Archive for Tháng Ba, 2012

ẨM THỰC VIỆT: 21 MÓN BÚN CỦA BA MIỀN TỔ QUỐC

ẨM THỰC VIỆT: 21 MÓN BÚN CỦA BA MIỀN TỔ QUỐC:  Bún thang, 

Cầu kỳ, công phu trong khâu chọn nguyên liệu, chế biến, bún thang được nâng tầm như một món bún xuất hiện trong các dịp quan trọng chứ không mang tính phổ biến như các món bún khác.
Bún chả 
Một người chưa từng thưởng thức món ăn này sẽ ngạc nhiên với phần ăn là đĩa bún có cọng nhỏ thanh, đĩa thịt nướng nhỏ, đĩa rau xanh, chén nước mắm có màu khá trong nổi bật những lát đu đủ thái vuông mỏng, màu cam của cà rốt. Cách ăn của món càng lạ thế nhưng không ai phủ nhận cái ngon, cái thanh trong sự kết hợp kỳ lạ này khiến người ta ăn đến no vẫn không muốn dừng đũa.
Bún đậu hủ mắm tôm
Không phải món bún sang trọng, hay yêu cầu cao trong kỹ thuật chế biến nhưng đây lại là món bún rất khó để có hương và vị đúng chất Bắc nhất. Nguyên nhân của điều này gắn với hầu như tất cả các nguyên liệu của món ăn như loại bún, cái béo mềm của đậu hủ hay vị thơm, cái đậm đà của mắm tôm.
Bún riêu ốc
Sự kết đôi có vẻ hơi khác thường của cua và ốc mang đến cho món bún hương thơm khó cưỡng lại của riêu cua, vị giai giòn của ốc.
Canh bún
Nhiều người thường nghĩ nguyên liệu quan trọng để tạo nên sự thành công của món ăn này là riêu cua. Điều đó không sai nhưng với những người sành ăn, rau muống luộc là phần quan trọng không kém. Một tô canh bún ngon không thể thiếu màu xanh mát, cái giòn tanh tách của loại rau này.
Bún cá rô đồng
Gắn với loại cá khá năng mùi nhưng qua bàn tay khéo léo của người đầu bếp, món bún cá rô cực hấp dẫn và bắt mắt với màu vàng của phần cá xào nghệ, cái giòn tan của phần cá chiên giòn hay cái béo ngậy của cặp trứng cá vàng ươm.
 
Bún măng vịt, Bún mọc, Bún bung, Bún chả cá, Bún bò Huế, Bún sứa, Bún cá ngừ,  Bún giấm nuốt, Bún thịt nướng, Bún mắm, Bún nem nướng,… 

This slideshow requires JavaScript.


31/3/2012: HỌP MẶT LỚP 11A TRƯỜNG TCKT HÀ ĐÔNG SAU 50 NĂM RA TRƯỜNG

31/3/2012: HỌP MẶT LỚP 11A TRƯỜNG TCKT HÀ ĐÔNG SAU 50 NĂM RA TRƯỜNG

9 GIỜ 15 CHUYẾN XE ĐẦU TIÊN CỦA 15 BẠN HÀ NỘI VỀ TỚI NAM ĐỊNH. TIẾP ĐÓ LÀ 3 BẠN HẢI PHÒNG. THIẾU VẮNG NHIỀU, BỞI CÓ BẠN TUỔI ĐÃ CAO ĐI LẠI KHÓ KHĂN, LẠI CÓ BẠN Ở QUÁ XA KHÔNG TIỆN VỀ DỰ. MỘT SỐ BẠN THÌ ĐÃ SỚM VỀ NƠI TIÊN CẢNH, ĐÀNH LỠ MỘT LẦN HỌP MẶT NƠI ĐẤT NON CÔI SÔNG VỴ VỪA TRỮ TÌNH, VỪA ĐẬM NÉT THÔN DÃ NÀY. MỘT VÀI BỨC HÌNH DO NHỮNG KẺ CẦM MÁY KHÔNG CHUYÊN, GHI LẠI NHỮNG GIÂY PHÚT HỒ HỞI, ĐẦM ẤM HIẾM HOI CỦA 1 LỚP HỌC TRÒ TỪNG CÙNG NGỒI DƯỚI MỘT MÁI TRƯỜNG TRUNG CẤP KIẾN TRÚC HÀ ĐÔNG CÁCH ĐÂY TRÊN NỬA THẾ KỶ – KHI MỖI ĐỨA CÒN ĐANG TRÀN ĐẦY SỨC SỐNG, ƯỚC VỌNG VÀ CẢ LÝ TƯỞNG NỮA…

This slideshow requires JavaScript.

Thích Nhất Hạnh: “THẢ MỘT BÈ LAU” (phần 4)

 

ĐÃ ĐĂNG: > PHẦN 1   –  PHẦN 2   –  PHẦN 3

*****

NGÀY VUI NGẮN CHẲNG ÐẦY GANG.


Giây phút bên nhau của hai người rất ngắn ngủ. Ngày sắp hết, họ sắp phải chia tay. Cụ Nguyễn Du nói một câu đáng cho chúng ta chú ý:

Ngày vui ngắn chẳng đầy gang,
Trông ra ác đã ngậm gương non Ðoài.

Ngày vui là ngày Kim – Kiều được sống cạnh nhau, từ chín giờ sáng đến năm, sáu giờ chiều. Ngày vui nhất trong đời của hai người được diễn tả là ‘ngắn chẳng đầy gang’. Lấy không gian mà đo thời gian thì chưa đầy một gang tay. Ðây là một câu rất hay trong truyện Kiều, có thể viết lên treo ngay trong thiền viện được. khi vui mà vui không có chánh niệm thì cái vui đi qua rất mau và cũng không thật là vui. Hai người ngồi, nói chuyện và thề bồi từ sáng đến chiều. Cái vui có bao nhiêu đâu! Chưa bằng một gang tay. Nhất là khi họ chưa biết thực tập chánh niệm và an trú trong hiện tại.

Vắng nhà chẳng tiện ngồi dai,
Giã chàng nàng mới kíp dời song sa.[44]

Thấy mình qua bên này đã lâu quá trong khi nhà không có ai cũng kỳ, và sợ gia đình về không thấy mình. Kiều đứng dậy từ giã.

BÂY GIỜ RÕ MẶT ÐÔI TA

Ðến nhà vừa thấy tin nhà,
Hai thân còn dở tiệc hoa chưa về.
Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vừa khuya một mình.

Về nhà, thấy gia đình chưa về, Kiều tiếc, lại chui tường sang nhà Kim Trọng.

Nhật thưa gương giọi đầu cành,
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu.[45]
Sinh vừa tựa án thiu thiu,
Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê.

Anh chàng đang ngồi ngủ gục. Không đi nằm đàng hoàng, chàng chỉ ngồi trước bàn học mà ngủ.

Tiếng sen sẽ động giấc hòe,
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần.

Câu thơ rất đẹp. Bước chân của Kiều làm xao động giấc ngủ của Kim Trọng. Trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, chàng Kim thấy một nàng tiên bước tới. Anh chàng nghĩ là mình đang nằm mộng:

Bâng khuâng đỉnh Giáp non Thần,
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.
Nàng rằng: ‘Khoảng vắng đêm trưòng,
‘Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.
‘Bây giờ rõ mặt đôi ta,
‘Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?’

‘Bây giờ hai đưa gặp nhau, nhìn rõ mặt nhau. Nhưng có thể cảnh này chỉ là cảnh chiêm bao, không có thật’. Dễ sợ! Ðây là một trong những câu ghê gớm nhất của truyện Kiều. Nếu đem con mắt của thiền sư mà nhìn thì ta sẽ thấy câu này ‘lợi hại’ lắm. Có một lần tôi đưa anh Thiều đi vào rừng. Những đọt lá trong rừng có những đường gân xanh tuyệt vời. Tôi rất thích. Nhìn những tờ lá đó tôi rất hạnh phúc, thấy mình đang sống trong cảnh giới mầu nhiệm của pháp thân. Những người đi theo tôi có thể đã không tiếp xúc được. Họ đang lo chuyện ở nhà, công ăn việc làm, tương lai, quá khứ… cho nên khó tiếp xúc được với những mầu nhiệm ấy. Tôi dừng lại và hỏi: ‘Ðây là sự thực hay giấc mộng? Cảnh giới này có thực hay mộng?’ ‘Người bây giờ nhìn những khóm lá này như nhìn trong một giấc mơ’. Hai người cùng đứng chỗ đó, cùng nhìn những tờ lá đó. Người sống trong mộng, người sống trong sự thật. Sự khác nhau nằm ở chỗ có an trú trong hiện tại, có chánh niệm khi tiếp xúc với cái đẹp của tờ lá hay không. Kiều là một thi sĩ, một người rất nhạy cảm. Cô thấy được cái đựp, sự quý giá của giờ phút hai người được gặp nhau. Cô cũng thấy đó là chuyện rất mong manh. Cũng vì thấy cái mong manh đó cho nên cô đã liều mạng:

Nàng rằng: ‘Khoảng vắng đêm trường,
‘Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa’

Cô này ghê lắm chứ không phải chơi đâu! Tuy nói là con nhà gia giáo, có nề nếp nhưng chui tường hai lần trong một đêm thì cũng quá thật. đây là nhân vật của cụ Nguyễn Du, một nhà Nho mô phạm của ‘cửa Khổng sân Trình.’

