Archive for the ‘NHỮNG TRANG WEB. ĐÃ CHIẾU CỐ ĐĂNG CỦA CHỦ BLOG’ Category

DÂN CHỦ – CÁI BÁNH KHÔNG DỄ LÀM, KHÔNG DỄ ĂN!

DÂN CHỦ – CÁI BÁNH KHÔNG DỄ LÀM, KHÔNG DỄ ĂN!

Trần Huy Thuận 

Gần đây, hai từ dân chủ được khá nhiều vị lãnh  đạo nước ta nhắc đến. Đầu tiên có lẽ phải kể đến quan điểm khá cụ thể của nguyên chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An khi ông đặt vấn đề về việc sửa đổi Hiến pháp: “toàn dân có được hưởng quyền lợi và làm nghĩa vụ tham gia ý kiến và phúc quyết  hay không?” (trong bài trả lời phỏng vấn Tuanvietnamnet.vn ngày 24/6/2010: http://www.tuanvietnam.net/2010-06-24-cuu-chu-tich-quoc-hoi-ban-viec-sua-hien-phap).

Tiếp đến, là phát biểu có tính chất hứa hẹn của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khi ông đến thăm Đại tường Võ Nguyên Giáp nhân kỷ niệm 65 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: “Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp nối truyền thống vẻ vang trong suốt 65 năm qua, không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” (http://dantri.com.vn/c21/s20-448987/chu-tich-quoc-hoi-tham -dai-tuong-vo-nguyen-giap.htm). Và ngay sau khi đắc cử cương vị mới, ông Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng lại nhấn mạnh: “đây là dân chủ thực chất chứ không phải là “trình diễn với nhau cho có dân chủ” (nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/6772/tan-tong-bi-thu—toi-lam-khong-phai-de-danh-bong-.html).

 Vậy, thực chất dân chủ là gì và làm thế nào để Dân được thực thi một cách có hiệu quả quyền làm chủ của mình theo  đúng nghĩa mà Hồ Chủ Tịch đã nói cách nay già nửa thế kỷ: “Mọi quyền lực đều thuộc về Nhân dân”?

 Trước hết, Dân chủcụ thể, là thực tế, là hành động chứ tuyệt đối không phải là lời nói suông –  là cái bánh vẽ! Nhưng cái bánh dân chủ cũng không phải là cái bánh dễ làm, càng không phải là cái bánh dễ ăn!

 Muốn có dân chủ, điều kiện tiên quyết là Dân phải có tự do. Tự do  ở tất cả mọi mặt đời sống xã hội, như đi lại, cư trú, học hành, chăm sóc y tế; như thành lập hội đoàn, ngôn luận (Hồ Chí Minh nói: “Dân chủ là làm sao cho Dân mở miệng”), hội họp, biểu tình, tín ngưỡng,… Khuôn khổ duy nhất của tự do chỉ là quyền lợi Dân tộc, lợi ích và chủ quyền Quốc gia. Chỉ những gì vi phạm quyền lợi dân tộc, quyền lợi quốc gia mới gọi là lợi dụng tự do để chống lại nhân đân, chống lại tổ quốc.

 Dân muốn thật sự tự do, thật sự dân chủ trước hết phải nâng cao dân trí. Dân trí thấp, Dân thiếu hiểu biết, là trở ngại lớn nhất, trực tiếp nhất và nguy hại nhất đối với việc thực thi tự do và dân chủ. Khi Dân chưa biết những quyền lợi tối thiểu mà luật pháp quốc tê, luật pháp trong nước quy định cho mình, sống chỉ biết “chấp hành”, “tuân theo” ngay cả khi cũng chẳng biết tại sao phải cấp hành, vâng theo; cả khi điều đó gây thiệt hại cho chính bản thân mình, thì không thể nói rằng Dân đã có Dân trí. (Từ những năm đầu thế kỷ trước, dân ta đã được dạy rằng: “Khai dân trí, hậu dân sinh” – Theo Phan Châu Trinh). Nói “Mọi quyền lợi đều thuộc về Nhân dân” không đồng nghĩa với việc Dân trực tiếp làm tất  cả. Làm mà thiếu hiểu biết, thậm chí không hiểu gì cả, thì còn tồi tệ và nguy hiểm hơn không làm! Lê-nin nói: “Ngu dốt cộng nhiệt tình thành phá hoại”. Hồ Chí Minh cũng coi sự ngu dốt là một loại giặc, ngay những tháng đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, người đã nêu cao khẩu hiệu “Diệt giặc dốt“.

Dân chủ có thể được thực hiện trực tiếp  hoặc  gián tiếp. Dân chủ trực tiếp chỉ thật sự hiệu quả khi dân trí cao. Dân chủ gián tiếp sẽ vô nghĩa nếu người dân không lựa chọn đúng người có đầy đủ phẩm chất đại diện cho mình. Chỉ xét một việc cụ thể như xây dựng luật: Một đạo luật nào đó trước khi ban hành đã được bao nhiêu cái đầu học giả, tiến sĩ có kiến thức chuyên sâu về

từng lĩnh vực nghiên cứu soạn thảo, rồi lại được Quốc hôi thảo luận, góp ý sửa đổi từng lời văn, từng dấu chấm câu, ấy vậy mà khi luật đi vào cuộc sống, vẫn có những sơ hở, vẫn bị lợi dụng…

 Vậy thì, việc Dân  lựa chọn người thực sự có hiểu biết thay mặt mình tham gia bàn soạn chuyện Quốc sự, nói lên tiếng nói, nguyện vọng, tâm tư… của mình, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình  là hoàn toàn hợp lý. “Trực” hay “gián” chỉ là hình thức.  Và hình thức đó tùy thuộc bản chất cũng như mức độ quan trọng của từng vấn đề cụ thể. Không thể khẳng định hình thức này dân chủ hơn hình thức kia và ngược lại.

Như vậy, Dân thực hiện quyền dân chủ thông qua “người đại diện” của mình là bình thường, thậm chí cần thiết, trừ phi người đại diện đó có hành vi phản bội. Không thể nói: “từ Dân làm chủ đích thực chuyển sang Quốc hội thay mặt cho dân làm chủ…. là sự thay đổi, sự xa rời rất lớn, rất cơ bản về người chủ đích thực của đất nước” (NVA  –  Bài báo đã dẫn). Nói thế phải chăng là phủ nhận vai trò của Quốc hội, là đối lập Quốc hội với Nhân dân? Và như thế, quyền lực của Nhân dân sẽ được đề cao? Không, ông nguyên Chủ tịch Quốc hội đã nhầm: Ngay trong điều 32 Hiến pháp 1946 mà ông đưa ra làm căn cứ cũng xác định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa nhân dân phúc quyết, nếu 2/3 tống số nghị viện đồng ý” (Dân chỉ tiến hành việc phúc quyết khi có được sự đồng thuận của đa số đại biểu Quốc hội).Vấn đề nằm ở chỗ: Dân có thực sự được tự do lựa chọn người đại diện của mình hay không và người đại diện đó có thực sự hành động vì Dân hay không?!.

Dân chỉ thực sự làm chủ, khi chính quyềncông cụ của Dân. Nói rộng ra, tất cả các cơ quan Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp đều thực sự của Dân, do Dân, vì Dân. Nghĩa là các cơ quan này chỉ được làm những gì có lợi cho Dân, cho Nước, tuyệt đối không vì lợi ích nào khác. Một khi Dân không đồng tình thì các cơ quan đó cần bình tĩnh xem xét lại toàn bộ chính sách cũng như việc làm của mình chứ không phải cả tiếng chụp cho Dân cái mũ “lợi dụng dân chủ”. “Chụp mũ” là một hành vi cửa quyền, lợi dụng chức quyền, lộng quyền chống lại quyền và lợi  ích chính đáng của Dân.

 Chính quyền muốn thực sự là công cụ của Dân, phải công khai chương trình hành  động trước Dân, để Dân – và người đại diện của Dân, có thể kiểm tra giám sát hoạt động của mình. Cán bộ chính quyền ở cấp cao đến mấy, cũng vẫn chỉ là người làm công ăn lương của Dân, phục vụ Dân. Tám chục năm Dân theo Đảng làm Cách mạng, không ngoài mục đích xoá bỏ chế độ ăn trên ngồi trốc, bóc lột, hà hiếp, đè nén, áp bức, nhũng nhiễu Dân. Không có lý gì lại cứ để tồn tại mãi tình trạng “hành dân là chính”.

 Tóm lại, nếu hình tượng DÂN CHỦ là cái bánh của chung mọi người, thì phải hiểu rằng, cái “bánh” đó không phải là cái bánh dễ làm, càng không phải là cái bánh dễ ăn! Việc thực thi nó phải ở cả hai phía, Dân và Chính quyền của Dân. Phải bằng hành động chứ không phải bằng lời nói suông! Dân chủ trên giấy tờ là dân chủ hình thức. Dân chủ mà không có Tự doDân chủ giả hiệu! Chỉ hô hào DÂN CHỦ mà không chú trọng việc nâng cao dân trí, là mị Dân – đương nhiên dân trí không có nghĩa thậm chí không đồng nghĩa với bằng cấp!

 

1/7/2010

BÀI CỦA CHỦ BLOG NQCC TRÊN TRANG HỘI NHÀ VĂN TP. HCM.

 MỜI QUÝ VỊ ĐỌC CÁC BÀI VIẾT CỦA CHỦ BLOG NQCC TRÊN TRANG HỘI NHÀ VĂN  TP. HCM TẠI ĐÂY

bài ”BÁN DÂM VÀ THAM NHŨNG” của chủ blog NQCC được xếp thứ 7 trong số 12 “BÀI NỔI BẬT” trên trang nguyentrongtao.info

 bài ”BÁN DÂM VÀ THAM NHŨNG” của chủ blog NQCC được xếp thứ 7 trong số 12 “BÀI NỔI BẬT” trên trang http://nguyentrongtao.info/

