo có ý thức, hay phải có “Thượng đế”. Thế nhưng cũng chính các nhà khoa học theo quan niệm sáng tạo cũng phân vân, nếu có Thượng đế toàn năng thì làm sao lý giải được những cảnh tàn bạo, bất công trong thế giới của con người. Đó là một nan đề của môn bản thể học trong vật lý hiện đại.
Nhận thức của Hawking cho rằng vũ trụ xuất phát từ chân không bằng một sự vận động tự thể. Có sự sáng tạo nhưng không có người sáng tạo. Nhận thức này phần nào lý giải tính chất kỳ diệu của vũ trụ nhưng không dễ hiểu. Nó khó hiểu ở chỗ là nhận thức này từ chối một tự ngã làm chủ cho một hành động. Có hành động nhưng không có người hành động. Nhận thức này tuy xa lạ với phương Tây nhưng nó là một cách phát biểu của thuyết vô ngã trong đạo Phật.
 
Biến cố thứ hai trong năm 2010 là bài báo cáo của bà Felisa Wolfe-Simon1 (NASA Astrobiology Institude, USA) và cộng sự về một cái nhìn khác về hình thái của sự sống, nhân dịp khám phá một loại vi sinh vật được cấu tạo hoàn toàn khác với quan niệm hiện nay. Theo các lý thuyết sinh học hiện nay, mọi hình thái hữu cơ trên trái đất và cả ngoài trái đất chỉ được xây dựng với 6 nguyên tố: carbon, hydro, nitrogen, oxy, sulfur (lưu huỳnh) và phosphorus (phốt pho). Từ những tế bào giản đơn nhất, đơn bào, sống trong môi trường hiếm khí hay không có ánh sáng cho đến chủng loại cao cấp loài người đều chỉ gồm 6 nguyên tố đó mà thôi. Nay Wolfe-Simon chứng minh rằng đã có sinh vật không chứa phosphorus mà chứa arsenic (thạch tín).Với arsenic, vi sinh vật này cũng tăng trưởng tương tự như các vi sinh vật khác.
Phát hiện này xem ra không quan trọng trong đời sống bình thường, nhưng trong ngành sinh vật học địa cầu và ngoài địa cầu, nó gây “chấn động mãnh liệt”. Người ta bừng tỉnh thấy rằng lâu nay ngành sinh học quan niệm về sự sống một cách hạn hẹp, tự đưa ra hạn chế trong định nghĩa về hình thái của sự sống. Người ta thấy rằng phải từ bỏ hạn chế đó và cần tìm hiểu lại sự sống ngay trên trái đất này. Khi đó, với nghiên cứu về sự sống ngoài hành tinh, người ta hy vọng sẽ mở rộng hơn tầm nhìn và khám phá những hình thái sống không thể ngờ tới. Thực tế là arsenic hiện hữu nhiều trong những môi trường cực lạnh, “linh động” hơn phosphorus và vì vậy dễ sinh ra sự sống hơn. Do đó khi xem arsenic là một nguyên tố của sự sống hữu cơ, người ta có nhiều hy vọng hơn sẽ tìm thấy sự sống khác trong vũ trụ.
Bài báo cáo về vi sinh vật này tuy có tính chất rất chuyên môn nhưng thật ra đã tạo nên một niềm triển vọng và phấn khích mới. Đó là con người chỉ thấy rằng mình chỉ là một hình thái trong vô số hình thái của sự sống. Điều này làm ta nhớ tới khái niệm “Diệu hữu” trong đạo Phật. Sự tồn tại (hữu) là vô tận, số lượng của thế giới và của các loài sinh vật, từ đơn giản đến cao cấp, là vô tận. Có thể con người một ngày kia sẽ đến chỗ thừa nhận là sự sống có những hình thái hoàn toàn khác hẳn, không phải chỉ gồm 6 nguyên tố mà nhiều hơn hẳn. Cũng có thể người ta sẽ đến với nhận thức là tư tưởng và tình cảm cũng là một dạng của sự sống mà “thân” của chúng không phải là các yếu tố “vật chất” mà là những sóng tương tự như những sóng điện từ. Cuối cùng khi con người nhận thấy đời sống là nhất thể, và mọi hình thái của nó, từ vật chất đến phi vật chất, đều là những “pháp” vô ngã, vô thường, khi đó khoa học tạm gọi là sẽ đồng quy với Phật giáo.
Đồng chủ biên cuộc khảo cứu, giáo sư Paul Davies thuộc Arizona State University và Viện Sinh học Không gian của NASA, nói với BBC News2: “Vào lúc này chúng ta không biết sự sống chỉ là một tai nạn ngẫu nhiên xảy ra trên trái đất, hay đó là một phần của một tiến trình sinh hóa tự nhiên qua đó sự sống xuất hiện ở bất kỳ đâu có điều kiện trên trái đất”. Davies ủng hộ quan niệm “… sự sống xuất hiện ở bất kỳ đâu có điều kiện như trái đất” và điều này rất phù hợp với quan niệm Duyên khởi của đạo Phật, tức là cho rằng hễ có điều kiện như nhau thì sự sống phát sinh như nhau chứ một hiện tượng không thể xuất hiện “ngẫu nhiên” một lần rồi thôi.
Hai biến cố kể trên, một bên thuộc phạm vi vật lý lý thuyết, bên kia của vi sinh vật, có một ý nghĩa thú vị ở đây. Nhận thức của Hawking trùng hợp với thuyết “Chân không” và Vô ngã, còn phát hiện của Wolfe-Simon làm ta liên tưởng đến tính “Diệu hữu” và duyên khởi của đạo Phật.
 