Chúng ta có thể viết lên hai câu: ‘Bây giờ rõ mặt đôi ta, biết đâu rồi nửa chẳng là chiêm bao?’ làm thiền ngữ treo trên tường được. Làng Mai là một thực tại hay một giấc chiêm bao? Có thể bây giờ nó đã là một giấc chiêm bao rồi, nếu mình không biết an trú trong hiện tại, không sống sâu sắc, tận hưởng những giờ phút bên nhau.

Vội mừng làm lễ rước vào,
Ðài sen nối sáp song đào thêm hương.[46]

Kim Trọng thắp thêm nến mới và đốt thêm hương trầm. Ngày xưa, trươc khi ngâm thơ người ta thường tắm rửa sạch sẽ và đốt trầm lên. Nếu có tiếng đàn tỳ bà nữa thì mới đúng là khung cảnh ngâm thơ. Một anh chàng sinh viên điệu như Kim Trọng thì thế nào cũng có một cây đàn, một lư trầm và một đài sen để đốt nến. Ngày xưa, tôi cũng bị ảnh hưởng cái ‘điệu’ đó. Tết nào tôi cũng mua bạch lạp; thức đợi Giao thừa thắp lên ba bốn cây nến để đọc thơ. Toàn là cổ thi, in trên giấy thật trắng. Ðó là cái kiểu thanh tao, sang trọng về phương diện tâm linh của người trước.

Tiên thề cùng thảo một chương,
Tóc mây một món dao vàng chia đôi.

Hai người viết lời thề xuống tờ giấy hoa tiên, cắt tóc trọn với nhau rồi chia đôi, mỗi người một nửa. Người trẻ đời bây giờ có người cũng còn làm như vậy.

Hai người viết lời thề xuống tờ giấy hoa tiên, cắt tóc trộn với nhau rồi chia đôi, mỗi người một nửa. Người trẻ đời bây giờ có người cũng còn làm như vậy.

Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Ðinh ninh hai miệng một lời song song.
Tóc tơ căn vặn tấc lòng,
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.
Chén hà sánh giọng quỳnh tương,
Dải là hương lộn bình gương bóng lồng.

Hai người uống rượu, thề nguyền. Bóng trăng chiếu qua bức bình phong có những tấm gương, gió lay bức màn lụa phảng phát mùi hương trầm.

CƠN BÃO ÂM THANH


Sinh rằng: ‘Gió mát trăng trong,
‘Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam.
‘Chày sương chưa nện cầu Lam,
‘Sợ lần khân quá ra sàm sở chăng?

‘Lâu nay anh ước ao một chuyện mà chưa được. Chúng mình chưa chính thức làm lễ cưới hỏi, nếu anh yêu cầu chuyện đó thì e hơi bất lịch sự.’ Nghĩa chỉ là như vậy thôi mà thơ diễn tả một cách rất điệu.

Nàng rằng: ‘Hồng diệp xích thằng,
‘Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri.
‘Ðừng điều nguyệt nọ hoa kia,
‘Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.’

‘Hai người đã đồng ý với nhau, hiểu nhau, liên hệ đã sâu sắc. Ðừng đi vào chuyện hoa nguyệt thôi. Ngoài chuyện đó ra em không từ chối chuyện gì với anh cả.’ Rất rõ ràng. Anh chàng bèn yêu cầu:

Rằng: ‘Nghe nổi tiếng cầm đài,
‘Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ'[47]

Cầm trăng là đàn nguyệt (nguyệt cầm, gọi là đàn trăng cũng được). Hai trăm năm trước cụ Nguyễn Du đã cố gắng dùng chữ Nôm để thay thế những chữ Hán. Bây giờ mình dùng văn phạm Việt để niệm Bụt (Nam mô Bụt Thích Ca Mâu Ni) cũng không có gì là cách mạng lắm. Kim Trọng có cử chỉ rất đẹp, hai tay nâng đàn lên ngang mày để đưa cho Kiều. Trang trọng như dâng trà cho Bụt trong thiền trà.

Nàng rằng: ‘Nghề mọn riêng tây,
‘Làm chi cho bận lòng này lắm thân!’
So dần dây vũ dây văn,
Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương.

Vũ là dây đàn to, văn là dây đàn nhỏ. Có chỗ chú thích ngày xưa đàn có năm dây, sau đó thêm vào hai dây gọi là dây vũ và dây văn. Khi vua Văn Vương bị bắt, con của Văn Vương thêm vào một dây gọi là dây văn. Khi Vũ Vương lên làm vua lại thêm một dây gọi là dây vũ. Trong Kiều thì nói đàn có bốn dây. Cung thương là hai trong năm âm chánh của âm nhạc thời xưa: Cung, thương, giốc, chủy, vũ.

Tiếp theo là những câu tả cái đẹp của khúc đàn Kiều trình diễn. Nguyễn Du tả Kiều đàn nhiều lần. Lần đầu đàn cho Kim Trọng, lần thứ hai cho Hoạn Thư và Thúc Sinh, lần thứ ba cho Hồ Tôn Hiến, và lần cuối là đàn cho Kim Trọng nghe sau mười lăm năm gặp lại. Mỗi lần như vậy, Nguyễn Du diễn tả một cách khác. Tùy theo tâm trạng của Kiều mà bản đàn biến thể. (Còn có bốn lần đàn khác, Nguyễn Du chỉ nói qua.) Ðây là lần đầu tiên, đàn cho Kim Trọng nghe. Cũng là khúc đàn này, Kim Trọng sau mười lăm năm nghe lại không khổ đau, vì trong thân tâm nội kết đã chuyển hóa. Ðây là bản đàn, đàn lần đầu tiên:

Khúc đâu Hán Sở chiến trường,
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau.
Khúc đâu Tư Mã Phượng Cầu,[48]
Nghe ra như oán như sầu phải chăng!
Kê Khang này khúc Quảng Lăng,[49]
Một rằng lưu thủy hai rằng hành vân.[50]
Quá quan này khúc Chiêu Quân,[51]
Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia.

Ðó là tính chất của bản đàn. Chứa đựng những hình ảnh, tâm sự buồn ai oán. Và đây là tài nghệ của Thúy Kiều, cuốn hút người nghe vào biển âm thanh:

Trong như tiếng hạc bay qua,
Ðục như nước suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.

Âm thanh được diễn tả bằng những hình ảnh rất tài tình. Và đây là hậu quả tai hại của bản đàn:

Ngọn đèn khi tỏ khi mờ,
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu.
Khi tựa gồi khi cúi đầu,
Khi vò chín khúc khi chau đôi mày.

Tâm tư của Kiều có rất nhiều sầu thảm, đau khổ. Ðó là những hạt giống thừa hưởng từ ông bà đời trước. Tâm tư đó, bây giờ được diễn tả qua tiếng đàn. Và người nghe là Kim Trọng cũng bị cuốn hút vào thế giới của sầu khổ. Anh chàng ngồi không yên được để nghe. Tư thế ngồi của anh chứng tỏ anh hoàn toàn bị cơn lốc của tâm trạng Thúy Kiều kéo theo. Văn nghệ lành mạnh và văn nghệ không lành mạnh rất khác nhau. Ðàn hay hát lên một bài hát, mình có thể tạo ra những hậu quả rất lớn trong lòng mình và trong lòng người nghe. Chúng ta cần phải rất cẩn thận. ‘Khi tựa gối khi cúi đầu, Khi vào chín khúc khi chau đôi mày.’ Rất rõ ràng thái độ bất an của Kim Trọng dưới ảnh hưởng của một khúc nhạc có tính cách sầu thương. Văn nghệ rất nguy hiểm. Tôi thường nói với các sư chú, sư cô: hát thì hát, ngâm thơ thì ngâm thơ nhưng phải cẩn thận. Hát và ngâm thơ là một cách tưới tẩm những hạt giống trong lòng mình. Có những hạt giống cần tưới tẩm và có những hạt giống không nên tưới tẩm. Chúng ta có đầy đủ tất cả những hạt giống (nhất thiết chủng thức) cho nên phải cẩn thận. Nhất là khi mình còn yếu. Ðừng nên tưới tẩm bằng thi văn những hạt giống sầu đau của mình. Mỗi khi các sư chú, sư cô, các anh, các chị làm được một bài nhạc thanh thoát thì tôi mừng. Nếu trong nhạc có những nét đau buồn thì tôi không mừng lắm. Khi làm ra những nét nhạc đó, chính mình sẽ hát, bạn mình sẽ hát và sẽ tưới lại những hạt giống đau buồn. Và đó là đi ngược lại được lối tu học của chúng ta.

Rằng: ‘Hay thì thật là hay,
‘Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào.
‘Lựa chi những khúc tiêu hao,
‘Dột lòng mình cũng nao nao lòng người?’

Sau khi đi qua một trận bão của âm thanh rồi, anh chàng nói: ‘Em dàn thì hay thật đó, nhưng sao cay đắng, đau khổ quá chừng! Sao em lại chọn những bản nhạc buồn như vậy? Khi đàn em buồn mà người nghe cũng đứt ruột theo.’ Anh chàng cũng thẳng thắng lắm, chứ đâu phải chỉ biết khen mà thôi đâu. Ý anh chàng là: ‘Em nên sáng tác lành mạnh hơn. Nghe thêm một lần nữa chắc anh sẽ chết quá!’ Chúng ta thấy rõ, anh chàng có hạt giống của sự lành mạnh trong tâm. Khi trong lòng có sự lành mạnh mình sẽ không đau khổ nhiều như người có chủng tử khổ đau lớn. Vì có nhiều chủng tử của khổ đau, người kia sẽ đi qua mười lăm năm rất đau thương. Nếu mình đau khổ thì cũng là đau nỗi đau của người kia vì đời mình dính vào đời người kia. Truyện Kiều không pải là Kinh nhưng nhìn với con mắt quán chiếu thì bất cứ chuyện nào cũng thành Kinh hết.