BÀI CỦA tht ĐƯỢC XẾP THỨ 7 TRONG SỐ 12 BÀI NỔI BẬT CỦA TRANG NTT

Bài viết của Trần HuyThuận: ĂN … BẨN

Bài viết của Trần HuyThuận

ĂN … BẨN

Cái đường phố tôi ở, vốn xưa là một mom sông, nơi cư ngụ của bà con lao động nghèo, những người “buôn thúng bán bưng”, những gia đình “phu khuân vác”, những kiếp “thân cò lặn lội” ngày đêm… Từ ngày con đường lổn nhổn đất đá chạy song song bên hữu ngạn sông được Nhà nước nâng cấp, mở rộng; lại cho tôn cao và hiện đại hóa con đê trước mặt, thì khu mom sông này sầm uất hẳn. Nhà cao tầng mọc lên san sát, rất nhiều mẫu mã hiện đại.
Cùng với sự thay đổi về bộ mặt đường phố, là sự thay đổi dân cư.. Nhiều gia đình lao động “thâm căn cố đế” ngụ cư ở đây, nhưng vì không có tiền để “đô thị hóa” cái căn hộ của mình vốn lụp xụp chẳng khác gì “nhà chị Dậu”; đành bán đi, mua một nơi ở khác, rút ra ít tiền để nuôi dưỡng con cái ăn học cho “bằng anh bằng em”, hoặc để dưỡng già – âu cũng là một sự lưỡng tiện vậy. Người có của thì đổ nhau mua về đây, xây nên những căn nhà cao lộng lẫy, những khách sạn sang trọng chưa từng có. Lại có cả những gia đình cán bộ “có cỡ”, được “phân chia” đất công làm nhà ở cho bản thân hoặc cho con cháu, anh em. Sự di biến động dân cư (nói theo cách nói của mấy chú công an hộ tịch) ở đường phố này là khá lớn trong những năm gần đây – đương nhiên là theo hướng giảm dần các hộ nghèo khó. Giá nhà đất từ đó tăng lên vùn vụt đến chóng mặt! Nhưng thói đời lạ vậy: càng lên giá, thì người ta càng đua nhau mua, tranh nhau mua; để ở cũng có mà để kinh doanh cũng có. Bà con lao động chót bán nhà vào thời điểm còn rẻ, cứ tiếc ngẩn tiếc ngơ, tiếc đến chảy máu mắt; còn những ông bà cô cậu chủ mới thì hớn ha hớn hở như những kẻ vớ được của người ta đánh rơi! Cuộc đời người ta hình như có số phận cả; cái sô đã nghèo thì tính toán mấy, nghèo vẫn lại hoàn nghèo, là thế.
Đường phố này đến nay, có đủ các thành phần cư ngụ: từ người mới phất lên nhờ cơ chế thị trường đổi mới; đến người lao động bình thường. Từ các vị quan chức đương chức, danh giá đầy mình; đến mấy cụ cán bộ thời bao cấp, sống bằng mấy đồng lương hưu còm cõi cộng với sự trợ cấp không thường xuyên của con cái. Nhà các quan chức đương chức thì lúc nào cũng kín cổng cao tường, chỉ mở ra vào các buổi tối có khách. Trái lại nhà các cụ về hưu, thì lúc nào cửa cũng mở. Có khách mở đã đành (những các cụ ít khách lắm; về hưu, nhất là lại về hưu lâu, thì còn tác dụng gì nữa, mà khách?); nhưng không khách, các cụ vẫn mở cửa, bê ghế ra ngồi hóng mát; nhìn người, xe nườm nượp chạy tới chạy lui, cho vui, cho bớt hưu quạnh! Nói thế thôi, chứ cũng có cụ, hưu rồi mà tâm đâu có được hưu. Không chuyện con cháu hư hỏng, nghiện ngập; thì cũng chuyện chạy vạy lo xin việc, xin học tốn kém đến tối cả mặt. Ấy là chưa kể, có vị, thưở còn “mũ cao áo dài” cũng danh giá khét tiếng, ấy vậy mà bây giờ luôn phải đóng cửa im ỉm suốt ngày đêm. Không giao tiếp với ai đã đành, nhưng cái chính là sợ mấy đứa xấu, nó cứ rình rập, hễ có điều kiện là ném những vật bẩn thỉu, những tờ rơi với đầy những lời lẽ chửi bới thô tuc, vào nhà! Thiên hạ bình luận: ông này ngày xưa “ăn” tợn lắm, ăn toàn đồ ngoại đắt tiền thôi, không vậy không thèm ăn. Bây giờ … khổ thế! Đúng là bị quả báo.
Trên đường phố, càng ngày càng có nhiều người sang trọng qua lại, bằng xe máy, bằng ô-tô riêng, ô-tô công,… Nhưng đôi lúc cũng có vài ba lão ăn mày, chìa cái bàn tay xương xẩu, bẩn thỉu ra xin ăn. Những người “ăn mày” này có nhiều lý do lắm: nào là bị con cháu bỏ rơi, không nơi nương tựa; nào là mắc căn bệnh nặng, không có tiền thuốc thang; nào là mất mùa, thất bát… Chuyện này cũng thường, vì xã hội ta vẫn còn trong thời kỳ xóa đói giảm nghèo, chứ chưa thực sự bước sang giai đoạn phát triển. Nhưng đặc biệt, gần đây, bỗng từ đâu xuất hiện ra một con điên, suốt ngày lang thang từ đầu phố xuống cuối phố; chuyên đi nhặt rác chỗ này, bỏ chỗ kia. Có lúc chị ta khệ nệ vác hàng ba bốn bao tải một lúc, tưởng trong đó có gì, hóa ra toàn rác là rác. Trông thật phản cảm!
Cái nhà con điên này có cái đặc biệt: không hề chìa tay ra xin ai bao giờ, dù chỉ là chút cơm thừa, canh cặn. Không một ai ở đường phố này trông thấy điều ấy. Thế mới lạ! Chả nhẽ điên mà còn biết … tự trọng hơn cả người thường ư?!. Không xin lại càng không ăn cắp (ăn cắp, dù ăn cắp của công hay của tư cũng phải có chút… minh mẫn, chút trí tuệ; chứ đã điên, tức đã mất trí thì còn ăn cắp làm sao?).
Không xin ăn, không ăn cắp, thì con điên này sống bằng gì? Hồi tôi mới về đây ở, thấy chị ta lê la nhạt ăn từ trong các túi ni-lông đựng rác mà người ta vứt ra cái rãnh trước nhà, đợi công nhân công ty môi trường đi thu gom; tôi có đem một cái bánh ra cho. Chị ta không ngửng lên, một tay vẫn bới rác, một tay hờ hững đưa lên cầm tấm bánh tôi trao. Cầm thôi, chứ chưa hào hững bóc ăn. Mấy bà hàng xóm thấy thế nói: hôm nay bà cho, chị ta còn chìa tay nhận đấy, chứ mọi khi, ai cho gì, cũng không thèm cầm đâu. Chỉ thích món ăn tìm được từ trong các túi rác thôi.. Trời! Trong túi rác thối rinh, còn lấy đâu ra chất gì bổ béo nữa mà ăn được nhỉ? Rõ cái thân làm khổ cái đời! Ăn toàn thứ bẩn như thế, ấy vậy mà con điên này chả hề bệnh tật gì cả, từ “tiêu chảy cấp” đến cúm A, cúm B gì gì đó; lại còn cứ ngày một béo quay ra! Lạ không thể hiểu nổi! Thấy tôi thắc mắc, có người giải thích: chị điên này đã ăn thua gì, ai từng sống ở thành phố Nam Định những năm đầu giặc Mỹ đánh phá, chắc đều biết một thằng điên, chuyên môn đi nhặt ròi ở cái nhà vệ sinh công cộng cạnh Chợ Rồng, để … ăn! Nghe ghê cả người, tởm không thể chịu nổi. Ấy vậy mà là chuyện hoàn toàn có thật, mới lạ chứ!
Người ta nói: ăn bẩn là đặc thù của những người mất trí. Thực tế quả có vậy, không quá đáng như cái nhà anh điên những năm giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, thì cũng “khùng” như cái chị điên trên đường phố đang phát triển này.
Nhưng có người cãi lại: Người điên ăn như thế, là ăn bằng công sức mình kiếm tìm ra, chứ đâu có ăn mồ hôi của người khác, sao gọi là… ăn bẩn được? Câu “phản biện” này nghe có lý lắm! Nhưng chắc là người cãi muốn ám chỉ, muốn chửi đổng ai đó mà thôi. Chứ ăn như thế mà còn nói là không ăn bẩn, thì, xin lỗi, giỏi, cứ thử ăn xem?!.
Ăn bẩn hay không ăn bẩn, động đến đề tài này, có mà nói suốt năm, suốt đời. Có điều, chuyện cái nhà chị điên trên đường phố tôi đang ở đây, ăn uống như thế, mà chả hề ốm đau, chả hề suy dinh dưỡng, thì các nhà khoa học chân chính, xin các ngài hãy dành chút thời gian về đây nghiên cứu, xem có thể lý giải được không? Có khi đó lại là một đề tài nổi tiếng Thế giới, biết đâu. Tội gì mà cứ phải đi sao chép đề tài của đồng nghiệp, sinh kiện cáo lôi thôi, ảnh hưởng đến cả cái “đức thẳng ngay của kẻ sỹ”. Vị trí thức nào viết khéo, thậm chí dành giải Nô-ben, không chừng!
Thật đấy, không giám đùa đâu, cứ về đây làm thử một cái đề tài cấp gì gì đó xem sao./.
—————

Văn Luận TRẦN HUY THUẬN CÁI TAI VÀ VĂN HÓA NGHE và 3 BÀI KHÁC

KHỞI ĐĂNG VĂN BẠN VĂN 1
TOÀN TẬP
Nhiều tác giả/ Nguyễn Nguyên Bảy chủ trương/
NXB Văn Học ấn hành 1.2013

Văn Luận
TRẦN HUY THUẬN
  


CÁI TAI VÀ VĂN HÓA NGHE

“Gảy đàn liệu có lọt tai trâu?” (Văn Như Cương)

.

 Người bình thường nghe bằng hai tai.
Người có đủ hai tai lành lặn, nhưng chỉ có một tai làm việc, dân gian gọi là người chuyên… nghe một tai! Cái tai chuyên môn hóa ấy, chỉ rặt nghe các đệ tử ruột, không nghe ai khác, không nghe ý kiến khác ngoài ý kiến đồng tình, tâng bốc ca ngợi mình!
Trung ngôn, nghịch nhĩ –
 Những lời nói thẳng làm nhiều sếp nghe không lọt lỗ tai! Còn nghe chưa thủng lỗ tai, nghe chưa ra đầu ra đuôi đã vội… phán, là hành vi của những kẻ hồ đồ.
Người sợ liên lụy trách nhiệm thì dù thiên hạ nói gì cũng… ngô nghê giả điếc!
Cũng có người bị gọi là tai lành tai điếc, mặc dù anh ta chẳng… điếc chút nào cả. Đó là loại người có tính tầm phào; nghe đấy mà đâu có nghe? Đầu óc còn để tận đâu đâu!
Nghe cho có nghe, nghe mà chả nghe gì cả, nghe đâu bỏ đấy là những cách nghe của không ít quan chức làm công tác tiếp dân mắc bệnh lãnh cảm! Dân đội đơn kêu khản cả giọng mà quan làm như không nghe thấy gì – đích thị quan ấy bị điếc lòi tai!
Kẻ thích đưa chuyện làm quà, thường mới nghe hơi nồi chõ, đã lê la đi kể khắp nơi, được người đương thời gọi là… buôn dưa lê!
Dự Hội thảo khoa học mà có người mặt cứ ngây ra như mặt ngỗng ỉa, chẳng hiểu mô tê gì cả, chẳng khác chi… vịt nghe sấm!
Mấy anh chàng có tính hão huyền, thường hay nằm mộng nghe kèn!
Đem tâm sự nói với người vô tâm, chẳng khác gì đem đàn gảy tai trâu, thàvạch đầu gối ra mà nói, còn hơn!
Kẻ lười chảy thây thường điếc tai: làm, sáng tai: họ (dừng)!
Người thô lỗ thì nói cứ như đấm vào tai người nghe! Hiền như Bụt cũng phát tức. Kẻ khôn ngoan bao giờ cũng nhẹ nhàng nói ngon nói ngọt, nói như rót mật vào tai. Đặc biệt, nếu dùng cách nói này với sếp, thì dễ đưa sếp… lên mây lắm. Rồi thì muốn gì, sếp cũng sẵn sàng chiều, ngay cả lúc ấy ta có đề nghị sếp ký giấy bán… cầu Long Biên, sếp cũng ký! (Bởi xưa có câu: Nói ngọt, lọt đến xương mà!).
Tai luôn luôn vểnh lên nghe ngóng chuyện người khác, đích thị là tai của kẻ hay kiếm chuyện rồi! Nói thế chứ, một khi đã bị vạch mặt chỉ tên, những kẻ này cũng dễ cụp tai như chó cụp đuôi thôi!
Trên bảo, dưới không nghe
 là căn bệnh yếu sinh lý của đấng mày râu; nhưng thời nay, cụm từ ấy còn được dùng để ám chỉ cảnh kỷ cương không nghiêm, phép vua thua lệ làng; cảnh cá mè một lứa, không ai bảo được ai; hoặc cũng để nói về tình trạng người trên ở chẳng chính ngôi, để cho người dưới chúng tôi hỗn hào!, như dân gian thường nói!
Thế đấy! Có đôi tai lành lặn để nghe; nhưng nghe như thế nào, lại không phải là chuyện đơn giản!


CÁI MẮT VÀ CÁI NHÌN!