Chân không-Diệu hữu vốn là vấn đề của vũ trụ quan của Phật giáo. Theo đó, mọi hiện tượng đều xuất phát một cách nội tại từ “Không”, không do tác nhân bên ngoài. Chúng xuất hiện trong thế gian và tuân thủ nguyên lý Duyên khởi, đủ điều kiện thì sinh, đủ điều kiện thì diệt. Các hiện tượng đó không ai làm chủ nhân, chúng làm tiền đề cho nhau để sinh và diệt. Khi sinh thì sinh từ chân không, khi diệt thì không còn chút bóng hình lưu lại. Các hiện tượng, mà trong đạo Phật gọi là “pháp”, không chịu sự hạn chế nào cả, không có ai lèo lái chúng cả. Khi đủ điều kiện thì mọi hình thái của sự sống đều khả dĩ, khả năng xuất hiện của chúng là vô tận, “bất khả tư nghì”. Diệu hữu bao trùm mọi hiện tượng, vật lý cũng như tâm lý, nằm ngoài khả năng suy luận của con người chúng ta. Cụ thể, khi nói về con người thì đó là một tổng thể gồm hai mặt tâm lý và vật lý với năm yếu tố mà ta gọi là Ngũ uẩn (sắc thọ tưởng hành thức). Năm yếu tố đó vận hành vô chủ.
Những phát hiện của khoa học làm chúng ta kinh ngạc về tri kiến của Phật và các vị Tổ. Các vị đã phát hiện những quy luật của vũ trụ không bằng phép nghiên cứu thực nghiệm mà bằng trực giác trong một dạng tâm thức phi thường của thiền định. Qua thời gian, thực tế cho thấy các phát hiện của khoa học không hề bác bỏ vũ trụ quan Phật giáo mà ngược lại, chúng trùng hợp một cách kỳ lạ. Tuy nhiên chúng ta cần tránh một thái độ, đó là xem khoa học như thước đo đúng sai đối với nhận thức luận Phật giáo. Lý do là Phật giáo chủ yếu nhận thức về hoạt động của tâm, trong lúc khoa học vật lý hay sinh học thiên về vật chất. Tất nhiên Phật giáo xem tâm-vật nằm chung trong một thể thống nhất và mặt khác, khoa học vật lý hiện đại cũng phải thừa nhận vai trò của người quan sát (tức là vai trò của tâm) trong mọi thí nghiệm. Nhưng phải nói phạm vi nhận thức giữa khoa học và Phật giáo rất khác nhau. Một điều mà ta không quên nữa là Phật giáo nhận thức thế giới với mục đích thoát khổ, thoát khỏi sự ràng buộc của nó bằng các phương pháp tu dưỡng tâm. Còn nhà vật lý hay sinh học chỉ nhận lại ở sự nhận thức. Vì vậy, khi so sánh Phật giáo và khoa học, tuy có nhiều thú vị và hứng khởi, ta cần biết giới hạn của nó.
Chân không-Diệu hữu là một chìa khóa để hiểu nhận thức luận về bản thể và hiện tượng của Phật giáo. Vì mọi hiện tượng xuất phát từ “Không” nên nó không có một bản chất trường tồn và riêng biệt, đó là thuyết Vô ngã. Chỉ có Ngũ uẩn đang vận hành, không có người vận hành chúng. Tương tự, Hawking cho rằng có sự sáng tạo nhưng không có ai sáng tạo cả. Thuyết Vô ngã khó hiểu cho những ai mới làm quen với đạo Phật. Cũng thế, vũ trụ tự sáng tạo và sáng tạo một cách tuyệt diệu, nhưng không có đấng sáng tạo. Đó là điều cũng khó hiểu cho nhiều người phương Tây.
Hawking chứng minh vũ trụ xuất phát từ cái “Không”, ông bác bỏ sự cần thiết của một Thượng đế nhưng có lẽ ông không biết “Không” là gì. Là một nhà vật lý, ông khó có thể biết hơn. Thế nhưng lại đến phiên ta kinh ngạc về khoa học vật lý. Dù tự hạn chế mình trong lĩnh vực vật chất, vật lý đã đi đến tận cùng biên giới của vật chất, gõ cửa ngành bản thể học và gần như chạm đến “chân lý tuyệt đối” của đạo Phật. Vị trí của Hawking làm ta nghĩ đến luận sư Long Thọ, cả hai vị đều cho rằng “Không” là nguồn gốc của muôn vật, nhưng cả hai đến từ hai chân trời khác nhau.
Phật và các vị Tổ Phật giáo biết “Không” là gì bằng trực quan nhưng không miêu tả nhận biết của mình.Tính Không thuộc về một lĩnh vực mà ngôn ngữ không diễn bày được. Cũng như thế trong vật lý lượng tử, người ta thấy ngôn ngữ và cách suy luận thông thường không còn thích hợp. Giữa Phật giáo và khoa học, sự trùng hợp rất lớn mà sự khác biệt cũng rất lớn.
Nhà vật lý tin rằng có một vụ “nổ ban đầu” (Big Bang) cách đây khoảng 14 tỉ năm để sinh ra vũ trụ vật lý. Thiền giả thấy có một sự “bùng nổ” trong tâm xảy ra trong từng sát-na. Đó là cách nói gọn nhất về sự khác biệt giữa Phật giáo và khoa học.
Nguyễn Tường Bách