Ðây là lời đáp của Kiều:

Rằng: ‘Quen mất nết đi rồi,
‘Tẻ vui thôi cũng tính trời biết sao!’

Ðây là nói về tập khí mà Kiều không biết. Quen mất nết đi rồi có nghĩa là lâu nay nàng chỉ chơi nhạc đó, sáng tác theo đường lối đó. Nói theo danh từ Duy Thức là tập khí (habit energy). Tập khi có thể được hình thành từ hồi thơ ấu hoặc được trao truyền từ những thế hệ trước. Ở đây chủng tử được truyền cho Kiều chứ không phải cho Vân hay Quan. Và Kiều tưởng lầm: ‘Trời sanh em ra như vậy thì em như vậy.’ Trời sanh là một cách cắt nghĩa khi chúng ta không hiểu nguyên lý chủng tử trong Duy Thức. ‘Tẻ vui âu cũng tính trời biết sao!’ Nói như vậy là không đúng. Nếu học Duy Thức thì ta biết rằng tất cả những tập khí tẻ hay vui đều là vấn đề chủng tử cả. Chủng tử bản hữu và chủng tân huân. Hai câu: ‘Rằng: ‘Quen mất nết đi rồi, Tẻ vui âu cũng trời biết sao!’ có thể được đem ra giảng theo Duy Thức Học thành một cuốn sách.

‘Lời vàng vâng lĩnh ý cao,
‘Họa dần dần bớt chút nào được không.

Cô không tin tưởng lắm là mình có thể thay đổi được tính khí của mình: ‘ Anh nói như vậy thì em xin nghe lời anh. Em sẽ cố gắng, hy vọng sẽ bớt buồn chút xíu.’ Hứa như vậy thôi. Người có tu biết rất rõ cái gì cũng do chủng tử mà ra cả. Nếu biết cách tưới và không tưới các hạt giống thì có thể thay đổi được tập khí. Ở đây Kiều không biết điều đó vì chưa học sách Duy Thức Tam Thập Tụng.

Hoa hương càng tỏ thức hồng,
Ðầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu.

Sau khi hai người đã đi qua một trận bão tố của âm thanh rồi thì họ yếu hơn trước. Ðây là một sự thật. Người chơi nhạc và người nghe nhạc bây giờ đều yếu hơn. Dáng điệu và cái nhìn của họ càng biểu lộ sự quấn quít say mê. Cơn bão tố vừa mới đi qua là cơn bão tố của âm thanh. Những ngọn gió đã khơi dậy những đợt sóng trong lòng người (sóng tình). Ðương sự không còn đủ sức đứng vững, như một con thuyền đang đi trong đại dương bỗng nổi lên một ‘trận cuồng phong’ hay một ‘loài thủy quái'[52]

Sóng tình dường đã xiêu xiêu,
Xem trong âu yếm có chiều lả lơi.

Âu yếm là thương yêu gần gũi, vẫn còn có thể ở trong vòng lễ giáo. Lả lơi thì có sự không chính đính, tức là đã có yếu tố phi lễ ở bên trong. Cách ngồi, cử chỉ, con mắt đã biểu lộ một cái gì không hoàn toàn đi đúng theo lễ giáo nữa, kết quả của sóng tình đã lên quá cao. Ðó là những giây phút khó. Những giây phút đó, nếu là người tu thì mình biết phải làm gì: nắm lấy hơi thở. Thầy A Nan trong giây phút đó đã biết ngồi trở lại, tập thở. Anh chàng Kim Trọng đâu đã được học Kinh An Ban Thủ Ý!

THƯA RẰNG: ‘ÐỪNG LẤY LÀM CHƠI’

Thúy Kiều là một cô gái rất thông minh. Cô cũng bị sóng tình làm cho xính vính, nhưng Kiều còn biết giữ mình. Lý trí của Kiều chưa bị chìm đắm. Kiều nói:

Thưa rằng: ‘Ðừng lấy làm chơi,
‘Dễ cho thưa hết một lời đã nao!’

– ‘Tình thương của hai chúng ta không phải là một trò chơi. Chúng ta sẽ đi đến sự kết hợp vợ chồng. Một trăm năm sống với nhau không phải là chuyện nhất thời. Vậy anh hãy để em nói một lời này đã.’

‘Vẻ chi một đóa yêu đào,
Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh.

Vườn hồng không có ý định ngăn không cho chim xanh bay vào. Nhưng:

‘Ðã cho vào bậc bố kinh,[53]
‘Ðạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.
‘Ra tuồng trên bộc trong dâu,[54]
‘Thì con người ấy ai cầu làm chi!

Ðây là luân lý cổ truyền của chúng ta. Làm con gái đi lấy chồng là một cái Ðạo. Người con gái phải giữ trinh tiết. Nếu không bản thân cô sẽ đánh mất sự tự trọng. Người bạn phối ngẫu của cô sẽ không tôn trọng cô nữa và hạnh phúc lứa đôi sẽ bị sứt mẻ. Phải cẩn thận giữ gìn. Cô Kiều đã được học điều này nên gượng lại được và đã nói với anh chàng như vậy. Giữ gìn là giữ gìn cho cả hai người. ‘Giữ gìn cho tôi và giữ gìn cho anh’ như lời bài hát Hộ Trì Sáu Căn, chứ không phải là tôi chỉ giữ gìn cho tôi thôi. Truyện Kiều không phải là Kinh nhưng nhìn tới đâu chúng ta cũng có thể thấy Kinh cả.

‘Phải điều ăn xổi ở thì,
‘Tiết trăm năm nỡ bỏ đi một ngày!

Ăn xổi ở thì là không đợi cho đến chín đã tiêu thụ trước. Chuối chưa chín mà chặt xuống đem dú, lúa chưa chín mà đã gặt vào. Chỉ biết hưởng thụ ngay trong hiện tại thôi, và trong khi hưởng thụ như vậy thì phá tan hạnh phúc của tương lai. Hạnh phúc trăm năm dài lâu, bền vững mà nỡ làm cho tan nát đi vì không cẩn thận trong một giây lát.

‘Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay,
‘Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi Trương
‘Mây mưa đánh đổ đá vàng,
‘Quá chiều nên đã chán chường yến anh.

Kiều đưa ra ví dụ của Thôi – Trương để Kim Trọng thấy cô đang bảo vệ hạnh phúc của hai người chứ không phải muốn từ chối Kim Trọng. Ngày xưa nàng Thôi Oanh Oanh và chàng Trương Cung là hai người đẹp và có tài, xứng đôi vừa lứa. Nhưng vì họ không giữ gìn nên tình yêu của họ tan vỡ. Mây mưa đánh đổ đá vàng: những điều thiếu lễ giáo phá tan hạnh phúc và tình nghĩa vợ chồng. Ðá vàng bị đánh đổ, cuộc tình duyên bất thành là vì trong giây phút sóng tình xiêu xiêu đã không ai biết dừng lại cả.

‘Trong khi chắp cánh liền cành[55]
‘Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên.
‘Mái Tây để lạnh hương nguyền,[56]
‘Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng.

Người đàn bà giữ là giữ cho hai người. Ðó là cách hành xử của người đàn bà Á Ðông. Nếu người con gái không giữ gìn trong những giây phút khó giữ thì sau này trong lòng người con trai sẽ có cảm tưởng rẻ rúng, không kính phục. Không nói ra nhưng trong lòng anh ta không phục hoàn toàn. Tình yêu ban đầu rất đằm thắm mà sau trở nên nhạt nhẻo, bẽ bàng. Tất cả là vì người con gái không biết giữ gìn trong giờ phút khó.

‘Gieo thoi trước chẳng giữ giàng,
‘Ðể sau nên thẹn cùng chàng bởi ai?
‘Vội chi liễu ép hoa nài,
‘Còn thân ắt lại đền bồi có khi!”

Kiều lấy thêm tích gieo thoi để khuyên Kim Trọng: Ngày xưa Tạ Côn mê một người con gái dệt vải. Anh ta đi quá đà, chinh phục cô gái một cách không đoan trang lắm và bị cô gái cầm thoi dệt liệng trúng miệng, gây mất hai cái răng cửa. Nhưng mà lạ, anh chàng vẫn trở lại cầu hôn. Anh đã học một bài học đích đáng và rất phục cô nàng. Sau này hai người cưới nhau. Hai cái răng là kỷ niệm rất đẹp. Cô nàng đã chứng tỏ có sự tự trọng và bảo vệ được giá trị của người con gái. Tuy mạnh nhưng là giải pháp hay. Anh chàng biết đây là cô gái rất mẫu mực và do đó không có nội kết. Ngày xưa nếu có nha sĩ thì chữa hai cái răng đó cũng dễ. Cưới anh chồng mất hai cái răng cửa thì cũng hơi rầu.

Thấy lời đoan chính dễ nghe,
Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân.
Nghe Kiều nói, Kim Trọng rất nể.
Bóng tàu vừa lạt vẻ ngân,
Tin đâu đã thấy cửa ngăn rọi vào.
Nàng thì vội trở buồng thêu,
Sinh thì dạo gót sân đào bước ra.

Có người gọi cửa. Thúy Kiều đi chui về nhà; Kim Trọng ra ngoài xem ai tới. Như vậy là kết thúc cuộc gặp gỡ của hai người ở nhà Kim Trọng.