Mắt dùng để nhìn. Đúng quá rồi, sao lại còn phân biệt Cái Mắt với Cái Nhìn?
Vậy mà có sự khác nhau đấy.
Cái Mắt
 về mặt cấu tạo thì ai cũng giống ai, nhưng Cái Nhìn sự vật, thường không phải lúc nào cũng giống nhau. Đứng trước một phong cảnh, người này khen, người khác lại chê. Có cái nhìn thiện cảm, cũng có cái nhìn thù địch. Có cái nhìn trong sáng, có cái nhìn đen tối. Có cái nhìn nhân ái, bao dung; lại có cả cái nhìn chứa chan hận thù…
Cái Mắt
 sinh ra thế nào thì suốt đời nó vẫn thế, không thay đổi –  trừ phi nó bị tai nạn làm  biến dạng hoặc hư hỏng… Nhưng Cái Nhìn thì ở mỗi thời điểm, trước mỗi đối tượng, lại … khác nhau, cho dù vẫn nguyên là cái mắt ấy! Có những đôi mắt rất đẹp, hiền như “mắt nai” mà nhiều khi lại nhìn người khác bằng con mắt “cú vọ”; có những cặp mắt “cú vọ” thực sự, đôi khi lại hiền dịu như mắt “bồ câu”!.. Có đầy đủ hai con mắt lành lặn, nhưng nhiều kẻ chỉ nhìn đời bằng một thậm chí nửa con mắt
Có kẻ mắt mở tháo láo mà vẫn… “mù” vì… sợ trách nhiệm, vì nể nang, vì chót “chén chú chén anh”, vì “cùng hội cùng thuyền” với nhau rồi!.. Có cặp mắt thao láo, nhưng nhìn ai cũng “ti hí mắt lươn”… Lại có cả chuyện những đôi mắt rất sáng, nhưng chủ nhân của nó lại muốn cho nó “đui” đi, để khỏi nhìn thấy những điều chướng mắt… Nhiều khi quan sát con người, chỉ cần nhìn con mắt khi nói chuyện là có thể biết người đó có thật thà, thẳng thắn hay không. Ngây thơ như trẻ con trước khi định “vòi vĩnh” cũng biết nhìn vào đôi mắt của bố mẹ để thăm dò xem có phải lúc thích hợp để chúng làm điều đó hay không.
Chưa hết! Trước Đồng Tiền  có kẻ mắt mờ đi, thậm chí tối sầm lại; ngược lại có kẻ mắt lại sáng lên. Có tình trạng dân đang lo ăn đến vàng cả mắt, mong tiền trợ cấp đến đỏ con ngươi thì quan tham nhìn vào bất cứ đâu, bất cứ việc gì từ Dự Án đến Lễ Hội, từ Quy Hoạch đến Chính Sách, từ Triển   Khai Nghị Quyết đến Tổ Chức Hội Thảo …thảy đều nhìn Thấy có cơ hộiKiếm Ăn cho mình. Kết cục là quan tham cứ thản nhiên vơ đầy Túi còn dân đen thì cứ trắng mắt ra!
Cái Nhìn
 đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống: “Trăm nghe không bằng một thấy”… Nhưng “thấy” lại phụ thuộc Tầm Nhìn.
Có cái nhìn cơ học và có cái nhìn lý trí. Mỗi loại có một Tầm Nhìn khác nhau. Tầm nhìn cơ học thì phụ thuộc chất lượng bản thân con mắt và phụ thuộc thời tiết. Mắt bị cận thị, bị viễn thị, bị chột, bị loà, bị mù… hoặc gặp tình trạng không gian đầy sương mù thì tầm nhìn không thể tốt. Tầm nhìn lý trí phụ thuộc Trí Tuệ của chủ nhân đôi mắt. Trí tuệ lại phụ thuộc Tri Thức.Thiếu tri thức đương nhiên không thể có Tầm Nhìn Rộng, hông thể có Tầm Nhìn xa  không thể có Cái Nhìn Chuẩn Xác dẫn đến quyết sách sai, hành động mù quáng…
Cái nhìn còn phụ thuộc Vị Trí Nhìn (điểm nhìn – quan điểm). Vị trí nói ở đây vừa có ý nghĩa cơ học (chỗ đứng nhìn), vừa có ý nghĩa xã hội (trình độ học vấn, vị trí xã hội…).
Mà cái sự nhìn thì bản thân nó đã có nhiều dạng nhiều vẻ lắm. Thày thuốc Tây y thì “nhìn đâu cũng thấy vi trùng”, Công an nếu quá “cảnh giác” thì “nhìn đâu cũng thấy có địch”, Tuyên huấn thì “nhìn đâu cũng thấy diễn biến hoà bình”!… Có những người không phải “mù mầu” nhưng lại chỉ nhìn thấy rặt “mầu hồng”, không một mầu nào khác, thậm chí thấy rất rõ nó xám xịt mà vẫn cứ bảo rằng rất … “hồng”. Ngược lại có những kẻ nhìn vào đâu cũng chỉ thấy tối tăm, ảm đạm, lạnh lẽo, hoang vu… Đó thảy đều là những Cái Nhìn lệch lạc, méo mó…
Nhìn Trừng Trừng 
là cách nhìn của người muốn áp chế, muốn “ăn sống nuốt tươi” đối tượng mà anh ta nhìn! Người đó có khi là Bề Trên, có khi làBề Dưới, tuỳ thuộc hoàn cảnh…
Nhìn Hau Háu là kiểu nhìn thèm khát một cái gì đó. Với trẻ con thì cái gì đó có thể chỉ là cái kẹo, miếng bánh, chai sữa… Với người lớn thì cái gì đó nếu là Vật Chất thì thường phải là những thứ có giá trị kinh tế … Còn nếu làTinh Thần thì cái “tinh thần” đó cũng phải hàm chứa … nhiều giá trị vật chất!.. Còn “Tinh thần suông” có lẽ chả mấy ai… “hau háu” nhìn … Nhiều cô gái bắt gặp cái nhìn kiểu “hau háu” này của cánh con trai, thảy đều… khiếp vía!..
Nhìn Bao Dung
 là cái nhìn của kẻ trượng phu, người nhân nghĩa. Nhìn Xa Trông Rộng là cái nhìn cần có ở người Lãnh Đạo. Làm lãnh đạo mà Thiển  Cận thì mọi khổ đau, người bị lãnh đạo “lãnh đủ”.
“Mắt La Mày Lém”
 là cái nhìn của kẻ tiểu nhân. “Tráo Trưng Trợn Trừng“ là cái nhìn của kẻ bất lương, cậy quyền thế.
Có cái “Nhìn Tử Tế” lại có cả cái sự “Nhìn Đểu” nữa!… Nhiều khi ra đường hoặc ở nơi công cộng nào đó, thực bụng ta chả nghĩ xấu về ai, nhìn ai cũng bằng cái nhìn tử tế, thế mà vẫn gặp hoạ, bị vu cho là “nhìn đểu”, rồi bị ăn đòn “hội chợ”… Rõ ràng trong trường hợp này không phải tại Cái Mắt mà tại kẻ xấu muốn tìm cớ để trị đối phương hoặc chỉ để “lấy mẽ” ra oai!
Lại có câu này, “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Không nhớ tác giả của câu nói đó, nhưng ai cũng hiểu: Cái Nhìn thường luôn luôn gắn với Cái Tầm của bản thân người nhìn. Tâm sáng thì cái nhìn cũng sáng; Tâm tối, đương nhiên cái nhìn không thể sáng.
Phải chăm lo giữ gìn Con Mắt là lẽ đương nhiên: Đường phố những ngày này nắng nóng và đầy bụi, vậy thì đi đâu cũng nên mang kính râm. Nhỡ ra bị đau mắt thì phải tra thuốc mắt, bị cận thị thì đeo kính cận, bị viễn thị thì đeo kính viễn. Đeo kính “hợp số” thì “số” tăng chậm. Không đeo kính thì “số” mau tăng. Không cận không viễn mà cứ đeo kính bừa, thì chỉ có hại.

Nhưng chăm lo giữ cho Tâm Hồn luôn trong sáng và thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao Trí Tuệ để có Cái Nhìn lành mạnh, cái nhìn thấu nghĩa đạt tình, mới là điều hệ trọng!..

NGỰ NGAY GIỮA MẶT LÀ CÁI … MŨI!

Mũi  là một bộ phận của cơ thể được “ngự” ngay giữa mặt, dưới Mắt và trênMồm! Chỉ cái “vị thế” ấy của mũi đã cho thấy vai trò của nó quan trọng đến mức độ nào!

Mũi của con người (và động vật) có hai chức năng chính, thứ nhất là “hít thở” không khí (cùng với cái mồm), thứ hai là “ngửi” mùi (thông qua cơ quan khứu giác cư trú ở đây).
Chức năng Hít Thở tác dụng đến sự sống mỗi người từng giây, từng phút như thế nào, chúng ta đều đã rõ – chỉ đến khi từ giã cõi đời, con người nói riêng và động vật nói chung mới không còn hít thở!
Chức năng Ngửi đối với con người tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn, nhưng thiếu nó – mũi bị Điếc chẳng hạn, trước mắt sự hưởng thụ của chúng ta sẽ mất đi một phần thi vị mà thiên nhiên ban tặng. Như khi đứng trước một bông hoa, chỉ thấy vẻ đẹp bên ngoài, chứ không thưởng thức được hương vị thơm tho đặc trưng của nó…
Và không chỉ có vậy, khứu giác còn giúp ta sớm nhận biết sự vật ngay cả khi mắt và tai chưa kịp phát hiện – ví dụ mùi khét của lửa, sớm giúp phát hiện hoả hoạn, trước khi cái mắt nhìn thấy ngọn lửa bốc lên, còn đến lúc cái tai nghe thấy tiếng nổ “lốp bốp” của ngọn lửa thì thường là đã quá muộn! Thậm chí, có những công việc cái mắt, cái tai không làm được, mà chỉ duy nhất cái mũi làm được. Ví dụ, để phân biệt loại và chất lượng nước hoa, người ta phải nhờ đến TÀI NGỬI của một số chuyên gia. Khi người ta yêu nhau, cái mũi là quan trọng lắm đó. Ấy là lúc nó “bén mùi” của nhau, đúng như Nguyễn Du đã mô tả: “Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình”!
Cái mồm đóng vai trò chính trong việc ăn uống. Nhưng việc đánh giá chất lượng món ăn và đồ uống, lại không chỉ do mỗi cái mồm quyết định. Khi cái mũi đã tỏ ra “khó ngửi” như phát hiện ra mùi thiu, mùi mốc… thì mồm bạo ăn uống đến mấy cũng không dám nuốt, phải lè ra ngay lập tức!
Con người thông minh nói chung là nhờ Bộ Óc, còn con chó thông minh chủ yếu lại là nhờ… Cái Mũi. Chó Khôn là chó có tài … Ngửi, tức tài Đánh Hơi(chẳng hạn, để phát hiện “ma tuý” của bọn buôn lậu “cái chết trắng”, công an phải dùng đến tài Đánh Hơi của chó nghiệp vụ…).
Nhưng chức năng của Mũi không chỉ dừng lại ở “hít thở và ngửi”, mà còn nhiều tác dụng khác không kém phần quan trọng.
Đó là chức năng “biểu đạt tình cảm”. Khi khó chịu điều gì đó mà chưa đến mức “đỏ mặt tía tai”, thì người ta hay “Nhăn Mũi” lại. Ngược lại khi nghe được lời nói êm tai tâng bốc mình, thì trước khi “lên mây xanh”, cái mũi thường Phổng Lên phập phồng! Lại nữa, khi con người đau khổ quá mà khóc, thì thường không chỉ đôi mắt chảy nước mà ngay cả cái mũi cũng có nước chảy ra!…
Đó là chức năng “can thiệp” vào nội tình của người khác, hoàn toàn không thuộc trách nhiệm của mình – chức năng… “Nhúng Mũi”! Cái trò nhúng mũi này có mặt ở khắp tất cả mọi lúc mọi nơi, từ công sở đến trường học, từ trong nhà ra ngoài đường… gây khó chịu, bực bội cho nhiều người!
Đó là chức năng “do thám” hành vi của bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm… Dân gian gọi cái đó là trò “Đánh Hơi” vào công việc, vào đời sống riêng tư của người khác, để “tâng công” với chủ, để “lấy lòng” sếp, để “đẹp lòng” bề trên cũng như vì nhiều lẽ khác…. Muốn sống yên thân, mỗi chúng ta phải tìm cách lánh xa, cách ly những đối tượng ấy, càng sớm chừng nào càng tốt chừng ấy!
Cái Mũi
 còn là điểm yếu của một số loài vật mà từ lâu, con người đã biết khai thác rất… hữu hiệu: Để dễ dàng điều khiển, sai khiến con trâu, con bò, người ta dùng giây thừng Xỏ Mũi nó. Từ đó, muốn con vật đó đi theo hướng của mình, người chủ chỉ cần kéo cái giây thừng. Sau này, để ám chỉ một ai đó đã bị sống lệ thuộc người khác, chấp nhận sự sai khiến của người khác, dân gian cũng nói: “Cái thằng ấy đã bị… xỏ mũi rồi”.
Trẻ em nước ta không mấy em không từng đọc truyện chú người gỗ Pinochio. Sau khi đọc, các em sợ Nói Dối lắm, bởi truyện kể rằng, có một bà tiên đã làm phép cho chú mỗi khi nói dối thì chiếc mũi sẽ dài và nhọn ra mãi. Ôi! Giá mà ngày nay Bà Tiên còn có phép làm như thế đối với cả Người Lớn chúng ta nữa nhỉ? Nếu vậy, ngoài đường sẽ tràn ngập những  Người Mũi Dài quá khổ?!.
Như vậy, vai trò của cái MŨI trong cuộc sống là rất quan trọng. Quan trọng đến mức xưa nay mọi người vẫn bảo nhau: “Vuốt mặt phải nể mũi” – nghĩa là cái mặt có thể vuốt, nhưng cáimũi thì nên nể, đừng có động vào! Do đó, chúng ta nhất định phải luôn quan tâm chăm lo săn sóc, bảo vệ đến cái Mũi của chính mình một cách chu đáo! Lại phải biết cách “Giáo Dục”nó làm sao để nó có được một đời sống Văn Hóa thực sự, không bao giờ làm cái việcNhúng Mũi hoặc Đánh Hơi kiểu súc vật đồi với đồng loại.