BỒ CÔNG ANH có nhiều dược tính chữa bệnh

BỒ CÔNG ANH có nhiều dược tính chữa bệnh

Video Bồ Công Anh: nhiều dược tính chữa bệnh

CÂY BỒ CÔNG ANH (DANDELION)
Bồ công anh là một trong những dược-thảo mà bác-sĩ Christopher dạy chúng ta nên coi-trọng hơn là khinh-thường. Mọc hầu như ở khắp mọi nơi có người sống, nó là nguồn cung-cấp thực-phẩm và dược-phẩm phong-phú. Chúng ta phải vui-mừng vì sự hiện-hữu của nó trong vườn, hơn là tốn công nhổ nó đi.
Bác sĩ Christopher kể rằng có một năm vào hai mùa đông và xuân khi bệnh-tật và các khó-khăn xảy ra đến nỗi không mua bán thực-phẩm hàng ngày được, gia đình ông đã hái hàng nắm đầy lá Bồ công anh non để nấu canh với hành, gia-vị, đậu hạt, v.v. Rau Bồ công anh non rất ngọt và ngon miệng.
Một câu chuyện cổ về việc xử-dụng Bồ công anh thường được nhắc tới.  Bác-sĩ Sparks viết,  “Mười lăm năm trước tôi bị mắc chứng đau gan. Tôi dùng hết khả-năng của tôi để cố-gắng chữa-trị, nhưng thất-bại. Tôi nhờ thêm hai bác-sĩ Wilson và Jordan chữa, cũng không thành-công. Một người y-tá già nói với tôi Bồ công anh là một dược-thảo phổ-thông rất hiệu-nghiệm về chữa trị gan, và tôi đã quyết-định thử dùng nó. Bồ công anh đã phục-hồi được ngay sức-khỏe cho tôi. Nó trở-thành dược-phẩm yêu thích mà tôi hay dùng để chữa-trị bệnh đau gan cho các bệnh-nhân, dưới dạng nước ép hoặc cho uống một ly đầy nước sắc Bồ công anh hai lần một ngày. Hầu như trong mọi trường-hợp tôi đều thành-công trong việc phục-hồi sức-khỏe cho những ai dùng dược-thảo này (Lucas: Herbal: 3-5).
Bồ công anh là một trong các dược-thảo cổ-xưa và được dùng nhiều nhất trong lịch-sử.
– Giúp cho người ta nhìn xa mà không cần đeo kiếng.
– Giải-tỏa các bế-tắc trong gan, túi mật và lá-lách, cũng như làm thông ống dẫn đường tiểu và tiêu trừ các ung-nhọt.
– Thuyên giảm các triệu chứng khi đau-ốm, khi lên cơn sốt.
– Đặc biệt suốt thời gian có dịch bệnh hoành hành, trà Bồ công anh rất hữu ích để chống lại bệnh dịch, và dùng để rửa các vết thương.
– Chữa bệnh đái-dầm của trẻ em và bệnh tiểu són nơi các người già
– Thổ-dân da đỏ ở Hoa-Kỳ rất coi-trọng  Bồ công anh. Sự yêu-thích dược-thảo nầy quá lớn đến nỗi số-lượng tiêu-thụ bởi một người dân da đỏ vượt ngoài sự tưởng-tượng :
– Họ ngâm lá Bồ công anh vào nước để làm thuốc,
– Lấy rễ nấu trà uống để chữa bệnh ợ-chua (heartburn).
– Dùng rễ để làm thuốc bổ có vị đắng
– Chữa đau ngực khi các thuốc khác thất-bại
– Các lá non chứa đầy sinh-tố, họ ăn tươi hay nấu chín, cùng với các phần khác của cây
– Chữa các chỗ xương bị gẫy bằng cách nghiền-nát lá tươi với nước để làm thành bột-nhồi (paste), đắp lên chỗ bị gẫy xương, rồi lấy lá nguyên phủ lên và lấy khăn buộc lại.
– Trà hoa Bồ công anh được xem là thuốc bổ tim
-Trong thời Cựu-Ước, Bồ công anh là một dược-thảo có vị đắng được dùng trong Lễ Vượt-Qua (Passover).
THUỐC THAY THẾ THƯỢNG-HẠNG (SUPERIOR ALTERATIVE)