Cách hành xử của Kim, Kiều trong đoạn vừa đọc là cách hành xử của ngày xưa. Các thiếu niên bây giờ nghe sẽ phản ứng ra sao? Tuổi trẻ Tây phương sẽ cười. Tuổi trẻ Việt Nam bị ảnh hưởng Tây phương cũng sẽ cười. Các thiếu nữ thời đại này có người không nghĩ và không làm như vậy. Ðứng về phương diện tư tưởng, họ không nghĩ như Kiều đã đành; mà đứng về phương diện bản lãnh hành động, họ cũng không có bản lãnh để có thể làm được như vậy. Dầu có cho chuyện này là đúng họ cũng làm không được. Một trong những lý do họ nêu ra: ‘Hai bên đã cam kết với nhau rồi, cần gì phải giữ gìn nữa? Quan niệm trinh tiết này xưa quá!” Họ sẽ nói như vậy. Và một lý luận khác của họ. ‘Ðứng về phương diện tâm lý thì mình đã thương yêu nhau thật rồi. Nhưng đứng về phương diện sinh lý thì không biết hai đứa có phù hợp chăng? Hạnh phúc đã đành là sự đi đôi nhịp nhàng giữa tâm lý. Nhưng cũng phải có sự đi đôi nhịp nhàng giữa sinh lý nữa!’ Vì vậy, về tâm hồn họ biết là họ hợp với nhau, và họ thử luôn về thân xác xem có hợp hay không rồi mới ký giao kèo. Ðó là kiểu bây giờ. Ở đây, chúng ta không tổ chức pháp đàm về chuyện này. Chúng ta chỉ nêu ra để biết rõ. Sau này, hướng dẫn tuổi trẻ, quý vị sẽ phải đương đầu với những câu hỏi như vậy.

Cố nhiên trong nền đạo đức cổ truyền có những châu ngọc. Làm thế nào để sử dụng được những châu ngọc đó thì mới hay. Còn nhân danh đạo đức cổ truyền để ngăn cấm thì chắc sẽ không thành công. Chúng ta cần trình bày như thế nào để tuổi trẻ thấy được trong nền đạo đức cổ truyền có những nguyên tắc hành xử bảo đảm được hạnh phúc trong tương lai. Chúng ta phải thấy được những gì đang xảy ra trong hiện tại. Chỉ cho các cháu thấy những đau khổ và thất bại xung quanh, ngay trong thời đại các cháu thì họa may tuổi trẻ mới thấy được giá trị của những châu báu trong nền văn hóa cổ truyền. Người trẻ có tiếp nhận được di sản văn hóa của họ hay không, đó là tùy thuộc hình thức và cách giải thích của chúng ta. Nếu cách của chúng ta xưa quá, không chuyên chở được sự hiểu biết về tâm lý và những vấn đề của thời đại thì dầu đạo lý cổ truyền có hay cách mấy cũng vô ích. Tuổi trẻ không theo thì chịu thôi!

THIÊN ÐƯỜNG HẠNH PHÚC

Thời gian hạnh phúc bên nhau của Kim-Kiều rất ngắn ngủi. Chỉ độ khoảng một ngày. Lần đầu tiên gặp nhau thật trớ trêu: Anh chàng đứng trên nấc thang cao nhìn xuống, cô nàng ở dưới thấp. Nói đi nói lại vài câu, chắc đó mười, mười lăm phút là nhiều. Mười lăm phút hạnh phúc, nhưng cả hai cũng run thấy trơì! Gặp gỡ bất hợp pháp cho nên mái sau vừa có tiếng người là ‘vội vàng lá rụng hoa rơi’ ngay. Mười lăm phút rất mong manh. Lần gặp thứ hai là ngày gia đình Thúy Kiều về ăn sinh nhật bên ngoại. Trước khi sang với Kim Trọng. Kiều đã nấu vài món ăn đem qua cho anh chàng. Không biết họ có ăn hay không hay là họ đã để cho nguội? Tôi nghĩ rằng chưa bao giờ Kim Trọng được ăn những món đó. Vì theo những diễn tiến của truyện thì anh chàng không có hội để ăn. Thúy Kiều đem thức ăn sang. Hai bên gặp gỡ, nói chuyện. Thúy Kiều làm thơ đề lên bức tranh tùng của Kim Trọng. Nói chuyện phận dày, phận mỏng. Thấy chiều, Thúy Kiều về; đến nhà thấy gia đình chưa về, Kiều tiếc, chui qua trở lại. Có tin báo chú của Kim Trọng mất và Kim phải về hộ tang. Sự chia cách xảy ra ngày trong tối hôm đó. Và hai người xa nhau mười lăm năm. Hạnh phúc rất mong manh, ngắn ngủi. Lần đầu gặp nhau mười lăm phút, lần thứ hai được gần một ngày. Gần một trăm câu thơ nói về chuyện tình của hai người, nhưng tất cả chỉ xảy ra mười hai giờ đồng hồ là nhiều. Và cả hai bên sẽ mang theo những nội kết được gieo và tưới trong mười hai giờ đồng hồ đó suốt mười lăm năm. Từ đây về sau là những nỗi lênh đênh sóng gió, đau khổ của nàng Kiều.

Người ta có thể đã không đem thời gian ra đo như chúng ta, nhưng chúng ta cũng cần đo để biết. Từ khi gặp ba chị em đi chơi mùa xuân, Kim Trọng nhớ về Thúy Kiều. Ði kiếm, buồn nhớ, ốm o, học hành không được… kéo dài hai tháng rưỡi, ba tháng. Thời gian đó đâu có hạnh phúc gì! Leo lên cái thang, gặp được Thúy Kiều và được Kiều nói ‘OK’ rồi, sau đó cũng đâu có vui sướng gì! lại phải chờ lâu lắm mới có dịp gia đình Kiều đi ăn sinh nhật bên ngoại, và cái dịp ‘may’ này xảy ra khoảng từ chín giờ sáng đến mười giờ tối. Mười hai tiếng đồng hồ là tối đa. Trong mười hai tiếng đồng hồ đó, hai người đã sống những giây phút rất mãnh liệt (intense), đầy cảm xúc. Và sau này là mười lăm năm lưu lạc, tràn đầy những đau khổ xót xa. Kim Trọng tuy không đến nỗi khổ như Kiều nhưng trong tâm luôn tưởng đến người con gái đó và đau khổ. Chúng ta thấy không có hạnh phúc thật trong mối tình đó. Tâm con người không an. Thiếu cái gì thì đi tìm cái đó. Chưa kiếm được thì chưa an tâm. Lúc có hạnh phúc thì không biết rằng mình đang có hạnh phúc. Hạnh phúc mất rồi mới biết là mình đã có nó. Thời gian hạnh phúc nhất của Thúy Kiều là từ nhỏ đến năm mười sáu tuổi, trước khi gặp chàng Kim. Thời gian đó là thiên đường, nhưng cô đâu biết đó là hạnh phúc. Bị mũi tên tình ái cắm vào tim rồi thì mất hạnh phúc. Từ đó về sau chỉ toàn là những vết thương đau khổ mà thôi. Thiên đường hạnh phúc có đó mà mình không tiếp xúc được. Mình đi tìm một cái khác. Cái khác đó, là thế giới đau khổ. Mình tưởng rằng chạm được vào cái đó là chạm được hạnh phúc. Nhưng sự thật không phải như vậy. Truyện Kiều là một câu truyện thôi, nhưng nó đại diện cho biết bao sự thật đã xảy ra trong cuộc đời.

CHƯA VUI SUM HỌP ÐÃ SẦU CHIA PHÔI

Cửa sài vừa ngỏ then hoa,
Gia đồng vào gửi thư nhà mới sang
Ðem tin thúc phụ từ đường,
Bở vơ lữ thấu tha hương đề huề.
Liêu Dương cách trở sơn khê,
Xuân đường kịp gọi sinh về hộ tang.

Chú của Kim Trọng mất, đang được quàn tại Liêu Dương, rất xa nhà. Cha của Kim Trọng gọi chàng về gấp để lo việc tống táng.

Mảng tin xiết nỗi kinh hoàng,
Băng mình lẻn trước đài trang tự tình.
Gót đầu mọi nỗi đinh ninh,
Nỗi nhà tang tóc nỗi mình xa xôi:

Kim Trọng đi báo tin cho Kiều biết. Và đây là những lời dặn dò của chàng Kim:

‘Sự đâu chưa kịp đôi hồi,
‘Duyên đâu chưa kịp một lời trao tơ.

Hai người chưa được nói chuyện, chưa được bộc lộ cho hết tâm tình và chưa được mai mối đính hôn chính thức. Ðôi hồi là nói cho đã. Thật ra, nếu có nói thêm hai, ba tuần nữa chắc cũng không bao giờ đã. Phải vậy không?

‘Trăng thề còn đó trơ trơ,
‘Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng.
‘Ngoài nghìn dặm chốc ba đông,
‘Mối sầu khi gỡ cho xong còn chầy!

‘Anh sẽ không quên lời thề. Nỗi buồn xa cách này, gỡ cho ra khỏi trái tim anh chắc cũng còn lâu lắm’. Mối sầu khi gỡ cho xong còn chầy. Ðây là sự thật!

‘Gìn vàng giữ ngọc cho hay,
‘Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời.’

‘Muốn cho người đi xa được an tâm thì em phải săn sóc, giữ gìn thân em cho đàng hoàng.’ Văn tuy cổ nhưng ý thì cũng giống hệt như ý người thời bây giờ.

Tai nghe ruột rối bời bời
Ngập ngừng nàng mới giải lời trước sau:

Tội nghiệp! Thúy Kiều chẳng qua là một cô bé mới lớn lên, đâu đã có nhiều kinh nghiệm về cuộc đời. Vừa mới học thương, mới thề bồi xong đó thì bây giờ đã bị rơi vào hố thẳm của sự xa cách.