CÁI MỒM: CÔNG VÀ TỘI!

Chức năng chính của Cái Mồm là Ăn và Nói. Hai “chức năng” đó đều có cả phần Công lẫn phần TộiĂn để tồn tại là Công, ăn đến khuynh gia bại sản, đến thâm thủng công quỹ quốc gia, là TộiNói để cắt nghĩa việc Làm làCông, Nói để che đậy cái xấu, cái ác là Tội.
Người và động vật không Ăn thì sớm muộn gì cũng sẽ chết! Cho nên công lớn nhất của cái Mồm là nhận và nghiền nát thức ăn rồi chuyển nó xuống dạ dày. Tiếp đó thức ăn được chế biến để lấy dinh dưỡng nuôi cơ thể. Với con người, mồm còn để diễn đạt cảm xúc và tư tưởng bằng lời nói (một số động vật cũng biết diễn đạt một số cảm xúc bằng tiếng kêu từ mồm). Cho nên với mỗi người chúng ta, công lớn thứ hai của mồm là Nói.
Ăn thường mang theo nhiều hệ quả: Khi nói: “Hay ăn thì lăn vào bếp”, “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” là ám chỉ việc muốn có ăn tức muốn tồn tại, thì con người phải biết lao động – lao động trí óc hay lao động chân tay (xã hội càng tiến lên, thì hàm lượng lao động chân tay càng giảm, hàm lượng trí thức trong lao động càng tăng). Chỉ muốn ăn mà không muốn làm thì đích thị là kẻ Ăn Bám rồi. Con cái còn bé, chưa đến tuổi lao động, việc nuôi ăn là do cha mẹ, ông bà… Nhưng đã đến tuổi trưởng thành mà vẫn không tự lo kiếm miếng ăn nuôi bản thân, thì không thể chấp nhận được, sớm muộn cũng phải thay đổi thôi, nếu không, khi người lớn qua đời, chỉ có nước đi ăn mày!
Trong nội bộ một gia đình cũng đã không có ai ưa gì cái kẻ ăn bám, nói chi xã hội? Kẻ ăn bám xã hội thường là “kẻ ăn trên ngồi trốc” – Thế mới ngược đời chứ! Không phải là kẻ ăn trên ngồi trốc, mà muốn ăn bám thì chỉ có là kẻ ăn mày, ăn xin … quá nữa là bọn ăn cắp, ăn cướp. Còn đã là kẻ ăn trên ngồi trốc, thì “nỏ” cần xin ai, cái ăn vẫn cứ tự nhiên dâng lên hàng ngày, toàn của ngon vật lạ! Mà kẻ đem dâng lại còn “biết ơn” kẻ ăn bám nữa – Thế đấy!
“Ăn”
 cũng “có nết” và “mất nết”. Ăn Có Nết là ăn uống từ tốn chừng mực, là “ăn có mời, (làm có khiến)”, là “ăn trông nồi ngồi trông hướng”,.. Ăn Mất Nếtlà thấy “ngon xơi” liền “tọng” hồi lùng, chẳng nghĩ đến ai, chỉ cốt thoả cái thèm khát của bản thân, là “ăn bẩn”, là “ăn tham”. Đã tham ăn thì thể nào cũng dẫn đến bệnh về tiêu hoá – Xưa các cụ dạy rồi: “tham thực cực thân”, không chỉ “cực”, ối kẻ còn chết vì bội thực đấy! Nhưng trò đời, cái Tham nó không bao giờ có chừng mực cả, không bao giờ có điểm dừng! Trong xã hội, kẻ ăn trên ngồi chốc mà tham, nhân dân gọi là Quan Tham. Quan tham hay dân tham thì cũng như nhau hết: Lòng tham vốn không bao giờ có đáy!
Thời nay kẻ khôn ngoan không “ăn” một mình. Ăn một mình dễ bị đệ tử “ghen ăn”. Trong tình yêu, đòn “ghen” vốn rất hiểm, nhưng “ghen ăn”, đòn còn hiểm hơn nhiều. Nhãn tiền thấy rồi. “Quan tham hiện đại” ăn cũng hiện đại, không ăn riêng lẻ nữa mà “ăn bè”, ăn “tập đoàn”, ăn theo “nhóm lợi ích”. Dân thì còng lưng lo “làm chủ tập thể”, còn quan tham phưỡn bụng “ăn nhậu tập đoàn”! Ăn như tằm ăn rỗi, làm sao che đậy được? Khó gì đâu, đứa nào định phát hiện, kéo ngay nó vào cùng “bè”, cùng “nhóm”, tống vào họng cho nó một phần, mắt nó tối lại, mồm nó không há ra được nữa, thế là… kín như “bưng” như “bít”! “Hè” nhau mà ăn như thế, Trời cũng phải bó tay, nhắm mắt, giả điếc làm ngơ. Mà Trời làm gì có tay, có mắt, có tai nhỉ? Mà cho dù có đi chăng nữa thì trước mỗi vụ làm ăn, bọn họ đều đã biện lễ khấn vái cầu Trời phù hộ độ trì rồi thôi?!.

“Nói” là hoạt động bầy tỏ tình cảm, quan điểm, sự hiểu biết,… của mỗi con người đối với cộng đồng (Nói phải có người nghe, chứ nếu sống đơn lẻ, một mình một cõi, chả ai cần Nói. Trường hợp ấy mà lảm nhảm một mình, chỉ có kẻ bị thần kinh!). Vậy công của Nói là lớn lắm.
Tuỳ trạng thái và đối tượng mà người ta chọn cách nói thế này, cách nói thế kia. Việc không cần nói to, thì ghé tai “thì thầm” (kẻ làm điều xấu cũng thường hay nhỏ to với đồng bọn hoặc ra hiệu thay cho phát ngôn). Việc phải nói to thì hoặc “hô hào”, hoặc hét toáng lên. Kẻ trộm cắp cũng hay hét lắm – Dân ta vẫn nói: “Vừa ăn cướp vừa la làng” là gì! Chả trách các quan tham thường “ăn to nói nhớn” là phải! Nói thường là loại hoạt động lắt léo và ẩn chứa nhiều cạm bẫy, nên cha ông ta xưa đã từng để lại cho hậu thế rất nhiều lời khuyên nhủ, nào là “Lời nói chẳng mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau”, nào là “Lời nói như dao chém đá”, “Lời nói đọi máu”, nào là “Nói ngọt lọt đến xương”, nào là “Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay”,…
“Nói”
 là hoạt động năng động nhất của con người – trừ người khiếm khuyết bộ phận phát âm. “ĂN” chỉ có ba bốn, nhiều lắm là mươi lần trong một ngày.“Nói” thì có thể suốt ngày, thậm chí ngủ rồi, nhiều người vẫn nói mê! Tần suất hoạt động của cái Mồm Nói nhiều hơn rất nhiều cái Mồm Ăn, Nh ưng hai cái này liên kết với nhau chặt chẽ lắm: Ăn càng tốt, nói càng nhiều, “ăn to nói lớn”. Không ăn thì rã họng ra, nói sao được?!. Cho nên các quan tham không chỉ có biệt tài Ăn Khỏe mà thường bao giờ Nói Cũng Hay (đã làm đến chức quan thì nhất định nói phải hay rồi, hiếm có quan nói không hay lắm. Nhưng quan tham thì tuyệt không thấy quan nào nói dở cả!). Mà cái “phạm trù” quan tham nói hay nhất lại là vấn đề chống … ăn tham! Trong đám dân thường, xét ra khó có ai nói hay, nói giỏi được như họ trong lĩnh vực “nhạy cảm” này! Không tin, ai đó cứ thử nói xem? Không khéo lại mắc tội … “phát ngôn vô tổ chức”, chứ chẳng chơi!
Ngược lại, đến phận mình, Cái Mồm Nói lại tác động trở lại Cái Mồm Ăn, theo nguyên tắc “có vay có trả”, chứ tuyệt không “ăn không”: Quan tham nào nói càng giỏi thì quan đó ăn càng lớn – đó là điều đã được thực tế cuộc sống chứng minh một cách rất hùng hồn, không thể có điều gì còn nghi hoặc! Cứ thế, Cái Mồm Ăn giúp cái Mồm Nói nói tốt; Cái Mồm Nói đến lượt nó, lại giúp Cái Mồm Ăn ăn khoẻ hơn, cái nọ là tiền đề của cái kia và ngược lại – Quy trình đó cứ thế phát triển, không ngưng nghỉ!.. Chì có Công Sản Quốc Gia là ngày một hao mòn mà thôi…
Công dụng của Cái Mồm Nói lớn lắm, khó mà kể hết. Chỉ xin điểm thêm mấy điều sau đây: Thời xưa dạy: “Nói hay không bằng cày giỏi”, nhưng ngày nay nhiều khi ngược lại: “Người cày giỏi không bằng kẻ nói hay”! Một lời nói khéo có thể xoa dịu mọi cơn thịnh nộ. Một lời nói hay có thể làm mê hoặc lòng người. Một lời “bốc thơm” bề trên, cả bề trên và chủ của nó đều lên mây. Một kẻ ỉ thế, buông lời nạt nộ, ngàn vạn bầy tôi bay hồn, bạt vía.
Vậy, cuối cùng, xét theo bình diện xã hội thì giữa Công  Tội của Cái Mồm, thì thứ nào hơn, thứ nào kém? Điều đó chắc phải nhờ cậy các nhà đạo cao đức trọng phân xử, kẻ hèn mọn này không dám lạm bàn.