Có rất nhiều ứng-dụng được nêu lên về Bồ công anh đã đưa nó tới một chỗ đứng của các dược-thảo chữa-lành mọi bệnh (cure-alls). Tuy-nhiên, thông-thường  nó được dùng nhiều nhất để chữa lành gan. Ở Âu-châu, nhiều thí-nghiệm khoa-học được đưa ra để chứng-mình sự tin-tưởng cổ-truyền là Bồ công anh sự-thực chữa lành được những bệnh về gan: sưng gan, vàng da, tắc nghẽn ở gan (ứ mật)
– Bồ công anh đặc-biệt hữu-dụng cho các trường-hợp về gan của những người sinh-sống trong vùng khí-hậu ấm, dùng nấu canh với vài lá me-chua và một lòng đỏ trứng, hàng ngày trong vài tháng (Grieve: 254).
– Bất-cứ dược-thảo nào có tác-dụng lợi-ích cho gan đều có lợi-ích cho các phần còn lại của cơ-thể. Đặc-biệt đáng chú-ý là tác-động của Bồ công anh trên hệ tiêu-hóa và hệ bài-tiết.
– Bồ công anh có lượng muối dinh-dưỡng rất cao giúp tẩy-lọc máu và hủy-diệt các acids trong máu. ÔngJethro Kloss nói,  “bệnh thiếu máu là do thiếu các chất muối dinh-dưỡng trong máu, Bồ công anh chứa các chất muối dinh-dưỡng này”  (Jethro Kloss (Back to Eden): 237).
– Bồ công anh có nhiều lợi-ích cho bao-tử và đường ruột: dùng tri-liệu chứng khó tiêu đưa tới táo-bón, sốt, mất ngủ và bệnh tưởng tượng (ưu-uất thần-kinh)  (Lust: 171), chữa bệnh táo-bón mãn-tính và viêm bao-tử xuất tiết (catarrhal gastritis),
– Được đặc-biệt dùng trong trường-hợp tự nhiễm-độc đưa tới da nổi mụn. Nói một cách khác, nhiều người bị đau-khổ về mụn (acne) hoặc chứng da bị nổi mụn khác do độc-tố trong cơ-thể nên uống một ly trà bồ công anh hàng ngày.
– Tăng-cường khả-năng hấp-thụ các chất bổ-dưỡng và do đó được khuyến-cáo dùng cho bệnh khó tiêu-hóa mãn-tính.
– Những nguời bị đau bao tử, uống trà bồ công anh với liều-lượng trung-bình nhiều lần trong ngày; nó làm tăng-trưởng sự ngon miệng tự-nhiên và dẫn tới tiêu-hoá tốt.
– Bồ công anh thường được cho là có tác-dụng tốt trên chức-năng của lá-lách.
– Rễ Bồ công anh trị chứng đường thấp trong máu (hypoglycemia), một ly trà dùng hai hoặc ba lần trong một ngày cùng với việc ăn-uống cẩn-thận.
– Trị bệnh tiểu-đường cho người lớn tuổi, cũng phải đi đôi với việc ăn-uống cẩn-thận (Tierra: 122).
– Giúp hạ áp-huyết.
– Làm tan các sạn trong đường tiểu, lấy 30g rễ tươi, xắt nhỏ, nấu nước sắc, uống trong 10 ngày (Michael Moore: 70). Bác-sĩ Clymer đề-nghị một hỗn-hợp Bồ công anh, râu bắp (corn silk) và rễ hải cẩu vàng (golden seal) rất hiệu-nghiệm trong việc trị-liệu các bệnh về đường tiểu.
– Trị mụn cơm (warts) hoặc mụn cóc (corns) bằng cách thoa nhựa của cây bồ công anh lên mụn trong hai hoặc ba ngày liên-tiếp,
– Để làm mất vàng da và mắt sáng, nên nhịn ăn ba buổi sáng, chỉ dùng trà Bồ công anh. Tiếp-tục nhịn ăn thêm bốn buổi sáng và không uống trà, và rồi thêm ba buổi sáng nữa có uống trà (Rose: Herbs: 56).
Dùng như thực phẩm:
Ngoài việc dùng Bồ công anh trong phạm-vi y-dược, người ta còn dùng nó như thực phẩm. Nấu canh, luộc, làm rau salad. Ví dụ: 1/ Món trộn salad: dùng những lá Bồ công anh  thật non trộn với những miếng đậu hũ nướng, chút chanh, dầu, một chút đậu phọng rang và vài trái trứng luộc chín làm thành một bữa ăn trưa thật ngon và lành-mạnh.  2/ Các lá non làm các bánh mì kẹp thêm ngon miệng, các lá non được đặt giữa hai miếng bánh có phết bơ và rắc một chút muối, nước chanh và tiêu (Grieve: 25-)
Chứng từ  trích trong Sách “Thuốc gia truyền”:
-”Chúng tôi đã chữa cho 3 Linh mục và một anh em bị xuất huyết bao tử khá nặng, đã đi bác sĩ nhiều lần, bị xuất huyết khá nhiều, có người đã tưởng chết, đi nhà thương về vẫn chứng nào tật ấy, nhưng khi uống bồ công anh, chỉ trong mấy ngày dã khỏi dứt bệnh.
1/Một cô mới bị nhện cắn, sưng phù bàn tay. Cô vội đóng cửa tiệm, đi bác sĩ. Bác sĩ cho uống trụ sinh, về uống, tay không xẹp. Nhiều người cho là phải mổ,  nếu không sẽ hư cả bàn tay. Cô nhớ tới bài thuốc Bồ công anh, liền đi ra vườn quanh tiệm, nhổ cây bồ công anh về, vừa giã ra với chút muối, đắp vào tay, vừa nhai nuốt sống. Kết quả: sau một buổi chiều, bàn tay hơi xẹp xuống, cô đắp thêm 2 lần nữa , sau 3 ngày, tay đã khỏi hẳn.
2/Cô cho biết: cô cũng bị tắc đường kinh đã vài tháng rồi, nhưng sau khi nấu nước bồ công anh uống, mới một ngày, đường kinh đã thông, không còn những bế tắc khó chịu.
3/Cô cũng cho biết thêm: Khách hàng của cô có một thanh niên người Mỹ đen, mặt và cổ nhiều mụn coi rất sợ. Cô chỉ cho cách giã lá bồ công anh với chút muối, đắp vô. Lần đầu thấy mủ chảy ra, đắp thêm. Sau mấy ngày, mụn đã xẹp hết.
4/ Cô cho biết thêm nữa: Một bà Mỹ trắng khoảng 50 tuổi bị rắn cắn. 
Sau khi ở nhà thương về, bà tới tiệm cô mua thuốc lá hút. Trong lúc trả tiền cô thấy ngón tay trỏ bà sưng vù, lớn gấp 3 so với các ngón khác, đen như dầu hắc từ móng tay vào tới 1/3 lòng bàn tay. Bà cho biết: bị con rắn CoperHead cắn. Sau 7 ngày ở trong bệnh viện, bác sĩ chỉ cứu được mạng bà và dặn tuần sau đi bác sĩ mổ để cắt ngón tay sưng đã hết cảm giác, kẻo sinh chuyện lớn cho toàn thân.
Cô chủ tiệm Th. chỉ cho bà lấy Bồ công anh pha chút muối đắp lên ngón tay. Nhưng coi như bà không tin vào môn thuốc “lang băm” này. Cô xin bà chờ vài phút, cô liền đi ra vườn sau tiệm hái ít lá bồ công anh, đem vào rửa sạch, nói bà Mỹ nhai. Cô bỏ bã bồ công anh và chút muối lên ngón tay “chết” của bà rồi bọc lại bằng cái túi nilong, vì không có băng cá nhân. Chỉ làm một lần như thế, cô còn khuyên bà đừng để bác sĩ cắt ngón tay.
Lạ lùng, sau chừng 5 tuần bà trở lại tiệm, giơ tay lành lặn, móng tay đã trắng ra như cũ. Bà ôm cô chủ tiệm, vừa khóc vừa gọi cô là “bác sĩ” cứu mạng. Bà còn ra tiệm Walmart mua 1 bó bông hồng tặng cô nữa.
Để chắc ăn, cô “lang băm” này đã nhổ thêm một mớ bồ công anh cho bà nấu nước uống.
Khi bà trở lại nhà thương, bác sĩ và cả văn phòng đã biết bệnh bà trước kia đều ngạc nhiên nói xì xầm: “miracle” (phép lạ, phép lạ).
Không ngờ nắm bồ công anh  mọc hoang ngoài vườn lại có thể giúp những người khác như vậy.