‘Ông tơ ghét bỏ chi nhau,
‘Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi.
‘Cùng nhau trót nặng đã nặng lời,
‘Dẫu thay mái tóc dám dời lòng tơ!
‘Quản bao tháng đợi năm chờ,
‘Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm.
‘Ðã nguyền hai chữ đồng tâm,
‘Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai.
‘Còn non còn nước còn dài,
‘Còn về còn nhớ đến người hôm nay!’

Người nào cũng lo cho người kia và thề nguyện phần mình. Hai bên nói được có mấy câu là phải chia tay. Phải đi liền lập tức.

Dùng dằng chưa nỡ rời tay,
Vầng đông trông đã đứng ngay nóc nhà.
Ngại ngùng một bước một xa,
Một lời trân trọng châu sa mấy hàng.
Buộc yên quảy gánh vội vàng,
Mối sầu xẻ nửa bước đường chia hai.

Lời trân trọng là lời chào khi chia tay. Trong thiền môn cũng có dùng: ‘Xin sư huynh giữ gìn lấy thân tâm.’

Buồn trong phong cảnh quê người,
Ðầu cành quyên nhặt cuối trời nhạn thưa.
Não người cữ gió tuần mưa,
Một ngày nặng gánh tương tư một ngày.

Ðây là tâm trạng của người đi. Ðường thì ngàn dặm. Tới đầu kia thì đâu có gì hấp dẫn: chỉ có một xác chết thôi. Lại phải xa người mình thương rất lâu. Ði như vậy trong lòng nát như tương. ‘Ðầu cành quyên nhặt cuối trời nhạn thưa’ cho biết Kim Trọng ra đi vào độ cuối hè, sang thu.

Chúng ta sẽ độc và sẽ thấy được nỗi khổ của cô nàng. Ghê gớm gấp trăm ngàn lần anh chàng. Những tai nạn lớn xảy ra cho gia đình Thúy Kiều. Cuộc đời lưu lạc của Thúy Kiều bắt đầu từ đó.

CHỈ THIẾU MỘT CHÚT XÍU

Tai nạn lớn xảy ra cho gia đình Thúy Kiều ngay đêm hôm dó. Mười lăm năm luân lạc của Thúy Kiều có thể đã không xảy ra nếu Kim Trọng ở lại thêm vài giờ. Kim là sinh viên con nhà giàu; chàng có thể xoay sở giúp chuộc cha của Kiều ra khỏi hoàn cảnh oan ức. Nhưng chàng Kim đã từ giã ra đi. Và chỉ nội trong nửa giờ đồng hồ sau, tai họa ập tới trên đầu Kiều. Tất cả đều được quyết định bởi những nhân duyên dồn dập xảy tới. Chỉ thiếu một chút xíu nhân duyên thuận lợi thôi mà đã xảy ra bao nhiêu là đau khổ cho nàng Kiều. Chính Kim Trọng, gần cuối truyện, đã nhắc đến điều này:

Rằng: ‘Tôi trót quá chân xa,
‘Ðể cho đến nổi trôi hoa dạt bèo.

Chỉ vì chàng Kim vắng mặt trong giây phút quan trọng đó mà đã xảy ra mười năm luân lạc của nàng Kiều.

*********

CHÚ THÍCH CHƯƠNG 1

[1] Tố nga: người con gái đẹp

[2] Làn thu thủy: mắt trong như nước hồ thu. Nét xuân sơn: lông mày như dáng núi mùa xuân.

[3] Nghiêng nước nghiêng thành: đẹp đến nỗi làm người ta say mê, bỏ cả nhiệm vụ, để mất cả đất nước. Lý Diên Niên có bài ca: Bắc phương hữu giai nhân, tuyệt thế nhi độc lâp. Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc. Ninh bất tri khuynh thành dữ khuynh quốc, gian nhân nan tái đắc = Phương bắc có người con gái đẹp, đẹp vô song mà còn đứng một mình. (Người đó) ngoảnh lại nhìn một cái xiêu thành người, ngoảnh lại nhìn cái nửa nghiêng nước người. Thà không biết việc nghiêng thành và nghiêng nước, (vì) người đẹp khó được gặp lại.

[4] Ý cả câu: Về sắc thì chỉ có một mình Kiều là nhất, về tài thì may ra còn có người thứ hai sánh kịp.

[5] Thiều quang: ánh sáng đẹp, tức là ánh sáng ngày xuân. Ý ca câu: mùa xuân có chín mươi ngày thì đã hết sáu mươi ngày rồi, tức là tháng giêng và tháng hai đã đi qua, đang bước sang tháng ba.

[6] Thanh minh: tiết vào đầu tháng ba, mùa xuân khí trời mát mẻ, trong trẻo, người ta đi tảo mộ, tức là đi viếng và quét tước, sửa sang lại phần mộ của người thân.

[7] Ðạp thanh: giẫm lên cỏ xanh. Tiết thanh minh, đi chơi xuân ở đồng nội, giẫm lên cỏ xanh nên gọi là đạp thanh.

[8] Yến anh: chim én, chim oanh về mùa xuân thường ríu rít bay từng đàn: đây ví cảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân.

[9] Tiểu khê: dòng suối nhỏ

[10] Nếp tử: áo quan gỗ (từ gỗ thị); xe châu: xe tang có kết rèm như hạt châu. Ðây là nói khách người viễn phương làm lễ tang cho Ðạm Tiên.

[11] Phượng: chim phượng trống, Loan: chim phượng mái. Loan phượng trong văn cổ dùng tượng trưng cho đôi lứa vợ chồng. Cả câu ý nói những người khách làng chơi đi lại với Ðạm Tiên ngày trước.

[12] Tích lục tham hồng: tiếc màu xanh, tham màu hồng, ý nói luyến tiếc tham mê nhan sắc người đẹp.

[13] Bốn câu ba vần: thơ tứ tuyệt. Theo luật thơ cổ, thơ tứ tuyệt có bốn câu, có lối hai vần (câu 2-4), có lối ba vần (câu 1,2,4)

[14] Lưng túi: cái túi lưng lưng, không đầy.

[15] Ngựa câu: ngựa non. Giòn: chắc, đẹp.

[16] Hai kiều: hai người con gái đẹp, chỉ hai chị em Thúy Kiều.

[17] Trâm: cái trâm cài vào mũ hay búi tóc, Anh; cái dải mũ; nhà trâm anh là nhà quyền quý.

[18] Ðồng thân: là cùng học một thầy, có khi gọi là đồng song: cùng ngồi bên cửa sổ để học.

[19] Ðồng tước: tên tòa lâu đài lớn do Tào Tháo dựng trên bờ sông Chương Hà tỉnh Hà Nam. Xây dựng xong, Tào Tháo định sẽ chiếm đất Giang Nam của Ðông Ngô và bắt hai chị em Ðại Kiều (vợ Tôn Sắch, vua Ðông Ngô) và Tiểu Kiều (vợ Chu Du, đô đốc của Ðông Ngô) về đó ở. Thơ Ðỗ Mục (Ðường): Ðông phong bất dữ Chu lang tiện. Ðồng-Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều = Ngọn gió Ðông nếu không giúp Chu Du (phóng hỏa phá trận Xích Bích) thì đài Ðồng-Tước đã khóa chặt tuổi xuân của hai chị em họ Kiều. Ý cả câu: nhà họ Vương có hai cô con gái đẹp cấm cung.

[20] Giải cấu tương phùng: tình cờ không hẹn mà gặp nhau.

[21] Ðố lá: trò chơi thi kiếm những lá lạ, phổ biến ở Việt Nam và Trung Quốc thời xưa. Ðây là dịp để nam nữ có thể gặp nhau.

[22] Thu không: hiệu đống cửa thành lúc gần tối.

[23] Hạ tứ: Viết tứ thơ xuống. Ném châu gieo vàng: lời hay ý đẹp, quý như vàng, như ngọc.

[24] Nhà huyên: do chữ huyên đường, chỉ người mẹ. Huyên là tên một thứ rau nấu canh rất ngọt (cây kim châm), tượng trưng cho người mẹ. Trong khi đó cây thông tượng trưng cho người cha (thung đường.)

[25] Mạch tương: do chữ tương lệ, nước mắt nhớ người yêu. Tích vua Thuấn đi tuần thú, chết ở đất Thương Ngô, ven bờ sống Tương; vợ là bà Nga Hoàng và Nữ Anh ra sông khóc, nước ấy vẩy vào các bụi trúc chung quanh làm cho trúc có sắc lốm đốm nên gọi là Tương phi trúc.

[26] Lời bài hát Bông hoa vàng trong cỏ của Nhất Hạnh.

[27] Thơ Từ An Trinh: Ngân thược trùng quan thích vi tịch, bất như miên khứ mộng trung khan = Khóa bạc mấy lần nghe chưa thấy mờ, chi bằng ngủ đi, may được thấy mặt trong giấc mơ.