VỤ VIỆC KHUẤT TẤT CÓ MỘT KHÔNG HAI VỀ MỘT GIẢI THƯỞNG QUỐC TẾ ĐÃ CÓ KẾT LUẬN

VỤ VIỆC KHUẤT TẤT CÓ MỘT KHÔNG HAI NÊU TRONG BÀI BÁO “Có một giải thưởng IPhO bị bỏ quên…?” CỦA CHỦ BLOG ĐĂNG TRÊN DÂN TRÍ ĐIỆN TỬ CUỐI THÁNG 12/2013 ĐÃ CÓ KẾT LUẬN

 

LỜI CHỦ BLOG: Năm 1984, con tôi, thí sinh Trần Nhật Quang (TNQ) học sinh trường PTTH Lê Hồng Phong Tp. Nam Định (Sở Giáo dục Hà Nam Ninh), là một trong 3 thí sinh Việt Nam được Nhà nước chọn cử vào Đoàn đi thi Vật Lý Quốc tế lần thứ 15 (IPhO 15). Đây là cuộc thi lần thứ tư Việt Nam có đoàn tham gia và là lần đầu trường PTTH LHP Nam Định có học sinh tham gia. Trưởng đoàn là GS Dương Trọng Bái. Kết quả cuộc thi, theo trưởng phó đoàn báo cáo với Bộ, cả 3 thí sinh Việt Nam đều không được giải. Trong bài trả lời phỏng vấn báo Hà Nội Mới, ông trưởng đoàn cho biết, riêng về lý thuyết, thí sinh TNQ đạt số điểm gần ngang với các đoàn dẫn đầu cuộc thi IPhO 15. Phần thực hành do thí sinh mình học “chay”, nên các em đều không làm được. Sở GD HNN, Trường PTTH LHP, các thí sinh và gia đình đều tin như vậy!

Nhưng 26 năm sau, năm 2010, tình cờ cậu út tôi đọc được trên mạng tin anh trai mình có giải tại IPhO 15! Tiếp đó ông bạn tôi còn gửi cho tôi toàn văn tập kỉ yếu về các cuộc thi IPhO từ lần thứ 1 đến lần thứ 41(List off winnerrs In 1st – 41 st  International Physics Olympiads). Thông tin về thí sinh TNQ được giải thưởng đặc biệt dành cho thí sinh tốt nhất từ những nước ở rất xa (cùng với 1 thí sinh người Cu-ba) được khẳng định tại 3 bảng thống kê khác nhau trong tập sách đó (thống kê từng cuộc thi IPhO, thống kê các thí sinh đạt giải của từng nước tham gia IPhO và thống kê những thí sinh đứng đầu mỗi nước ở từng cuộc thi) Tôi thấy ngỡ ngàng, bèn làm văn bản báo cáo Sở GD-ĐT Nam Định. Hy vọng với quan hệ ngành dọc, Sở sẽ cùng với Bộ GD-ĐT tìm ra thực hư việc này. Nhưng chờ đợi hơn 2 năm, tất cả vẫn chìm trong im lặng. Với quan điểm: Cuộc thi quốc tế IPhO 15 Việt Nam “có giải” mà những người có trách nhiệm lại báo cáo và trả lời phỏng vấn “không được giải”, không chỉ gây thiệt hại cho bản thân thí sinh mà còn làm ảnh hưởng đáng kể đến thành tích, cùng phong trào giảng dạy, học tập của các Thầy Cô và Học sinh của trường PTTH chuyên LHP Nam Định nói riêng, ngành Giáo dục tỉnh nhà nói chung (xin báo cáo rằng, phải 13 năm sau – năm 1997, Trường PTTH chuyên LHP NĐ mới có học sinh đoạt giải IPhO 28). Cần phải làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự sai trái nghiêm trọng này và xác định rõ trách nhiệm từ đâu, do ai gây ra. Đồng thời phải công bố công khai vụ sai phạm này trước công luận và trả lại danh hiệu chính đáng cho thí sinh được giải. Nên cuối năm 2012 tôi quyết định đưa vụ việc này lên báo. Báo Dân Trí điện tử đã đăng (http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/co-mot-giai-thuong-ipho-bi-bo-quen-lai-nuoc-dang-cai-679165.htm). Tiếp đó, một số trang điện tử và blog cũng đăng lại, trong đó có trang web  vtc.vn, thuvienhanoi,  tinmoi.vn,  baomoi.com,  tin247.com, nhathonguyentrongtaoblog, tranmygiongblog…  và trang web trường PTTH chuyên LHP Nam Định (http://thpt-lehongphong-nd.edu.vn/viewdetails.aspx?NewsID=996)  .

Đồng thời với việc viết bài đăng báo, lập tức tôi đã gửi thư riêng (Email) đến ngài Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận báo cáo việc này. Ngài Bộ trưởng đã trả lời thư tôi và hứa sẽ khẩn trương cho cán bộ làm rõ việc này và trả lời gia đình tôi sớm.

Sau hơn 3 tháng gia đình thí sinh TNQ và đại diện Cục Khảo thí đã có nhiều cuộc trao đổi quan điểm trên điện thoại và EMail, đến sáng ngày 09/4/2013, thừa lệnh Bộ trưởng, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục đã có công văn số 322/ KTKĐCTGD-KT, thông báo giải thưởng IPhO 15 tới nguyên thí sinh TNQ (đồng gửi Sở GD-ĐT NĐ và Trường PTTH chuyên LHP NĐ để biết). Trong bài báo cũng như trong quá trình trao đổi với đại diện Cục Khảo thí, tôi đều khẳng định đây không phải chuyện tấm bằng, càng không phải chuyện vật chất của giải, mà là chuyện cao hơn: Đó là vấn đề VĂN HÓA, GIÁO DỤC. Là lòng tin của học trò và gia đình vào những bậc mô phạm, những người cầm cân nảy mực cấp trên.

Ngay sau khi nhận được công văn 322 nói trên qua đường Email, tôi đã gửi thư tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, trình bầy rõ quan điểm:  

Từ: Thuận Trần Huy <tranthuan535@yahoo.com>

Tới: MOET <pvluan@moet.edu.vn>
Đã gửi 16:31 Thứ Ba, 9 tháng 4 2013
Chủ đề: Về: Về: Về: THƯ KIẾN NGHỊ

Thưa Bộ trưởng,

Sáng nay cục Khảo thí đã gửi cho tôi công văn số 322/KTKDCLGD-KT do ông Cục trưởng Ngô Kim Khôi ký ngày 9/4/2013.

Văn bản 322/KT… thực ra chưa thỏa mãn với những gì tôi đã viết trên báo Dân Trí, nhưng như thư tôi đã gửi đến Ngài, vì lòng nhân ái với người đã khuất (ông Trưởng đoàn) và ông phó đoàn đã bị kỉ luật nay đã già yếu, tôi đã xin tự rút yêu cầu làm rõ nguyên nhân và quy rõ trách nhiệm. Khi được tin Ngài đã chỉ thị Cục Khảo thí làm công văn gửi sang Thụy Điển, một lần nữa tôi lại gửi thư xin Ngài dừng việc này. Như vậy là mặc dù yêu cầu của tôi hoàn toàn chính đáng, nhưng tôi vẫn tự rút bớt, tuyệt không hề có ý làm phiền phức cho Cục và Bộ. Tất cả vì lòng nhân ái như tôi đã trình bầy.

Thay mặt gia đình, tôi xin cám ơn Bộ trưởng đã quan tâm chỉ đạo vụ việc này trong suốt mấy tháng qua. Công việc tuy hơi kéo dài, làm phiền lòng Bộ trưởng, nhưng theo tôi đều xuất phát từ sự không hiểu ý nhau giữa tôi và đại diện Cục Khảo thí của quý Bộ (mặc dù TS Công đã rất nhiệt tình và mất nhiều thời gian công sức để cùng tôi làm rõ vấn đề).

Một lần nữa xin cám ơn Ngài và qua Ngài xin cám ơn TS P.P. Công và các ông lãnh đạo Cục Khảo thí Bộ GD-ĐT.

 Hà Nội, ngày 9/4/2013

Trần Huy Thuận

(Xin phép Bộ trưởng cho tôi chuyển thư này đến TS Phương Phú Công).

Chỉ ít phút sau đó, ngài Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã có Email trả lười tôi như sau:

Từ: Pham Vu Luan <pvluan@moet.edu.vn>
Tới: Thuận Trần Huy <tranthuan535@yahoo.com>
Đã gửi 15:40 Thứ Ba, 9 tháng 4 2013
Chủ đề: Re: Về: Về: Về: THƯ KIẾN NGHỊ

Xin Cảm ơn Bác . Kính chúc Bác và gia đình sức khoẻ , an khang Thịnh vượng

Đã gửi từ iPad của tôi

dưới đây là toàn văn công văn số 322/KTKĐCLGD-KT của Cục Khảo thí Bộ GD-ĐT: 

blog4 blog5

 NHÂN ĐÂY, GIA ĐÌNH CHÚNG TÔI XIN GỬI  LỜI ĐA TẠ TỚI LÃNH ĐẠO TỈNH ỦY, UBND TỈNH, SỞ GIÁO DỤC TỈNH, BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG, CÁC THÀY ĐOÀN NGỌC CĂN, THÀY VŨ TUẤN LÂM, THÀY VŨ ĐÌNH TÚY, THẦY TRẦN HUY HUẤN…  NGUYÊN LÀ CÁC GIÁO VIÊN DẠY LỚP CHUYÊN LÝ CỦA TRƯỜNG PTTH LÊ HỒNG PHONG NĐ NHỮNG NĂM 80 THẾ KỸ TRƯỚC.  ĐA TẠ BÁO DÂN TRÍ ĐÃ CHO CÔNG BỐ TRƯỚC DƯ LUẬN NỘI DUNG BÀI VIẾT “Có một giải thưởng IPhO bị bỏ quên…”. ĐA TẠ QUÝ VỊ ĐỘC GIẢ ĐÃ QUAN TÂM CHIA SẺ VỚI THÍ SINH VÀ GIA ĐÌNH TRONG VỤ VIỆC ĐÁNG TIẾC VÀ CÓ MỘT KHÔNG HAI NÀY.

Trần Huy Thuận

—————

TrnhMinhNgVAnQuangThunVMinh

ảnh: Lãnh đạo tỉnh Hà Nam Ninh gặp mặt động viên thí sinh TNQ trước khi lên đường dự thi IPhO15 (trái qua: phó chủ tịch Trịnh Minh, bí thư Nguyễn Văn An, TNQ, tác giả, phó chủ tịch Vũ Minh)

2013-04-25 14.35.48ảnh: Bí thư thành ủy Nam Định, đại diện Hội Văn nghệ HNN đến nhà gặp mặt và động viên thí sinh TNQ trước khi lên đường đi Thụy Điển (hàng ngồi sau. Trái qua: Ông bí thư thành ủy, TNQ, mẹ thí sinh TNQ, cán bộ thành ủy, nhà văn Kim Ngọc Diệu, tác giả)  

anh ảnh: Thày Đoàn Ngọc Căn và đoàn thí sinh HNH tham dự kỳ thi quốc gia về Vật lý (thày Căn đứng giữa, bên trái thày là thí sinh TNQ).