Xót xa cái chết của những con chim phóng sinh trong mùa Vu Lan

 

Xót xa cái chết của những con chim phóng sinh trong mùa Vu Lan
Có những chú chim được thả đi và bắt lại nhiều lần nên không còn sức bay nữa. Như các đồng loại đáng thương của mình, nó nằm đó và chờ bị bắt lại, để rồi lại được bán cho những người tới mua chim phóng sinh…
Phóng sinh động vật từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa, là hành động đầy tính nhân văn của người Việt, nhất là đối với những người con nhà Phật và trong các tháng rằm lớn đặc biệt như mùa Vu Lan báo hiếu.
Theo thuyết nhà Phật, phóng sinh tức là giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống của chúng sinh (điển hình là các loài vật như chim, cá…). Và khi phóng sinh cần có lễ quy y, sám hối cho con vật. Nghi lễ này thường diễn ra ngắn gọn nhưng đủ sức tế độ, không câu nệ kéo dài thời gian khiến con vật càng thêm đuối sức và có thể chết đi trong lúc làm lễ.
phóng sinh, lễ Vu Lan, xót xa
Cảnh mua bán chim phóng sinh tại chùa Vĩnh Nghiêm (TP HCM) trong dịp lễ Vu Lan chiều 20/8.
phóng sinh, lễ Vu Lan, xót xa
Cận cảnh những chú chim tội nghiệp bị nhốt trong lồng sắt.
Tin vào đạo lý này, nhiều người mộ đạo và có lòng từ bi thường đến chùa mua chim phóng sinh trước và sau khi cầu nguyện – mong trời đất ghi nhận lòng thành và tích đức qua hành động đẹp này. Tuy nhiên, hành động đẹp được khuyến khích, động viên trong kinh sách từ ngàn năm nay hiện giờ đã không còn giữ nguyên được những giá trị tốt đẹp ban đầu mà đang bị biến tướng. Sự biến tướng đó là một công nghệ đầy tội ác đến từ những con người kinh doanh, buôn bán chim phóng sinh.
Nếu như, người ta bẫy chim – lưới cá để ăn thịt và bạn đến mua lại chúng, giải thoát chúng về với cuộc sống thiên nhiên vốn dĩ chúng phải được sống thì đó là phóng sinh làm phúc. Nhưng công nghệ đánh bắt chim với chủ ý buôn bán cho người phóng sinh và kèm theo đó là hàng ngàn cách làm đầy thâm độc để lũ chim không bay được đi xa, tiện cho việc đánh bắt lại của những người bán chim – thì đó rõ ràng không đơn thuần là việc thiện nữa. Mà đúng hơn, chân thật hơn – người ta gọi đó là tội ác. Chúng ta, vì những lầm tưởng trầm trọng về việc phóng sinh mà đã vô tình gây nên tội lỗi.
phóng sinh, lễ Vu Lan, xót xa
Mỗi khi có người mua, chim phóng sinh bị người bán bóp chặt khi bắt ra khỏi lồng.
phóng sinh, lễ Vu Lan, xót xa
Do bị cắt cánh, đánh thuốc nên chim không thể bay cao, bay xa mà chỉ có thể bay la đà, thậm chí là đứng im, nằm một chỗ trên sân chùa.
phóng sinh, lễ Vu Lan, xót xa
Có thể dễ dàng bắt lại những con chim phóng sinh yếu ớt này.
phóng sinh, lễ Vu Lan, xót xa
Với giá bán 15.000 đồng/con, một lồng chim cứ bán ra rồi bắt lại để bán tiếp như thế này có thể đem lại lợi nhuận cả chục triệu đồng cho những người kinh doanh chim phóng sinh.
Người viết đã từng có lần vô tình leo lên một ngọn đồi ở Tây Ninh trong chuyến đi chụp ảnh và thật đau xót khi chứng kiến cảnh hàng trăm, hàng ngàn con chim se sẻ chết tươi – chết khô ở dưới một gốc cây cổ thụ lớn. Đó là một cảnh tượng hãi hùng và đau thương thật sự đối với tất cả những người trong đoàn. Theo một số người dân trong khu vực cho biết, đa số chim chết trên đồi là do kiệt sức vì bị đánh bắt và buôn đi bán lại nhiều lần. Đấy là những con chim may mắn (so với những con bị đánh thuốc khác) vì còn có thể chết nơi núi rừng, nơi chúng sinh ra và luôn mong muốn được tồn tại.
Đa số những con chim bất hạnh sau khi bị đánh bắt thì chỉ có “chết trong tù”. Chúng được cho ăn một loại thuốc khiến chúng yếu đi, chỉ bay được là đà trên khuôn viên sân chùa và ngay sau đó vài phút sẽ bị bắt lại, nhốt vào lồng và bán cho người thứ n, lần thứ n… cho đến khi chết.
phóng sinh, lễ Vu Lan, xót xa
Những con chim hoảng loạn, dồn về một góc lồng chờ chết.
phóng sinh, lễ Vu Lan, xót xa
Một chú chim chết ngay trong lồng.
phóng sinh, lễ Vu Lan, xót xa
Xác một con chim phóng sinh nằm vất vưởng dưới bậc thềm.
phóng sinh, lễ Vu Lan, xót xa
Một con chim phóng sinh chết ngay trên sân chùa và tan xác vì những bàn chân dẫm đạp của khách đến viếng chùa.

Các bạn, đã bao giờ bỏ ra 5 phút đứng nhìn lũ chim bị nhốt chật cứng trong lồng ở các đền chùa và các tụ điểm phóng sinh chưa? Con gãy cánh, con một chân, con mù mắt, con gần trụi lông, và những con lờ đờ yếu đuối không thể đứng nổi… Khi có khách hàng, người bán sẵn sàng thò tay vào nắm đầu cả đám chim lôi ra ngoài và đếm đếm, tính tiền thật hả hê – mặc cho tiếng kêu hoảng loạn và đầy đau đớn vì bị bóp nghẹt của chúng.