[28] Mành Tương: Mành làm bằng giống trúc Tương Phi (Tích Nga Hoàng và Nữ Anh khóc vua Thuấn ở bờ sông Tương, nước mắt làm trúc bên bờ sông trở nên lốm đốm)

[29] Lá thắm: do chữ hồng diệp đề thi (đề thơ trên lá đỏ). Theo Thái bình quảng ký, đời Ðường, Vu Hựu một hôm tình cờ bắt được chiếc lá đỏ thắm trôi trên một ngòi nước từ cung vua chảy ra, trên lá có bài thơ: Lư thủy hà thái cấp! Thâm cung tận nhật nhàn; Ần cần tạ hồng diệp, hảo khứ đáo nhân gian = Nước chảy sao xiết vậy! Trong thâm cung suốt ngày nhàn hạ; Ân cần tạ lá đỏ, khéo trôi tới chốn nhân gian. Hựu bèn lấy sắc lá đỏ khác, đề hai câu thơ: Tằng văn diệp thượng đề hồng oán, điệp thượng đề thi ký dữ thùy? = Từng nghe nỗi hờn oán của khách má hồng đề trên lá, không biết trên lá đề thơ gửi cho ai? Rồi đem thả nơi đầu ngòi nước cho trôi vào cung vua. Cung nữ Hàn thị, người thả chiếc lá đó buổi trước, bắt được. Về sau nhân dịp vua thải ba nghìn cung nữ, Hàn thị được ra, tình cờ kết duyên với Vu Hựu. Hàn thị nhân làm bài thơ: Nhất liên giai cú tùy lưu thủy, thập tái ưu tư mãn tố hoài; kim nhật khước thành loan phượng hữu, phương tri hồng diệp thị lương môi. = Một đôi câu thơ đẹp trôi dòng nước chảy, mười năm ôm bụng nghĩ ngợi âm thầm; ngày nay thành được bạn loan phượng, mới biết lá đỏ là bà mối giỏi. Chim xanh; con chim sứ giả, chỉ người đưa tin. Theo Hán Vũ cố sự, ngày mồng bảy tháng bảy có con chim xanh bay đến trước cửa điện, vua hỏi, Ðông Phương Sóc tâu; Chắc Tây Vương Mẫu sắp đến. Một lát sau quả Tây Vương Mẫu đến, có ba con chim xanh bay đậu bên cạnh.

[30] Ðộng khóa nguồn phong: Khi Lưu Thần, Nguyễn Triệu trở lại hỏi thì cửa động tiên đã khóa chặt, nguồn Ðào phong kín, lấp mất lối cũ, không có cách gì gặp lại người tiên.

[31] Châu về Hợp phố: vật đã mất nay trở về chủ cũ. Theo Hậu Hán Thư, quận Hợp phố có nhiều ngọc trai, quận thú tham ông bắt dân mò ngọc cho họ rất nhiều. Ngọc quý bỏ đi gần hết. Dân không có gì đổi cái ăn, chết đói đầy đường. Khi Mạnh Thường đến làm thái thú bãi bỏ những tệ cũ, mưu lợi cho dân, chưa đầy một năm ngọc bỏ đi tìm về Hợp phố, dân trở về nghề cũ. Ý cả câu: không biết của ai mà tra.

[32] Lân lý: xóm làng, ý nói người lối xóm.

[33] Ấp cây: ôm chặt cây cột cầu. Vỹ Sinh người nước Lỗ thời Xuân Thu cùng hẹn với một người con gái gặp nhau dưới chân cầu. Người con gái không đến. Vỹ Sinh thủ tin ngồi đợi mãi, nước lên to cũng không chịu đi, cứ ôm trụ cầu mà chịu chết đuối. Tiếng Hán dùng để điển này để chỉ việc liều thân mà thủ tín. Ở đây, Kim Trọng chịu liều thân để được gặp Thúy Kiều.

[34] Phỉ phong: tên hai thứ rau nhà nghèo ăn, ý nói sống bằng phương tiện đạm bạc, đơn giản.

[35] Chỉ hồng: do điển xích thằng hệ túc, chỉ việc xe duyên vợ chồng. Theo Tục u quái tục, Vi Cố đi dạo một đêm trăng gặp một ông lão ngồi tựa lưng vào một cái túi lớn đựng dầy những sợi chỉ đỏ hướng về phía mặt trăng mà kiểm sách. Vi Cố hỏi, ông lão nói đó là văn thư kết hôn của thiên hạ, còn những sợi chỉ đỏ thì dùng để buộc chân những đôi trai gái sẽ thành hôn thành vợ chồng. Nguyệt lão, ông tơ, chỉ hồng đều chỉ việc xe duyên vợ chồng, nhân duyên trời định.

[36] Chiều xuân: lòng mơ tưởng đến tình yêu, do các chữ hoài xuân hay xuân từ trong tiếng Hán. Nét thu: con mắt sáng trong như nước mùa thu gợn sóng (thu ba).

[37] Vạn phúc: lời chúc phúc lành, thường người đàn bà hay nói với người đàn ông khi gặp nhau. Hàn huyên: thăm hỏi, chuyện trò khi chủ khách mới gặp nhau.

[38] Lời phong nguyệt: những câu chuyện yêu thương, lãng mạng. Nguyền non sông: lời thề nguyền gắn bó.

[39] Ðạm thanh: màu xanh nhạt.

[40] Nàng Ban, ả Tạ: Ban Chiêu đời Ðông Hán và Tạ Ðào Uẩn đời Tấn là hai người đàn bà nổi tiếng thông minh, học rộng, có tài biện luận và giỏi thơ văn.

[41] Ngọc bội: đồ đeo bằng ngọc, chỉ người quân tử, người đã hiển đạt và có quan chức. Kim môn: Kim Mã Môn, tên một cửa cung Vương đời Hán, nơi các quan học sĩ đợi chiếu, chuẩn bị để vua hỏi chính sự. Ðây là chỉ những người có văn tài, được nhà vua trọng dụng.

[42] Giải cấu: tình cờ không hẹn mà gặp.

[43] Trung khúc: khúc lòng, những tâm sự thầm kín.

[44] Song sa: cửa sổ có treo màn sa (thứ hàng tơ dệt thưa mỏng)

[45] Trướng huỳnh: màn đom đóm, chỉ phòng học của học trò. Theo Tấn Thu, ông Xa Dận hồi nhỏ nhà nghèo, không có đèn thắp mà học nên bắt đom đóm bỏ vào một cái túi để thấy chữ mà học. Người ta dùng chữ trướng huỳnh để chỉ buồng học của người siêng học.

[46] Ðài sen: để cắm nến hình hoa sen. Song đào: lư đốt trầm, hình quả đào.

[47] Nước non: Bởi chữ cao sơn lưu thủy, chỉ tiếng đàn hay của người tri kỷ, tiếng đàn có bạn tri âm thưởng thức. Tích Bá Nha và Tử Kỳ. Bá Nha thời Xuân Thu, là người giỏi đàn, gặp và chơi thân với Chung Tử Kỳ là người sành nghe đàn. Một hôm Bá Nha đánh đàn, Chung Tử Kỳ ngồi nghe. Khi Bá Nha nghĩ đến chỗ non cao, Chung Tử Kỳ nói: Thiện tai hồ cố cầm, nguy nguy hồ nhược Thái Sơn = Ðánh đàn giỏi làm sao, vòi vọi cao thay như núi Thái! Một lát Bá Nha nghĩ đến chỗ nước chảy, Chung Tử Kỳ lại nói: ‘Thiện tai hồ cố cầm, đãng đãng hồ nhược lưu Thủy’ Ðánh đàn sành biết mấy, mênh mông thay như nước chảy. Chung Tử Kỳ chết, Bá Nha đập đàn không gảy nữa vì cho người đời không còn ai hiểu tiếng đàn của mình. Chung Kỳ là Chung Tử Kỳ, người tri âm

[48] Tư mã Phượng cầu: khúc dàn Phượng cầu hoàng của Tư Mã Tương Như đời Hán, đàn tỏ tình với Trác Văn Quân. Phượng cầu hoàng là chim Phượng (chim trống) đi tìm chim Hoàng (chim mái). Kim Trọng không cầm đàn nhưng cũng đàn một bản đàn miệng (‘không lấy được em chắc là anh chết’), cũng ‘nghe ra như oán như sầu’ làm cho Thúy Kiều nghe xính vính, phải chấp nhận.

[49] Kê Khang – khúc Quảng Lăng: theo Thông Chi, Kê Khang một hôm đến chơi đất Lạc Tây, trọ ở Hoa Dương Ðình, đêm ngồi gảy đàn, chợt có người khách đến tự nói mình là người thời cổ, rồi cùng Khang bàn luận âm luật, nghĩa lý rành rọt thấu đáo. Nhân đó, ông khách lấy đàn gảy, soạn nên khúc Quảng Lăng Tán, lời điệu cực hay, trao cho Khang và dặn không được truyền lại cho người khác. Về sau Kê Khang bị Tư Mã Chiêu sát hại. Khúc Quảng Lăng bị thất truyền.

[50] Lưu thủy, hành vân: nước chảy mây trôi, nói tính cách thanh thoát, tự nhiên của khúc đàn.

[51] Quá quan: qua cửa ải. Chiêu Quân: tên tự của Vương Tường cung nữ của Hán Nguyên Ðế, bị cống cho vua Hung Nô làm hoàng hậu để ngăn chiến tranh giữa hai nước. Khi qua cửa ải, Chiêu Quân gảy một khúc đàn tì bà tỏ lòng nhớ nước, nhớ nhà vô hạn.

[52] Lời bài hát ‘Hộ trì sáu căn’ lấy từ Kinh.

[53] Bố kinh: do chữ bố quần kinh thoa (quần vải, thoa gai) chỉ người vợ hiền. Ngày xưa nàng Mạnh Quang vợ Lương Hồng chỉ dùng quần vải thoa gai.

[54] Trên Bộc trong dâu: chỉ thói tà dâm của trai gái. Hán thư: nước Vệ có bãi dâu trên sông Bộc, trai gái hẹn hò đàn hát, làm chuyện không đúng lễ giáo.