2013-04-25 14.33.39 ảnh: đoàn Việt Nam dự IPhO15 tại Thụy Điển (thứ 2, thứ 3 và thứ 5 từ trái qua: thày trưởng đoàn GS Dương Trọng Bái, phó trưởng đoàn thày Khiết nguyên hiệu trưởng ĐH SP HN, thí sinh TNQ)

 

MỜI ĐỌC THÊM:

1/ tranmygiong.blogtiengviet.net

CÁC PHẢN HỒI TỪ TRANG tranmygiong.blogtiengviet:

1. Cảm nhận từ: DAT-VINH [Blogger] Email 14.04.13@21:10
Thôi không nói được nữa. Đau quá, Uất quá!!! Lúc đó ai là bộ trưởng, Giám đóc sở giáo dục sở tại, Hiệu trưởng nhỉ còn sống hay đã chết.
Link cố địnhLink cố định Phản hồi
2. Cảm nhận từ: nguyenlamcan [Blogger] Email 14.04.13@23:26
Không thể hiểu nổi!
Liệu còn ai nữa đang bị bỏ quên như thế không đây !
Link cố địnhLink cố định Phản hồi
3. Cảm nhận từ: Phan Duy Kha [Bạn đọc] Email · http://phanduykha.wordpress.com15.04.13@07:53
Không thể còn từ nào hơn để bình luận về vấn đề này: Thật là vô lương tâm và vô trách nhiệm !!!
Link cố địnhLink cố định Phản hồi
4. Cảm nhận từ: mạnh chi [Bạn đọc] Email 15.04.13@14:46
Thật bỉ ổi cho lãnh đạo ngành giáo dục Việt Nam. Không còn gì để nói. Học sinh được giải thưởng thì không công bố, Bộ trưởng nghỉ hưu còn xin tiền nhà nước đi Ăng Lê học tiếng Anh ôi hình ảnh lãnh đạo ngành giáo dục.
Link cố địnhLink cố định Phản hồi
5. Cảm nhận từ: Hoàng Nam Đinh [Bạn đọc] Email 16.04.13@17:11
Thi Quôc tế mà giống hệt họp chợ ở Việt Nam Ai muốn về lúc nào cũng đươc Người soạn văn bản vui tính thật
————
————

HẢI NHƯ: VĂN CHƯƠNG ƯU THỜI VÀ VĂN CHƯƠNG XU THỜI

HẢI NHƯ: VĂN CHƯƠNG ƯU THỜI VÀ VĂN CHƯƠNG XU THỜI

(đọc “CÓ HAI DÒNG VĂN CHƯƠNG”1)

Trần Huy Thuận

 

          Xuất phát từ nhận định: “Mỗi con người là một vũ trụ riêng” (Emerson, triết gia Mỹ), nhà thơ Hải Như thường tự nhủ rằng: “Văn học là khoa học khám phá LÒNG NGƯỜI” – ông viết: “Con người ngày càng làm chủ kỹ thuật hiện đại nhưng mãi mãi không làm chủ được lòng mình1. Và ngay từ khi bước sang tuổi ngoài “thất thập”, ông đã tâm sự: “Người làm văn học – các nhà văn, nhà thơ có sứ mạng cao quý giúp con người nhận diện được mình qua những trang sách, giúp con người tự vấn lương tâm, thanh lọc mình1. Ông còn quan niệm rằng “Văn học mang tính độc lập và đòi hỏi độc lập cao… Người làm văn học phải dám là mình với niềm tự tin cao1. Đầu xuân năm nay, trả lời phỏng vấn vietnamnet.vn, Hải Như đã nói: “Làm thơ, viết văn là sáng tác ra tác phẩm nói lên những vấn đề của con người gắn với thời cuộc, thời đại. Người cầm bút cần phải có năng lực dự báo, là cánh chim báo bão, là người đi đầu phản biện góp phần cho sự phát triển các giá trị Chân-Thiện-Mỹ trong xã hội; đem hồn thơ làm thắm đượm hồn người, thơ không nên chỉ lo phục vụ chính trị, mà phải “văn dĩ tải đạo”( http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/108450/nha-van–xin-dung-tu-troi-buoc-minh.html)

Khi tranh luận với Nguyễn Khắc Phê (nhân đọc bài của nhà văn này “Không nên tự trói buộc mình” trên tờ Văn Nghệ 23/6/2007), Hải Như đã  dẫn chuyện nhà chí sĩ Nguyễn Thượng Hiền, một người nổi tiếng thời Đông Kinh Nghĩa Thục: “Đã mượn lúc say tự tay lấy tập thơ của mình ra châm lửa đốt”. Giải thích cho việc làm đó, Nguyễn Thượng Hiền nói: “Thơ ta trau chuốt bởi hám danh / Say đốt quách đi dạ chẳng đành / Chưa dễ về sau lừa kẻ khác / Mà còn giữ mãi mệt thân mình” và Hải Như khẳng định: mọi thời đều có hai dòng văn chương song hành, đó là dòng văn chương ưu thời dòng văn chương xu thời. Nhà thơ cho rằng ngay trong một nhà văn, nhà thơ, cũng có khi phân thân, lúc xu thời, lúc ưu thời, như trường hợp Chế Lan Viên, khi cuối đời nhà thơ này đã viết:

… Mậu Thân hai ngàn người xuống đồng bằng

Chỉ một đêm còn sống có ba mươi

Ai chịu trách nhiệm về cái chết hai ngàn người đó?

Tôi – người làm những câu thơ cổ võ

Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong…

          Quan niệm trên của Hải Như, nhất quán trong hầu hết các phát biểu cũng như bài viết của ông. 

Trong bài “Chỉ có một nhà văn2 nhà thơ Hải Như đã vạch trần một thực tế của hội Nhà văn Việt Nam, đó là vấn đề HỘI VIÊN. Ông viết: “Có thể nói chưa có nền văn học nào có nhiều phân biệt như nền văn học chúng ta. Chúng ta có nhà văn địa phương, nhà văn trung ương, nhà văn trong đảng, nhà văn ngoài đảng, nhà văn hội viên, nhà văn chưa hội viên, nhà văn ban chấp hành, nhà văn ban thư ký… Có nghĩa là muốn được công nhận (đồng nghĩa với được đứng trong biên chế hưởng đặc quyền đặc lợi). Trở thành một hội viên hội nhà văn Việt Nam hôm nay, người cầm bút phải phấn đấu từng mức thang trong mục tiêu, mà quên một mục tiêu duy nhất để trở thành nhà văn, đó là TÁC PHẨM – Không ít nhà văn hội viên chúng ta chưa có tác phẩm. Ở đây chúng ta đừng lẫn lộn giữa đầu sách được in với tác phẩm văn học”. Ông nhấn mạnh: “Nói đến nhà văn là phải nói đến độc giả. Độc giả không chỉ một thời mà độc giả lâu dài do sức bền của tác phẩm nhà văn tạo nên”. Và (nhà văn) hãy “Bằng vào tác phẩm, làm giấy thông hành cho mình”.

Trong bài thơ “TRẢ LỜI BẠN ĐỌC”, Hải Như đã thẳng băng:

Trên báo Văn Nghệ khi điểm các nhà thơ thế hệ chống Pháp
Không thấy nhắc tên Hải Như
Trên báo Văn Nghệ khi điểm các nhà thơ chống Mỹ
– cũng không thấy!
Xin cho hỏi nhỏ: Tại sao vậy?
– Tại nhà thơ bạn mến mộ không nằm trong Dàn Đồng Ca…
(Sài Gòn, tháng 5 – 2003)

          Trong Đề cương kịch bản Trương Chi – tiếng hát bị nhốt”, Hải Như đã có một tuyên bố rất mạnh, rằng “Khi người nghệ sĩ mang tài năng và nghệ thuật của mình phục vụ nhà cầm quyền thì nghệ thuật đó trở thành công cụ của nhà cầm quyền. Nghệ thuật dần dần bị “cung đình hóa”3.

          Trước sau, Hải Như luôn khẳng định: “Đề tài của nhà thơ, nhà văn phải là đề tài có tính nhân loại, cái mà nhân loại quan tâm. Con người thuộc mọi dân tộc, mọi mầu da, mọi thời đại đều yêu cái đẹp, cái thật và ghét cái xấu, cái ác – đều hướng về chân-thiện-mỹ. Chức năng của văn học là làm thức tỉnh con người trở lại “chân thân”. Đối tượng của văn học là con người, không phân biệt đức vua với lê dân. Đức vua cũng cần được nhà thơ, nhà văn thức tỉnh như một người cùng dân4. Một lần tôi được nhà thơ tâm sự: w.withman ( nhà thơ Mỹ:1819 -1892)có nói: ai xúc phạm con người là xúc phạm chính Tôi. Tôi tự hỏi, không biết có bao nhiêu người cầm bút chúng ta đã nghĩ và nói được như thế?!.

          “Nhà thơ không chỉ là pháp sư ngôn ngữ mà phải là nhà tư tưởng. Người làm thơ phải ý thức được quyền lực thơ ca và quyền uy thi sĩ”. Hải Như khẳng định.

          Ngay trong bài thơ TỰ BẠCH (viết năm 1978), Hải Như đã trải lòng:

Thơ của anh viết ra không để cho người lười suy nghĩ đọc

Anh không thuộc dòng thù tac – sân chơi

Nhiệm vụ thơ ca với anh phải có ích cho đời

Em xem đó con người vẫn còn bị con người xúc phạm

Trong bài thơ viết sau đó hai năm, bài MỘT TRĂM NĂM SAU, Hải Như thêm một lần khẳng định quan điểm của mình:

Nhưng không phải ai cũng nhân danh nhà thơ em nhỉ

Tiêu chuẩn nhà thơ: Bênh vực con người”.

          Do “bênh vực con người”, nên:

Mọi người sinh ra đều sống một lần. Riêng nhà thơ hai lần được sống

Lần thứ hai không giới hạn trăm năm” (trích Thơ: “Trò chuyện với Kỳ Anh” – con trai nhà thơ Hải Như)

Trong suốt cuộc đời làm thơ của Hải Như, ông là bạn bè thân thiết của rất nhiều thế hệ nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ, trí thức như nhà viết chèo Tào Mạt, nhà thơ Quang Dũng, nhạc sĩ Văn Cao, học giả Đào Duy Anh, nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh, KTS Nguyển Cao Luyện, nhà báo Phùng bảo Thạch, hòa thượng Thích Đức Nghiệp…Hải Như cũng là bạn thân của khá nhiều chính khách như Phan Điền, Đoàn Duy Thành, Hoàng Tùng, đặc biệt là Trần Xuân Bách. Ngay cả thời gian ông Bách bị “quản thúc lỏng” cho đến khi được “phục hồi”, năm nào vợ chồng Hải Như cũng ghé thăm nhà, ngược lại, vợ chồng ông Bách cũng nhiều lần đến thăm gia đình Hải Như. Đó tuyệt nhiên chỉ là những mối quan hệ trong sáng, giữa con người với con người! Ông được mệnh danh là nhà thơ có nhiều bài thơ viết về Hồ Chí Minh, nhưng cách viết của ông là cách viết rất riêng, không hề lẫn với nhiều nhà thơ khác. Ông tâm sự: “tôi đề ra cho mình phương châm: Không thần thánh hóa mà người hóa Bác Hồ”. Để chứng minh quan điểm ấy, ngay từ năm 1990, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh,  Hải Như đã có bài viết nhan đề “Bác Hồ cũng có những hạn chế – tại sao không?5. Bản thân Hải Như là nhà thơ chiến sĩ (ông tham gia quân đội từ năm 1946), có hàng trăm bài đăng trên báo Nhân Dân; em và con trai ông là liệt sĩ trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Vậy mà chưa bao giờ ông nghĩ mình phải đừng trong hàng ngũ của đảng. Có lần một chính khách thân thiết đã đem điều đó hỏi ông, ông trả lời: Tôi muốn mình như một gián quan, một nhà thơ gián quan!   