Vậy chúng ta, những người bỏ tiền ra mua chim phóng sinh là tạo đức hay tạo nghiệp – khi lũ chim vô tội kia bị bắt, bị đánh thuốc cho đến chết là vì nhu cầu của chính chúng ta, những người luôn nghĩ mình tích đức vì chúng? Chắc câu trả lời ở mỗi người đều có. Chỉ mong rằng giới trẻ sẽ có cái hiểu đúng hơn và thực tế hơn về việc thiện ở đời. Thiện tâm là tốt, nhưng thiện tâm vẫn cần có ý thức và tri thức thì mới là đủ.
phóng sinh, lễ Vu Lan, xót xa
Sau mùa lễ Vu Lan báo hiếu, đa số chim phóng sinh sẽ bị chết vì kiệt sức.
phóng sinh, lễ Vu Lan, xót xa
Phóng sinh như thế bằng mười sát sinh!
“Truyền thống phóng sinh chim giờ đây là một việc làm độc ác cần xóa bỏ” là một lời thỉnh cầu thật sự chính đáng và cần được thực hiện ngay từ bây giờ để cứu những chú chim vô tội, nếu bạn là một người thiện tâm đúng nghĩa. Vì phóng sinh như thế, bằng mười sát sinh.
(Theo Trí Thức Trẻ )

GIÀNH LẤY SỰ PHIỀN TOÁI

GIÀNH LẤY SỰ PHIỀN TOÁI

– Anh về ngay đi, em hết chịu nổi rồi, mẹ anh phiền thật.

– Uhm, mẹ anh phiền thật! Bây giờ anh đang có cuộc họp quan trọng, tối về anh sẽ giải quyết nha em!

***

– Anh nhìn đi! Hôm nay em sắp, ngày mai em xếp, cứ một người dọn, một người lại bày ra như vậy, ai mà chịu nổi. Em sắp điên rồi đây.

Cô vò đầu trong một trạng thái vô cùng tức giận. Anh lại gần cô, lấy tay xoa xoa 2 bờ vai gầy gầy. Cô hất chúng ra.

– Em vào đây – anh nắm lấy tay cô kéo vào phòng. Anh lấy xuống 1 chiếc hộp đặt trên nóc tủ, lấy tay phủi nhẹ:

– Mẹ phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến viện dưỡng lão em nhé. Còn bây giờ, để anh cho em biết mẹ chúng ta phiền đến mức nào.

Anh mở chiếc hộp ra, bên trong là 1 xấp hình. Anh lấy ra 1 tấm đã cũ.

– Đây là tấm hình dì chụp lúc anh sinh ra. Dì kể, mẹ yếu nên sinh lâu lắm, mà sinh lâu chắc là đau lâu em nhỉ? Mà mẹ phiền thật, bác sĩ đã nói mẹ yếu lắm, nếu sinh thì sẽ nguy hiểm, vậy mà mẹ vẫn cố cãi: “Không, con tôi phải ra đời!”.

Bàn tay cô nhẹ bỗng khi nhìn mắt anh chứa một điều gì đó rất lạ. Anh cẩn thận bỏ tấm hình đó qua một bên, lấy 1 tấm khác cho cô xem.

– Em nhìn nè, đây là bức ảnh chụp lần đầu tiên anh bú mẹ. Anh chẳng thấy ai phiền như mẹ cả. Bà nội, bà ngoại đều nói, mẹ yếu, không đủ sữa cho anh, cho anh uống sữa bình đi, ở đó mà dưỡng sức, nhưng một, hai cứ khư khư giữ anh vào lòng: “Không, con con nhẹ cân, phải bú sữa mẹ mới tốt!”.

Bàn tay cô run run, cô thấy ánh mắt của người mẹ trong bức ảnh ánh lên vẻ rất hạnh phúc.

Anh lại lôi ra 1 tấm khác, nhìn vào đó.

– Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, con nít hơn 1 năm ai chẳng chập chững biết đi, mẹ cứ làm như chỉ có con mẹ mới làm được điều đó không bằng. Ba kể, mẹ gặp ai cũng hớn hở khoe: “Thằng cu Tin nhà tôi biết đi rồi đó!”.

Bờ môi cô như muốn nói một cái gì đó nhưng cổ họng thì ứ nghẹn lại. Cô nhìn mãi bức ảnh đứa trẻ con chập chững đi về phía mẹ. Anh mỉm cười xoa nhẹ vào bức ảnh, mắt anh đang long lanh thì phải.

– Đây nữa này – anh lôi ra nguyên 1 xấp, rất nhiều ảnh – em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, chụp làm gì mà lắm ảnh vậy không biết. Lần đầu tiên anh vào mẫu giáo, có phiếu bé ngoan, rồi tiểu học, trung học, nhận bằng khen, em coi đi, đủ trò trên đời.

Cô nhìn anh, anh không cười nữa. Anh cầm 1 tấm hình lên nhìn vào đó rất lâu. Cô thấy anh rất đẹp trong bộ áo tốt nghiệp cử nhân, anh lúc đó trông điển trai quá, cao ráo, nhưng…

– Em nhìn này, tóc mẹ anh đó, rối em nhỉ? Còn áo quần nữa này, cũ mèm – cô nghe thấy giọng anh khác đi, đứt quãng. Cô nắm lấy tay anh.

– Năm 15 tuổi, ba bỏ mẹ con anh lại. Mọi thứ trong nhà không còn điểm tựa. Em không biết đâu, anh xin nghỉ học nhưng mẹ không cho, phiền như vậy chứ. Mẹ cứ sáng sớm đi phụ quán cơm cho người ta, trưa ăn 1 chén cơm thừa trong quán để dư tiền cho anh học thêm ngoại ngữ. Chiều đến chạy đi giặt đồ cho những bà mẹ không phiền khác, để họ đi mua sắm, cà phê, giải trí…

– Giọng anh lạc hẳn – còn nữa em ạ, tối đến mẹ lại tiếp tục đi làm lao công đường phố, sáng sớm mới về chợp mắt được một tí thôi.

Tách! 1 giọt nước rơi xuống tấm hình. Mắt cô cũng nhòe đi. Vẫn bà mẹ trẻ với gương mặt xinh đẹp, phúc hậu lúc đứa con bi bô tập nói, giờ làn da đã nhăn đi, khuôn mặt gầy hẳn khi đứng cạnh cậu con trai lúc chuẩn bị ra trường. Bàn tay cô nắm lấy bàn tay run run của anh.

– Em có thấy tay mẹ rất yếu không? Anh chưa bao giờ kể em nghe nhỉ. Khi 5 tuổi, lúc đuổi bắt cùng cô nhóc hàng xóm, anh trượt chân ngã từ cầu thang xuống. Nhưng anh chẳng thấy đau một chút nào cả, chỉ nghe một tiếng kêu rất thân quen. Em có đoán được không, anh đang nằm trên một thân thể rất quen, mẹ anh đó! –

Cô sững người lại, nước mắt cô trào ra, ướt đẫm tay anh.

– Em à, mẹ anh phiền vậy đó, phiền từ khi anh chuẩn bị lọt lòng cho đến khi anh gần đón đứa con đầu tiên của mình. Chưa hết đâu, mẹ sẽ còn phiền cả đời em ạ! Em không thấy sao, giờ mẹ vẫn cứ lẽo đẽo theo anh dặn đủ thứ, cơm phải ăn 3 chén, đi xe phải chậm thôi, đừng có mà thức khuya quá. Mẹ anh phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến viện dưỡng lão em nhé.

– Anh! – Cô ôm chặt lấy anh, òa khóc nức nở.

Choang! Anh và cô chạy nhanh xuống bếp.

– Mẹ xin lỗi! Mẹ nghe con nói thèm chè hạt sen nên mẹ đi nấu, nhưng… – Giọng mẹ run run, không dám nhìn về phía trước, cúi người nhặt những mảnh vỡ.

– Mẹ à – cô chạy đến nắm lấy bàn tay xương xương của mẹ – từ nay mẹ đừng phiền nữa nhé, mẹ để con phiền cho!

NGUỒN: http://www.phunuvietnam.com.vn/Tin.aspx?varbaoid=2375&varnhomid=4&vartinid=14163

BÀI THUỐC KINH NGHIỆM CHỮA BỆNH VIÊM LƯỠI, LỢI RẤT HIỆU QUẢ

BÀI THUỐC KINH NGHIỆM CHỮA BỆNH VIÊM LƯỠI, LỢI

RẤT HIỆU QUẢ

 

HIỆN TƯỢNG: Lưỡi, vùng miệng bị nhiệt gây nứt nẻ, rớm máu, dẫn đến đau đớn, ăn uống đều khó khăn, càng về sau lưỡi càng đen sạm, càng không thể nhai được thức ăn, chỉ nuốt chửng và uống sữa, nước cháo.

NGUYÊN NHÂN: Dùng nhiều kháng sinh…  

THUỐC DÙNG:

          1/ Vitamin: B2, PP, C.

         Ngày dùng: Liều cao.

         Cách dùng: Uống với nước sôi để nguội.

2/ Doxycycline capsules 100mg.

         Ngày dùng: 2 – 3 viên

         Cách dung: bóc vỏ, lấy nguyên bột, pha vào non nửa thìa canh nước sôi để nguội. Đỗ vào miệng, ngậm 15 phút sau rồi nhổ ra hoặc nuốt đều được.

3/ Thời gian dùng thuốc: 7 đến 10 ngày./.

 

ĐÂY LÀ KINH NGHIỆM THỰC TẾ CỦA ÔNG BẠN TÔI VÀ TÔI ĐÃ THỰC HIỆN HIỆU QUẢ, XIN GIỚI THIỆU HAI ẢNH MINH HỌA:

ANH ĐỒ GÀN

ảnh chụp lúc chưa dùng bài thuốc trên

 ảnh lưỡi mới 001

ảnh chụp sau khi dung bài thuốc trên

Cười với chùm ảnh cha nào con nấy

Cười với chùm ảnh cha nào con nấy