[55] Cháp cánh liền cành: sự sống lứa đôi, hai người luôn có mặt bên nhau. Thơ Bạch Cư Dị: Tại thiên nguyện tác tị dực điểu, tại địa nguyện vi liên lý chi = trên trời nguyện làm chim liền cánh, dưới đất nguyện làm cây liền cành.

[56] Mái Tây: do chữ Tây Sương, tức mái tây chùa Phổ Cứu, nơi Thôi – Trương gặp gỡ nhau.

*****

ĐÃ ĐĂNG: > PHẦN 1   –  PHẦN 2   –  PHẦN 3

Kết Quả Cúp Rồng Tre Lần III Năm 2012

Kết Quả Cúp Rồng Tre Lần III Năm 2012

Posted: 28 Mar 2012 09:03 PM PDT

Sau hơn 4 tháng phát động, hôm nay, Giải biếm họa báo chí Việt Nam – Cúp Rồng tre lần thứ III (2011 -2012) – chủ đề “Môi trường và biến đổi sinh thái” do báo TT&VH tổ chức với sự bảo trợ của Hội Nhà báo Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đã chính thức khép lại bằng lễ tổng kết, trao giải và triển lãm cho hơn 400 tác phẩm xuất sắc nhất tham dự cuộc thi này, trong đó có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba, 5 giải Khuyến khích và 01 Giải Cộng đồng mạng Bình chọn.

Biếm họa xuất sắc nhất về chủ đề “Môi trường và biến đổi sinh thái” thuộc về một đại diện của thế hệ họa sĩ biếm mới: Trần Hải Nam (bút danh N9).
Giải nhất (trị giá 20 triệu đồng, Cúp Rồng tre)

mieng-ghep-nguoc-giai-nhat-cup-rong-tre-2012.jpgMiếng ghép ngược, giải nhất biếm họa, đoạt Cúp Rồng Tre lần 3 năm 2012

Miếng ghép ngược với lối vẽ đơn giản, hiện đại, dễ hiểu mà không cần đến những ngôn từ rườm rà đã truyền tải được câu chuyện giết tê giác lấy sừng đang nhức nhối trong dư luận.

hoa-si-Tran-Hai-NAm-N9-giai-nhat.jpgHọa sĩ Trần Hải Nam (bút danh N9) giành cúp Rồng Tre 2012

Trần Hải Nam chưa từng có tranh biếm đăng báo, cũng chưa từng xác định làm họa sĩ biếm, năm bức tranh gửi dự thi là năm bức biếm họa đầu tay của Nam. Họa sĩ Lý Trực Dũng đánh giá: Cùng với Trần Hải Nam, có rất nhiều họa sĩ trẻ vẽ tốt đã xuất hiện. Họ chính là thế hệ kế cận và mang đến thành công cho biếm họa Việt Nam trong những năm tới.

Họa sĩ biếm NOP (tức Hà Xuân Nồng) – người giành Cúp Rồng Tre năm 2010 – được trao giải nhì (trị giá 10 triệu đồng/giải) với tác phẩm Giao hưởng “Dòng sông đen”.

Giao-huong-dong-xuan-den-giai-nhi-cup-rong-tre.jpgGiao hưởng “Dòng sông đen”, giải nhì cúp Rồng Tre 2012

Họa sĩ Nguyễn Hữu Lộc (bút danh H.Lộc) cũng giành giải nhì (trị giá 10 triệu đồng/giải) với bức tranh Cá hóa thạch về những chú cá chép Hàng Trống trơ xương dưới tác động của ô nhiễm môi trường.

biem-hoa-cua-huu-loc-giai-nhi-cup-rong-tre.jpgBiếm họa của Hữu Lộc đồng giải nhì Cúp Rồng Tre 2012

Hai giải ba, năm giải khuyến khích cũng được trao cho những họa sĩ biếm khác.

Danh sách các tranh biếm đoạt giải

Giải 3

giai-3-biem-hoa-rong-tre-2012-Huu-Duc.jpgGiải 3 biếm họa cúp Rồng Tre 2012, tác giả: Hữu Đức

giai-3-biem-hoa-rong-tre-2012-DAD.jpgGiải 3 biếm họa cúp Rồng Tre 2012, tác giả: DAD

Giải Khuyến Khích

khuyen-khich-biem-hoa-rong-tre-2012-Thanh-Chung.jpgGiải khuyến khích Cúp Rồng Tre 2012, tác giả Thành Chung

khuyen-khich-biem-hoa-rong-tre-2012-Lua.jpgGiải khuyến khích Cúp Rồng Tre 2012, tác giả Lúa

khuyen-khich-biem-hoa-rong-tre-2012-Leo.jpgGiải khuyến khích Cúp Rồng Tre lần 3, tác giả LEO

khuyen-khich-biem-hoa-rong-tre-2012-BBa.jpgGiải khuyến khích Cúp Rồng Tre lần III, tác giả Điop

khuyen-khich-biem-hoa-rong-tre-2012-Viiip.jpgGiải khuyến khích Cúp Rồng Tre lần III 2012, tác giả Viiip

Giải cộng đồng bình chọn

Giai-binh-chon-biem-hoa-cua-con.jpgGiải cộng đồng bình chọn, tác giả Cua Con

* Hội Nhà báo Việt Nam trao Giải Đặc biệt cho Họa sĩ Đỗ Anh Dũng (bút danh DAD), vì những tác phẩm dự thi có chất lượng cao trong khuôn khổ Giải Biếm họa Báo chí Việt Nam lần III – Cúp Rồng Tre – Chủ đề: Môi trường & Biến đổi Sinh thái và những đóng góp tích cực cho hoạt động Biếm họa báo chí Việt Nam trong năm 2011 – 2012.

Xem Triển Lãm Cúp Rồng Tre 2012 Ở Đâu

Giải Biếm họa báo chí Việt Nam lần 3 – Cúp Rồng Tre do báo Thể Thao & Văn Hóa tổ chức. Những bức tranh xuất sắc nhất của cuộc thi đã được triển lãm ngay tại hè phố, số 61 Lý Thái Tổ (Hà Nội) – nơi câu chuyện môi trường vẫn tiếp diễn hằng ngày, hằng giờ – để người dân có cơ hội tham quan. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 3-4.

(Nguồn: Thể Thao&Văn Hóa, Tuổi Trẻ)

CÙNG VUI MỘT LÁT: XEM CẢNH CHÓ NHẠI TIẾNG EM BÉ

CHÓ NHẠI TIẾNG EM BÉ 

Hà Nội: Đưa bố về quê mai táng, con tử vong!

Cập nhật 30/03/2012 04:21:00 PM (GMT+7)
Go.vn

Hà Nội: Đưa bố về quê mai táng, con tử vong

Chiếc xe cứu thương chở thi thể người cha về quê mai táng bị nổ lốp trên Đại lộ Thăng Long. Vụ tai nạn khiến người con chết tại chỗ và ba người khác trên xe cũng bị thương.

 

TIN BÀI KHÁC

 


 

Vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào khoảng 4h30 sáng nay (ngày 30/3), trên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội). Vào thời điểm trên, tài xế Hồ Đại Dương (SN 1986, ở Hà Nội) điều khiển chiếc xe cứu thương mang BKS 30X – 8827, của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, chở 4 người từ Hà Nội về Nghệ An.

 

 

Hiện trường vụ tai nạn (Ảnh: Lao động)

 

4 người trên xe bao gồm ông Cao Văn Nựu (SN 1933, ở Quỳ Hợp, Nghệ An) là bệnh nhân đã tử vong, gia đình xin đưa về nhà mai táng; Cao Văn Kính (SN 1971, con trai ông Nựu); anh Hồ Văn Chung (SN 1967, cháu ông Nựu) và anh Cao Văn Luận (SN 1976).

Khi đi đến km16, Đại lộ Thăng Long thì bất ngờ xe bị nổ lốp. Tài xế mất lái, đâm vào taluy đường bên phải. Vụ va chạm mạnh đã làm người chết bị văng ra ngoài cùng cáng cứu thương. Anh Kính bị rơi xuống rãnh thoát nước giữa đường và chết tại chỗ. Còn anh Chung và lái xe Dương bị thương nặng, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai.

Tại hiện trường, chiếc xe cứu thương nát bét phần đầu, dầu máy chảy lênh láng, nhiều dụng cụ y tế được trang bị cho xe cứu thương cũng bị văng tung toé khắp mặt đường. Sau khi xảy ra tai nạn, CSGT và các lực lượng chức năng đã có mặt, khám nghiệm hiện trường.

Lê Lan (Tổng hợp) 

NGUỒN 

MỜI QUÝ VỊ THƯ GIÃN MỘT CHÚT

 ÔNG CẢNH SÁT THẬT DỄ THƯƠNG

Một tài xế chạy xe quá tốc lực bị cảnh sát ðuổi theo và chặn lại. Anh cảnh sát nói : “Rất may cho anh, hôm nay tôi có chuyện vui trong lòng, tôi cho anh một cơ hội: Nếu anh nói ra một lý do chính ðáng tại sao anh chạy xe nhanh quá như  vậy thì tôi tha cho anh…”
– “Thưa sếp, Chẳng nói giấu gì sếp. Tuần trước con vợ tôi bỏ ði theo một tên cảnh sát, hôm nay, thấy xe sếp ðuổi theo, tôi phải chạy nhanh vì tôi tưởng  tên cảnh sát ðó ðuổi theo ðể trả lại con vợ cho tôi…”
– “Hay! Tôi tha cho anh ðó…“

 
LỜI CẦU NGUYỆN LINH ỨNG

 

Ở vùng nọ có mốt nuôi vẹt. Một phụ nữ phàn nàn với cha xứ:
-Thưa Cha, lũ vẹt cái nhà con chỉ biết nói mỗi một câu:
“Hi, chúng em là dân chơi  nè! Các anh có muốn vui vẻ không ?”
-Thật là tục tĩu! Ta sẽ giúp con việc này. Hai con vẹt Francis và Job
của ta suốt ngày cầu nguyện và ðọc kinh thánh. Hãy mang vẹt của con
ðến nhà ta. Chung một lồng với chúng, chắc chắn lũ vẹt của con sẽ được
dạy dỗ về sự lễ ðộ và tôn kính.
Người  phụ nữ mang hai con vẹt cái của bà ta ðến nhà cha xứ. Thấy hai
con vẹt ðực ðang cầm quyển kinh và lầm bầm cầu nguyện, bà ta liền thả
hai con vẹt cái của bà vào với chúng. Các ả vẹt cái la lên:
-Hi , chúng em là dân chõi nè! Các anh có muốn vui vẻ không?
Yên lặng… Một con vẹt ðực sững sờ buông rõi quyển Kinh, ngó qua bạn nó
và thốt lên:
-Francis! Những lời cầu nguyện của chúng ta đã được  ứng nhiệm rồi!

CHUYỆN TÌNH YÊU

Hai người bạn ngồi thảo luận về tình yêu
-Tôi ðã ba lần tưởng rằng mình ðã yêu – Một người nói – 5 nãm trước
tôi rất quan tâm ðến một người phụ nữ – một người không ưa tôi một
chút nào
-Thế mà không phải là tình yêu ư ?
-Không, ðó chỉ là mê muội – 2 nãm sau, tôi lại chú ý tới một cô gái
rất cuốn hút, nhưng cô ấy lại không hiểu tôi.
– Ðó có phải tình yêu không ?
– Không, ðó chỉ là mơ mộng. Và chỉ 1 nãm sau, tôi gặp một phụ nữ trên
boong tàu tại biển Cam ranh . Cô ấy thông minh, hài hước và nói chuyện
rất duyên. Dù gặp cô ấy ở bất cứ ðâu trên boong tàu ðó, tôi cũng có
cảm giác rất lạ, thấy bồn chồn, hồi hộp, trong người cứ không yên.
-Thế rồi ðó có phải tình yêu không ?
Anh bạn sốt ruột
-Không , ðấy là tôi bị say sóng.

TRỄ

Vợ thấy chồng di làm về, chạy ngay ra dón chồng, hôn 1 cái vào má và thỏ thẻ với ông :

– Anh õi, em “trễ” 2 tháng rồi, chắc chúng ta có em bé quá

Chồng vui mừng khôn siết vì sắp được làm bố.. 2 vợ chồng cùng nhau xem tivi và ði ngủ.

Sáng hôm sau, chồng lại ði làm, chỉ có mỗi bà vợ ở nhà. Có 1 anh nhân viên Ðiện lực ðến bấm chuộng
-Tôi có thể giúp gì cho anh?
-À không , tôi ðến ðây chỉ ðể báo cho bà biết là bà ðã trễ 2 tháng rồi nhá!!!”
‎- Ha? Sao các anh lại biết?
– Bà ðừng có cố tỏ vẻ ngạc nhiên như thế, bà trễ dù là 1 bữa chúng tôi cũng bíết chứ đừng nói chi ðến 2 tháng nhưvậy

Quá hoảng sợ, bà vợ nói
-Thôi ðợi chồng tôi nói chuyện với các anh!!! rồi ðóng sập cửa lại.
Ngay sáng hôm sau ông chồng ðến ngay công ty ðiện lực và gặp anh nhân viên thu tiền hôm trước, vỗ bàn hét :
-Này anh kia, anh muốn gì ở vợ chồng chúng tôi?”
– Cũng đơn giản thôi, ông bà vui lòng đưa chúng tôi tiền là mọi việc sẽ ổn thỏa
Ông chồng nghĩ ðang bị tống tiền , nên càng thêm bực tức:
– Nếu tao không đưa  tiền cho mày thì sao?
– Bắt buộc chúng tôi phải cắt của ông thôi – anh nhân viên thu tiền trả lợi.
Ông chồng há hốc miệng: “Cắt rồi vợ tôi xài cái gì ”
– Kêu bà ta xài ðỡ cây ðèn cầy vậy !!!!!

 Ðúng là Tào Tháo 

Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền họp Hội nghị G3. Vua nhà Hán chủ trì.

Vua Hán cho các cung nữ cởi trần, bôi nhọ nồi vào vú, bắt múa đãi tướng .

Cuối cùng, chọn 3 cô ðẹp nhất cho ngồi cạnh 3 vị Tào, Lýu, Tôn. Bỗng ðèn ðuốc tắt hết.

Hồi lâu ðèn nến mới sáng lên. Thì thấy tay Tôn Quyền nhọ ðen nhẻm, mũi Lưu  Bị cũng bị ðen.

Vua Hán nghĩ bụng: Tôn Quyền khua khuắng cả cung nữ của ta, thế nào nó cũng lấy ðất Ngô,

Lýu Bị ngửi cả cung nữ của ta, thế nào nó cũng lấy Ba Thục, chỉ có Tào Tháo là trung thành với ta.

Vua Hán bèn khen Tào trung nghĩa. Tào Tháo khoái quá, cười nhe rãng. Rãng và lưỡi ðen thui.
Thiếu

Chàng rể ðến nhà bạn gái chõi và nói chuyện với bố nàng.
Ông bố muốn thãm dò tính tình chàng trai nên ðặt câu hỏi thử thách.
– Nếu bây giờ có một túi tiền và một túi ðạo ðức rơi trên đường thì anh nhặt túi nào?
– Cháu nhặt túi tiền – chàng trai nhanh nhảu trả lời.
Vẻ mặt thất vọng, bố cô gái nói:
– Tôi biết ngay mà, các anh chị bây giờ coi tiền là trên hết, ngay cả ðạo ðức cũng chẳng coi vào ðâu. Nếu là tôi thì tôi sẽ nhặt túi ðạo ðức.
Chàng trai nghe thế bèn vội vàng sửa chữa:
– Vì cháu nghĩ ai thiếu cái gì thì nhặt cái ðó ạ. Cháu ðang cần tiền nên….

 

Ngư dân bị Trung Quốc bắt: Bán nhà chuộc người thân

30/03/2012 | 06:30

Ngư dân bị Trung Quốc bắt: Bán nhà chuộc người thân

(Dân Việt) – “Chúng tôi định bán nhà để nộp 70.000 nhân dân tệ tiền chuộc như yêu cầu của phía Trung Quốc” – chị Lê Thị Phúc, vợ thuyền trưởng Trần Hiền (32 tuổi, ở Lý Sơn, Quảng Ngãi) nghẹn ngào nói.

 

Bắt người để… đòi tiền

Ngày 29.3, chị Nguyễn Thị Mai Trang (An Vĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi) đau đớn kể lại: Hôm 1.3, tôi mới sinh con chưa được 3 tuần nhưng do trong nhà tiền bạc chẳng còn nên chồng tôi, anh Phan Văn Tân, đành để lại mẹ con tôi ở nhà, rồi xuống tàu ra biển. Hai ngày sau thì tàu bị Trung Quốc bắt. Chồng tôi và 10 ngư dân trên tàu (QNg – 66074, do ông Trần Hiền làm thuyền trưởng) bị giam giữ từ đó đến nay.

Người thân của 21 ngư dân bị bắt đang ngóng đợi tin lành (ảnh chụp ngày 29.3).
MỜI XEM TẠI ĐÂY 

Ấn Độ giữ tàu mang cờ Việt Nam vì nợ tiền

Ấn Độ giữ tàu mang cờ Việt Nam vì nợ tiền

30/03/2012 3:13

Giới hữu trách ở cảng Paradip thuộc bang Orissa, miền đông Ấn Độ đang tạm giữ tàu Golden Falcon mang cờ Việt Nam cùng 25 thủy thủ theo lệnh của tòa án.

Trang tin Express News Service dẫn lời giới chức nói chủ tàu đã không trả khoản nợ đến hạn cho Công ty nhiên liệu United Bunkering Trading Asia Pvt Ltd, có trụ sở tại Singapore. Hãng này thông qua luật sư tại Ấn Độ gửi đơn kiện yêu cầu tạm giữ tàu Golden Falcon cho đến khi nào thu hồi hết tiền nợ.

Được biết, Golden Falcon đến cảng Paradip từ ngày 24.3 để dỡ hàng và bị giữ lại trong lúc chuẩn bị ra khơi lần nữa. Trao đổi với PV Thanh Niên qua điện thoại, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại New Delhi cho biết sẽ nhanh chóng kiểm tra thông tin trên để làm rõ vụ việc và hỗ trợ nếu cần thiết.

Thụy Miên

NGUỒN 

Nợ 4.000 USD, bị giang hồ thiêu sống

Thứ Sáu, 30/03/2012, 06:01 (GMT+7)

Nợ 4.000 USD, bị giang hồ thiêu sống

TT – Ngày 29-3, một bạn đọc báo tin: “Một người đàn ông do thiếu nợ đã bị những thanh niên lạ mặt xông vào nhà ở đường Dương Bá Trạc, P.2, Q.8 (TP.HCM) tẩm xăng thiêu sống khiến ông bị phỏng rất nặng”.

MỜI ĐỌC TẠI  ĐÂY