***

          Hải Như là nhà thơ dịch chuyển, hay đi đây đi đó. Ông để lại dấu ấn tình nghĩa với rất nhiều địa phương ông ghé qua bằng những vần thơ say đắm được rất nhiều nhạc sĩ tiếng tăm phổ nhạc: Từ “Thành phố hoa Phượng đỏ”, đến “Thành phố tiếng thoi”; từ “Hà Nội thành phố của niềm tin” đến “Hà Nội hôm nay, Hà Nội ngày mai”; từ “Ninh Bình điểm hẹn” đến “Khúc tình ca Bình Định”; từ “Nụ cười Đà Lạt” đến “Gửi Phan Thiết”; từ “Hát từ bán đảo Phương Mai” đến “Sông Hàn nước vẫn xanh”… Năm nay Hải như bước qua tuổi 90, sức khỏe nhà thơ có phần giảm sút, nhưng sức sống, sức sáng tạo và tình yêu đất nước, con người trong ông thì như vẫn tràn đầy. Ông vẫn sáng tác, vẫn trả lời phỏng vấn, vẫn đọc văn chương của bạn bè, của cả thế hệ sau ông. Ông không hề có tư tưởng ngơi nghỉ, dưỡng già. Gần đây thấy tôi mắc bệnh trọng, ông vẫn thường xuyên gọi điện động viên: “gắng vượt qua nhé, chúng ta còn phải tiếp tục sống, chưa thể buông tay bút được”.

          Tôi quý trọng tài thơ của Hải Như, trước hết là quý trọng tấm lòng của ông với CON NGƯỜI, đặc biệt là lớp người cùng đinh. Và đó chính là những gì tôi nhận ra khi được tiếp xúc ông và sau khi đọc tập “CÓ HAI DÒNG VĂN CHƯƠNG” của nhà thơ./.

Nam Định, 26/3/2013

THT

————— 

  1. 1.     “CÓ HAI DÒNG VĂN CHƯƠNG” – Hải Như. NXB Trẻ 2009.
  2. 2.     Sách đã dẫn, trang 176-179.
  3. 3.     Sách đã dẫn, trang 180.
  4. 4.     Sách đã dẫn, trang 134.
  5. 5.     Sách đã dẫn, trang 166.

   

chuyện phiếm: HỌC LÀM “QUAN”

HỌC LÀM “QUAN”

Trần Huy Thuận

(Bài vietnamnet.vn báo điện tử của bộ Thông tin và truyền thông đã đăng, nay tác giả sửa thêm)

HỌC LÀM Q

Xưa Hồ Chí Minh viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do… Ðối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý”. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 482). Trên tinh thần ấy, nay xin lạm bàn một chút về cái đạo làm Quan.

***

Vua chúa xưa, tiếng là “Cha truyền con nối”, “con vua lại làm vua”; nhưng để trở thành người kế vị vua cha, các hoàng tử phải trải qua rất nhiều khâu rèn luyện, thử thách. Vua chúa nào cũng coi trọng việc dạy bảo các hoàng tử. Những thày giáo tuyển vào cung đều là những vị học rộng và đức cao, mẫu mực trong thiên hạ. Nên rất nhiều vua kế vị, dù tuổi rất trẻ nhưng đã vận hành bộ máy quyền lực một cách trôi chảy, đúng đạo, hợp lý, hợp lòng dân, giữ gìn được vị thế Quốc gia, được các đại thần và bách quan quy phục, khiến ngoại bang kính nể. Lịch sử nước ta, Vua Duy Tân là một điển hình gần nhất: Người Pháp sau khi phế truất vua cha, đã chọn đưa hoàng tử thứ 8 Nguyễn Phúc Vĩnh San lên nối ngôi (lúc ấy ngài mới 8 tuổi – thực chất là 7 tuổi) với hy vọng rằng ngài quá trẻ, họ sẽ dễ sai khiến. Nhưng chỉ một ngày sau khi lên ngôi, Duy Tân đã thể hiện phẩm chất của mình khiến nhà báo Pháp phải thốt lên: “.Un jour de trône a complètement changé la figure d’un enfant de 8 ans” (Một ngày lên ngai vàng đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của cậu bé lên tám” (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). Khoảng năm 1912, Khâm sứ Georges Marie Joseph Mahé mở một chiến dịch tìm vàng ráo riết. Mahé lấy tượng vàng đúc từ thời chúa Minh Nguyễn Phúc Chu trên tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ, đào lăng Vua Tự Đức và đào xới lung tung trong Đại Nội để tìm vàng. Vua Duy Tân phản đối quyết liệt những hành động thô bạo đó, nhưng Mahé vẫn làm ngơ. Duy Tân ra lệnh đóng cửa cung không tiếp ai. Toà Khâm sứ Pháp làm áp lực với nhà vua thì Duy Tân đe đọa sẽ tuyệt giao với các nhà đương cục ở Huế lúc bấy giờ. Cuối cùng Toàn quyền Albert Pierre Sarraut từ Hà Nội phải vào giải quyết vua Duy Tân mới cho mở Hoàng thành.

Không chỉ có thế, năm vua Duy Tân 13 tuổi, ông xem lại những hiệp ước mà hai nước Việt-Pháp đã ký. Nhà vua cảm thấy việc thi hành của hiệp ước ấy không đúng với những điều kiện mà hai bên đã ký kết với nhau nên một hôm giữa triều đình, nhà vua tỏ ý muốn cử ông Nguyễn Hữu Bài là người giỏi tiếng Pháp sang Pháp để yêu cầu duyệt lại hiệp ước ký năm 1884 (Patenôtre). Nhưng cả triều đình không ai dám nhận chuyến đi đó (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

Rõ ràng, nếu không được học tập chu đáo, vị vua trẻ Duy Tân không thể có những suy nghĩ và hành động tuyệt vời như vậy.

***

Thời phong kiến, chỉ có vua chúa mới “cha truyền con nối”, các quan thì không. Sau cách mạng tháng 8, người làm việc nhà nước, không gọi là “quan” mà gọi là “cán bộ”. Thời kỳ đầu, cán bộ gần dân, lại được Dân nuôi ngay trong nhà: “từ nhân dân mà ra, được dân mến, được dân tin muôn phần – lời một bài hát phổ biến một thời”. Chức tước của cán bộ là do “học tập, rèn luyện, phấn đấu” mà trưởng thành; đồng thời phải do “Tổ chức phân công”. Gần đây, một “bộ phận không nhỏ” cán bộ đã tha hóa biến chất và được dân gọi mỉa là “quan cách mạng”! Càng ngày quan cách mạng càng có xu hướng “cha truyền con nối”. “HỌC” không còn là tác nhân chính giúp người ta trở thành QUAN! Bởi thế, lúc này mới đem chuyện HỌC LÀM QUAN ra bàn.

HỌC LÀM QUAN, có nghĩa là học cách làm quan. Nhưng trước cả điều đó, lại phải học tốt hai điều quan trọng sau: Thứ nhất phải học làm Dân, thứ hai phải thực sự sống cuộc sống của Dân. “Học làm dân” để thấy làm dân khó thế nào, để rèn đức “chí công vô tư” và còn để ghi khắc vào tim chân lý “Quan nhất thời, Dân vạn đại”; “Sống cuộc sống của dân” để thông cảm với những nỗi cơ cực hàng ngày của dân, để rèn đức “cần kiệm liêm chính”, để biết dân cần gì, dân trông đợi gì, dân ghét bỏ gì và điều gì làm dân phẫn nộ. Học tốt hai vấn đề đó, khi làm quan mới thấy được đầy đủ ý nghĩa câu “Dân là gốc”, mới biết phải làm gì cho dân thực sự làm chủ, thực sự tự do, thực sự hạnh phúc…

Học, dù học phổ thông, đại học hay trên đại học, con người mới chỉ được trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, tự nhiên và công nghệ. Cái đó rất cần cho việc hình thành phẩm chất, kiến thức, tư duy khoa học… của một con người trước sự phát triển chung của xã hội. Tiếp theo, con người còn phải được đào tạo (hay tự đào tạo) nhiều mặt để có thể vững tin khi bước vào cuộc sống cộng động, với vô vàn va chạm về phép ứng xử, phép quản trị, phép giao tiếp, phép xử lý các mâu thuẫn… tùy theo chức trách mà anh sẽ đảm nhiệm. Cho nên không phải giáo sư tiến sĩ nào cũng có thể làm thứ, bộ trưởng… Ngược lại, người đứng đầu một địa phương, một ngành, một đơn vị… mà kiến thức thấp (về chính lĩnh vực mình phụ trách), thì dù có khả năng (kể cả khả năng bẩm sinh) về công tác điều hành, lãnh đạo, cũng không thể làm tốt chức trách của mình. Bởi vậy, thời xưa mới có trường “hậu bổ”, ngày nay mới có trường “quản lý”, trường “hành chính”…

Những ông cán bộ, lúc thì làm thứ bộ trưởng ngành này, mai lại sang thứ bộ trưởng ngành khác… thì việc giao trọng trách như thế chỉ là dựa vào “tín nhiệm”, dựa vào lý lịch và “truyền thống” gia đình, dựa vào “ê-kíp” và dựa vào “nhóm lợi ích” mà thôi.

Không học làm Quan, hoặc học chưa đến nơi đến chốn, nên nhiều ông “Quan cách mạng” hành xử chưa tương xứng với chức trách, dẫn đến tình trạng “thằng chẳng ra thằng, Quan chẳng ra quan”, lấc ca lấc cấc, rất “ấm ớ hội tề”…! Giải quyết công việc phần đa đều cảm tính, tự tiện, tùy tiện, xa rời pháp lý, nhầm lẫn chức trách1

Không học làm Quan mà bỗng được làm Quan (nhờ nội lực – đồng tiền; hoặc ngoại lực – thế lực người thân), thì hầu hết những loại Quan đó chỉ biết “nói dựa, làm theo”. Nói dựa (cấp trên), làm theo, bắt chước (người khác hoặc cấp trên) thì khi  được việc, công vơ về mình. Còn khi sai lầm, đã có chỗ cứu cánh để thoát trách nhiệm. Có Quan cả cuộc đời  thăng quan tiến chức liên tục, nhưng về hưu nhìn lại chả vị trí công tác nào để lại chút “dấu ấn” gì. Làm Quan mà chỉ biết làm theo sự chỉ đạo của trên và quyết định của tập thể thì như một vị Đại biểu Quốc hội khóa hiện hành đã phát biểu giữa nghị trường: “Ai chả làm được”!).

Không học làm Quan, thậm chí không “mơ” làm Quan, vẫn được làm Quan, tưởng lạ mà không! Ấy là trường hợp, anh ta vốn hiền, ngoan (tạm gọi là “anh ngoan”), lại không tỏ ra nổi bật về một mặt nào, được lòng mọi người, mọi người thấy yên tâm (do chính cái không nổi bật về một mặt nào của “anh ngoan”). “Yên tâm” nên khi có sự tranh dành quyền lực, mọi người ở các phe phái không phải đề phòng anh – cho rằng anh vô hại! Gặp khi bế tắc trong việc thanh toán nhau, các phe đều nghĩ đến “anh ngoan”: thà dồn phiếu cho “anh ngoan” còn hơn mất phiếu cho đối phương. Vậy là “anh ngoan” thắng lớn với số phiếu cao ngất ngưởng! Đây là mẫu “Quan” gặp vận, gặp thời, lại rất biết tận dụng cái “vận”, cái “thời” ấy để “phấn đấu” đi lên. Gọi chung là quan cơ hội. Xếp cùng loại với thứ “quan” này, là quan mua.

Thời xưa cũng có chuyện “mua bán chức quan”, nhưng thường chỉ là dân làng tự “bán” để lấy tiền dùng cho việc làng. Và chức cao nhất chỉ là lý trưởng và để phân biệt chức lý trưởng do trên bổ nhiệm, dân làng đã cho thêm chữ “mua”: Lý mua – chỉ có tiếng, không có thực quyền. Tuyệt đối không để lập lờ đánh lận con đen! Thời hiện tại thì khác, số “quan mua” khá phổ biến, việc “Chy chc chy tước” đã thành chuyện đương nhiên (ai nói “làm gì có chuyện ấy?” chỉ là kẻ mù lòa hoặc giả mù lòa).

Quan mua thời này có hai đặc điểm: Thứ nhất tuy không bị gắn chữ “mua”, nhưng ai cũng ngầm hiểu người ấy là “quan mua”. Thứ hai, không chỉ có “tiếng” mà có cả “quyền”, cả “miếng”. Thứ ba, chỉ có danh còn đức, tài thì khi có khi không!

Về chuyện đức – tài, cần kể chuyện này: Vừa rồi có ông Bộ trưởng trả lời chất vấn về vấn đề mình phụ trách mà cứ lúng túng như “gà mắc tóc”! Lại có ông Bộ trưởng trả lời tỉnh queo: “Những chuyện thua lỗ, thất thoát ấy… tôi không biết”! Sao ông này không tự hỏi trước khi trả lời: “Thế mình làm Bộ trưởng để làm gì nhỉ?”.

Ngày xưa đi làm việc ở các cơ quan nhà nước, tuy có kẻ thế này người thế kia, nhưng hầu hết chung một ý nghĩ: Đã là cán bộ cách mạng thì phải luôn lấy việc phục vụ nhân dân làm chính. Ngày nay thì có vẻ khác, đi làm, vào biên chế xong là phải lo ngay đến “chạy chức chạy quyền”, để nhanh “vinh thân phì gia”. Trường hợp Bộ trưởng KHĐT mới giãi bầy với QH rằng “làm Bộ trưởng không sướng gì, chẳng có đồng nào trong túi” (http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/76418/-lam-bo-truong-khong-suong-gi–cha-co-dong-nao-trong-tui-.html), thì cũng lạ! Không biết ông nói về riêng mình hay nói thay các Bộ trưởng khác? Túi ông không có đồng nào (nghe tội quá!). Liệu có phải là do quý phu nhân quản chặt hay do lương và thu nhập của Bộ trưởng quá thấp, đi họp đi hành phải chi phí quá nhiều, chiêu đãi cấp dưới quá lớn? Giá Bộ trưởng giải thích rõ cho dân biết nhỉ. Chứ tình cảnh này không khéo mai kia không còn ai dám phấn đấu làm Bộ trưởng nữa mất!

Thực tế xã hội hiện nay còn cho ta một thứ quan không học mà vẫn làm Quan, ấy là Quan sinh ra từ nạn “con ông cháu cha”. Nạn này đã góp phần không nhỏ vào việc cung cấp cho xã hội thêm những quan chức không nắm được công việc, chức trách; không biết làm việc. Cái ghế của các cán bộ này nhiều khi như chiếc “ghế phụ” bên cạnh “ghế chính” trong các toa xe đông hành khách. Về điểm này cũng nên nhắc lại tích xưa: Khi Trần Thủ Độ bị phu nhân hối thúc cất nhắc con cháu làm chức này chứ khác, ông trả lời: “Được, nhưng chúng sẽ phải chặt đi 1 ngón tay để phân biệt với người có tài có đức”!

***

Quan đương chức ngày nay vẫn có người chí công vô tư, luôn chăm lo giữ gìn đạo đức CM. Nhưng một bộ phận không nhỏ đã trở thành sâu mọt, lo hoàn thành trách nhiệm thì ít, lo thu vén cá nhân thì nhiều. Hồ Chí Minh khẳng định: “Ðảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” (Toàn tập, ST, 1984, T4, trang 463). Nhưng họ không làm theo mà chỉ nói theo. Trung ương 4 đã có nghị quyết từ nửa năm nay rồi, nhưng dân mới chỉ thấy họp mà chưa thấy hành. Ngân sách nhà nước mất hàng chục ngàn tỉ đồng mà chưa mấy ai làm sao, có quan vừa mới bị khởi tố thì đã trốn đâu mất tích, nhờ cả cảnh sát thế giới truy tìm vẫn chưa thấy!

HỌC LÀM QUAN – Chứ không phải “chạy” làm quan. Nhưng, hình như thời nay người ta chỉ thích chạy chứ không muốn học?!.

—————

1. Xin đơn cử 3 ví dụ: Một là nghị định 105/2012/NĐ-CP mới ban hành về tổ chức tang lễ cán bộ, công chức, viên chức quy định “linh cữu của người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài” (khoản 3, điều 4) đã gây rất nhiều ý kiến phản đối. Chính cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã phải lên tiếng đề nghị “xem xét lại” tính hợp lý của chính sách này.

Hai là chuyện thông tư của 1 Bộ chỉ ban hành vừa đúng 10 ngày (21/02/2013-03/03/2013) đã phải rút: Đó là thông tư số 04/2013/TT-BGDĐT ban hành ngày 21/02/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2013, thí sinh được phép mang máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh nếu không có thiết bị hỗ trợ khác. Tuy nhiên, cũng trong thông tư này, Bộ yêu cầu người có bằng chứng về vi phạm quy chế thi không được phát tán thông tin cho người khác dưới bất cứ hình thức nào. Thông tư 04 còn nói rằng người có bằng chứng về vi phạm quy chế thi phải có trách nhiệm gửi bằng chứng cho nơi tiếp nhận theo quy định, kể từ khi kết thúc ngày thi cuối cùng để xử lý. Bằng chứng về việc vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền.

Ba là chuyện Phát ngôn khiếm nhã, coi thường dân của Vụ trưởng Vụ Thanh toán Bùi Quang Tiên tại cuộc họp báo ngày 27/2/2013 của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, khiến dư luận xôn xao và buộc Ngân hàng Nhà nước chiều 5/3/2013 ra thông cáo phản hồi, đánh giá là “dùng hình ảnh ví von không phù hợp, thiếu nghiêm túc”. Và khẳng định, đó là lời nói của cá nhân ông Bùi Quang Tiên, không thể hiện quan điểm của Ngân hàng Nhà nước.

PHIẾM LUẬN: CẦN SỬ DỤNG ĐÚNG CHỨC NĂNG CỦA CÁI MŨI (Ngự ngay giữa mặt là cái mũi)

muix. van nghe

Chức năng NGỬI đối với con người tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn, nhưng thiếu nó  –  mũi bị ĐIẾC chẳng hạn, trước mắt sự hưởng thụ của chúng ta sẽ mất đi một phần thi vị mà thiên nhiên ban tặng. Như khi đứng trước một bông hoa, chỉ thấy vẻ đẹp bên ngoài,  chứ  không thưởng thức  được  hương vị thơm tho đặc trưng của nó…

Và không chỉ có vậy, khứu giác còn giúp ta sớm nhận biết sự vật ngay cả khi mắt và tai chưa kịp phát hiện – ví dụ mùi khét của lửa, sớm giúp phát hiện hoả hoạn, trước khi cái mắt nhìn thấy ngọn lửa bốc lên, còn đến lúc cái tai nghe thấy tiếng nổ “lốp bốp” của ngọn lửa thì thường là đã quá muộn! Thậm chí, có những công việc cái mắt, cái tai không làm được, mà chỉ duy nhất cái mũi làm được. Ví dụ, để phân biệt loại và chất lượng nước hoa, người ta phải nhờ đến TÀI NGỬI của một số chuyên gia. Khi người ta yêu nhau, cái mũi là quan trọng lắm đó. Ấy là lúc nó “bén mùi” của nhau, đúng như Nguyễn Du đã mô tả: “Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình”!

Cái mồm đóng vai trò chính trong việc ăn uống. Nhưng việc đánh giá chất lượng món ăn và đồ uống, lại không chỉ do mỗi cái mồm quyết định. Khi cái mũi đã tỏ ra “khó ngửi” như phát hiện ra mùi thiu, mùi mốc… thì mồm bạo ăn uống đến mấy cũng không dám nuốt, phải lè ra ngay lập tức!

Con người thông minh nói chung là nhờ BỘ ÓC, còn con chó thông minh chủ yếu lại là nhờ… CÁI MŨI. Chó KHÔN là chó có tài … NGỬI, tức tài ĐÁNH HƠI (chẳng hạn, để phát hiện “ma tuý” của bọn buôn lậu “cái chết trắng”, công an phải dùng đến tài ĐÁNH HƠI của chó nghiệp vụ…)

Nhưng chức năng của MŨI không chỉ dừng lại ở “hít thở và ngửi”, mà còn nhiều tác dụng khác không  kém phần quan trọng. Đó là chức năng “biểu đạt tình cảm”. Khi khó chịu điều gì đó mà chưa đến mức “đỏ mặt tía tai”, thì người ta hay “NHĂN MŨI” lại. Ngược lại khi nghe được lời nói  êm tai tâng bốc mình, thì trước khi “lên mây xanh”, cái mũi thường PHỔNG LÊN phập phồng! Lại nữa, khi con người đau khổ quá mà khóc, thì thường không chỉ đôi mắt chảy nước mà ngay cả cái mũi cũng có nước chảy ra!…

Đó là chức năng “can thiệp” vào nội tình của người khác, hoàn toàn không thuộc trách nhiệm của mình – chức năng… “NHÚNG MŨI”! Cái trò nhúng mũi này có mặt ở khắp tất cả mọi lúc mọi nơi, từ công sở đến trường học, từ trong nhà ra ngoài đường… gây khó chịu, bực bội cho nhiều người!

Đó là chức năng “do thám” hành vi của bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm… Dân gian gọi cái đó là trò “ĐÁNH HƠI” vào công việc, vào đời sống riêng tư của người khác, để “tâng công” với chủ, để “lấy lòng” sếp, để “đẹp lòng” bề trên cũng như vì nhiều lẽ khác…. Muốn sống yên thân, mỗi chúng ta phải tìm cách lánh xa, cách ly những đối tượng ấy, càng sớm chừng nào càng tốt chừng ấy!

CÁI MŨI còn là điểm yếu của một số loài vật mà từ lâu, con người đã biết khai thác rất… hữu hiệu: Để dễ dàng điều khiển, sai khiến con trâu, con bò, người ta dùng giây thừng XỎ MŨI nó. Từ đó, muốn con vật đó đi theo hướng của mình, người chủ chỉ cần kéo cái giây thừng. Sau này, để ám chỉ một ai đó đã bị sống lệ thuộc người khác, chấp nhận sự sai khiến của người khác, dân gian cũng nói: “Cái thằng ấy đã bị… xỏ mũi rồi.

Chú bé Pinochio

Trẻ em nước ta không mấy em không từng đọc truyện chú người gỗ Pinochio. Sau khi đọc, các em sợ NÓI DỐI lắm, bởi truyện kể rằng, có một bà tiên đã làm phép cho chú mỗi khi nói dối thì chiếc mũi sẽ dài và nhọn ra mãi. Ôi! Giá mà ngày nay BÀ TIÊN còn có phép làm như thế đối với cả NGƯỜI LỚN chúng ta nữa nhỉ? Nếu vậy, ngoài đường sẽ tràn ngập những NGƯỜI MŨI DÀI quá khổ mất?!.

Như vậy, vai trò của cái MŨI trong cuộc sống là rất quan trọng. Quan trọng đến mức xưa nay mọi người vẫn bảo nhau: “Vuốt mặt phải nể mũi”  –  nghĩa là cái mặt có thể vuốt, nhưng cái mũi thì nên nể, đừng có động vào! Do đó, chúng ta nhất định phải luôn quan tâm chăm lo săn sóc, bảo vệ đến cái MŨI của chính mình một cách chu đáo! Lại phải biết cách GIÁO DỤC nó làm sao để nó có được một đời sống VĂN HOÁ thực sự, không bao giờ làm cái việc NHÚNG MŨI vào chuyện của người khác hoặc ĐÁNH HƠI một cách vô lối trong đời sống của cộng đồng!

—————

NGUỒN:vanvn.net

Ngang qua cuộc chơi của Trần Huy Thuận

22.01.2013-15:50

Ngang qua cuộc chơi của Trần Huy Thuận

LÊ THANH DŨNG 

 NVTPHCM- Một câu chuyện xảy ra, nhiều người thấy chẳng có gì đáng nói thế mà qua con mắt và bàn tay của Trần Huy Thuận chuyện đã thành truyện. Thế là tài chứ sao nữa… 

MỜI ĐỌC ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY