Archive for the ‘BAN NỘI CHÍNH’ Category

Bà Bộ trưởng và bệnh vô cảm

Bà Bộ trưởng và bệnh vô cảm

Trịnh Kim Thuấn

Thứ năm ngày 25 tháng 7 năm 2013 8:55 PM

Lời kể của một thông dịch viên làm việc cho các cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam năm 1966-1967 tại một quân y viện thời ấy :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ban đêm những tiếng rên la, hò hét, những cơn mê của những người xung quanh làm tôi mất ngủ. Tôi sợ những tiếng đó còn hơn những tiếng đại bác bắn đi từ sân Quận hay những loạt súng cối từ xa tới. Không một y tá nào tử tế với tôi hay những bệnh nhân quanh tôi. Ai cũng phải than phiền, văng tục với những y tá kiêu căng, lạnh nhat và tàn nhẫn. Họ đã coi thân thể tôi như một vật vô tri hay một con thú. Những gã đàn ông cộc cằn, phách lối và những mụ đàn bà cong cớn vô duyên. Họ cười đùa với nhau bên cạnh tiếng rên la của người bệnh. Họ chỉ sợ bác sĩ và những buổi thanh tra, những phái đoàn đến thăm ……………………………………………
(trích  Nhật Ký Người Chứng của Thái Lãng. Tủ sách Văn Nghệ Xám 1967)
Chính vì những quyển sách tương tự như thế mà chúng tôi đâm ra không thích Mỹ, không thích chế độ hiện hành, mong cho nó sớm sụp đỗ để có một xã hội mới, tốt đẹp hơn. Ngày 30/4/1975 Giải phóng miền Nam … một chế độ mới : ưu việt, dân chủ gấp triệu lần chế độ tư bản .
46 năm sau, nền y tế là :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .   ngày 17/11/2012, chị Ngọc Anh 1 dân oan bị an ninh bắt cóc tại “Vườn hoa Dân oan” bị đánh đập dã man, phải đưa đi điều trị tại bệnh viện Saint Paul- Hà Nội. Bác sĩ Tân, vị bác sĩ “Lương y như ác mẫu” đã phán “ không tiền không trị bệnh” cho chị Ngọc Anh. Ôi ! họ vì đồng tiền và chức vị mà sinh ra vô cảm thậm chí tàn ác đến vậy ! Trong số quan chức và cảnh sát ấy, họ cũng xuất thân từ nông dân mà ra. Mỗi ngày họ ăn sản phẩm của ai ? Nếu không có nông dân họ lấy gạo và thực phẩm, trái cây ở đâu để sống ? . . . . .. . . . (Chuyện đời và tình người  NS KIM CHI).
THƯ : GỬI O TIẾN  ( Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến ).
Tôi và O sinh cùng năm. Tôi cũng đã ngồi nói chuyện với O tại nhà riêng của O ở khu biệt thự Thảo Điền về Đặng Thùy Trâm. Nói thế để O cố tình quên cái bản mặt của tôi thì cũng khó. Và tôi nói với O như thế nầy, O vào Quảng Trị, cái nơi vừa xảy ra 3 cái chết thương tâm của 3 đứa bé do cán bộ ngành của O tiêm vắc xin gây ra, 3 cái chết làm chấn động dư luận cả nước và không ít người đã khóc khi đọc tin đau đớn nầy.
Chưa kết luận nguyên nhân. Nhưng O là Bộ trưởng, là mẹ, O vào, đi hết nơi nầy đến nơi khác mà không thèm ghé thăm, thậm chí ít nhất 1 gia đình có cháu bé tử vong thì O quá tệ O Tiến ạ ! rất tệ. Cán bộ y tế – phẩm chất số 1 là không được vô cảm O ạ ! O né báo chí, O né dư luận ? Sao phải né ? Nếu chưa tìm ra nguyên nhân thì O cứ trả lời đang chỉ đạo tìm ra nguyên nhân. Còn chí ít O phải vấn an (dù là hình thức) với người nhà bệnh nhân do cán bộ ngành O gây ra chứ ? Sao thế O Tiến ?   NGUYỄN QUANG VINH  ( Khoai Lang Cu Vinh    22/7/2013).
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hôm nay báo Tuổi Trẻ nhà mình đưa tin bà Bộ trưởng Y Tế vào Quảng Trị để dự lễ khởi  công xây dựng tháp chuông ở Nghĩa trang liệt sĩ Gio Linh đúng thời điểm xảy ra cái chết oan ức của 3 bé sơ sinh, nhưng thay vì sau đó ghé đến để thắp cho các bé một nén nhang (thời gian từ Đông Hà lên Hướng Hóa chỉ chừng 1 giờ đồng hồ), vậy nhưng bà Bộ trưởng không lên. Có thể công việc của bà quá khẩn cấp, quá quan trọng, nên bà không thể đi. Nhưng cách hành xử ấy khiến nhiều bạn trên fb đã bày tỏ bất bình, cho là bà Bộ trưởng “vô cảm”. Nói thật mình khâm phục các bạn đã lên tiếng trách móc cách hành xử của bà Tiến, vì với sự trách móc đó các bạn chứng tỏ các bạn vẫn còn quá nhiều tin cậy và hy vọng !
Sự “vô cảm” như cách mà các bạn nói về bà Tiến hôm nay khiến mình nhớ lại câu chuyện chuyến tàu E 1 lật ở Lăng Cô mấy năm trước, trong lúc cả ngành giao thông vận tải và cả nước hoảng lên vì chuyến tàu định mệnh cướp mất sinh mệnh của 1 số người dân trên chuyến tàu đó, thì ngài Bộ trưởng GTVT đương nhiệm lúc ấy ở đâu bạn biết không ? Ngài đang … tắm bùn ở khu VIP, tại khu tắm bùn khoáng Tháp Bà Nha Trang và câu chuyện ấy sau đó đã góp phần đưa ngài rời khỏi ghế Bộ trưởng.
So với sự vô cảm của ngài Bộ trưởng GTVT khi đang ở Nha Trang, nhưng tai nạn xảy ra ở tận Lăng Cô, thì chuyện bà Bộ trưởng có mặt ở Quảng Trị đúng thời điểm 3 trẻ sơ sinh chết, cho dù nguyên nhân gì thì với tư cách người đứng đầu ngành Y tế nước nhà, bà Bộ trưởng không có lý do bận bịu đến đâu để mất vài chục phút đến chia sẽ, an ủi, huống hồ bà là một phụ nữ, một người mẹ … càng khiến nhiều bạn “căm phẩn” cũng không có gì khó hiểu, vì cấp độ vô cảm có vẽ cao hơn sự hành xử của ngài Bộ trưởng GTVT năm nọ. . . . . . . .
( trích  Cái chết của 3 trẻ sơ sinh vì Vắcxin và bà Bộ trưởng Y tế của Lê Đức Dục ngày 23/7/2013  Blog Quê Choa).
Vụ bà Bộ trưởng Y tế và ngài Bộ trưởng GTVT làm tôi nhớ lại năm 2010 : Lễ khai mạc 1.000 năm Thăng Long rất hoành tráng tại Hà Nội, trùng hợp với cơn bão, lũ, lụt lớn ở miền Trung, gây chết chóc hàng trăm người, vô cùng tang thương, trong các diễn văn, diễn từ khai mạc, không 1 vị lãnh đạo cao cấp nào dành 1 phút mặc niệm cho các nạn nhân tử nạn ( họ là đồng bào ruột thịt của mình !).
Từ ngày nhận chức Bộ trưởng Y tế đến nay, bà Tiến có nhiều phát biểu … tôi nhớ 2 lần :
– Khi hỏi về tệ nạn phong bì trong các bệnh viện , bà Tiến bảo : Hãy quay phim, chụp hình các bác sĩ, y tá nào nhận phong bì gởi cho bà , thì bà sẽ xử lý ngay.
– Khi được hỏi về nạn quá tãi các bệnh nhân trong các bệnh nhân ( 1 giường bệnh 2,3 người bệnh nằm), thì bà trả lời : Hãy hỏi Chính Phủ !
Trong 2 bài bài viết của Nguyễn Quang Vinh và Lê Đức Dục có nhắc nhiều lần đến  : VÔ CẢM, vào Google thì thấy định nghĩa như sau :
VÔ CẢM : căn bệnh “ ung thư tâm hồn “. Nói đến thể xác thì sợ nhất là bệnh ung thư. Còn nói đến tâm hồn thì căn bệnh “ vô cảm “ cũng được ví dụ, bởi nó có sức tàn phá ghê gớm, tiếc thay, căn bệnh đó đang lan ra từ trong nhà ra ngoài phố (google.com.vn.giaidap).
( Sao Hồng)  . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày 20/7/2013, đón bà Bộ trưởng không chỉ có hương hoa và những lời chúc tụng của những lãnh đạo địa phương Quảng Trị mà còn có linh hồn bay lên từ 3 xác chết của các cháu bé chưa đến 1 ngày tuổi. Thật là xui xẻo cho bà Bộ trưởng.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Thiết nghĩ bà Bộ trưởng Bộ Y Tế cần phải công khai chịu trách nhiệm cá nhân và xin lỗi trước dư luận về những vụ việc chết người liên tục của ngành Y tế gần đây. Cơ hội đó bà vừa đánh mất hôm ở Nghĩa trang Đường 9 trước các phóng viên báo, đài. Tự nhận trách nhiệm và xin lỗi dân của một Bộ trưởng khó thế sao ? Rõ ràng, bà Bộ trưởng Y Tế còn nợ với dân với cử tri cả nước một lời xin lỗi. Hơn thế nữa, bà hãy từ chức nếu có lòng tự trọng và liêm sĩ của một trí thức !  ( trích  Ngạc nhiên với bà Bộ trưởng Bộ Y Tế ! của Sao Hồng  ngày 23/7/2013).
Hình như bà Kim Tiến thích cái chức Bộ trưởng, còn các công việc phải làm của 1 Bộ trưởng thì Bà không thích, có phải thế không bà Bộ trưởng ?
Tiếc lắm thay !
                               25/7/2013   TRỊNH-KIM-THUẤN
—————

Trữ trăm tấn vàng, người Việt thiệt hại ngàn tỷ

Trữ trăm tấn vàng, người Việt thiệt hại ngàn tỷ

 Thói quen tích trữ vàng lâu đời đã giúp người Việt tích lũy một lượng vàng đến hàng trăm tấn. Đã từng có những ước tính 400 hay hơn 1.000 tấn vàng trong dân nhưng chưa được kiểm chứng. Mặc dù vậy, với hàng trăm tấn vàng đang nắm giữ, qua đợt giảm giá lần này, dân Việt Nam đã thiệt hại hàng chục ngàn tới hàng trăm ngàn tỷ.

 

Trữ nhiều vàng, thiệt hại lớnCăn cứ vào số liệu thống kê của các ngân hàng Thụy Sĩ, nơi cung vàng chủ yếu cho thị trường Việt Nam, tổng lượng vàng nhập về Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2011 khoảng 500 tấn. Trong đó năm thấp nhất là 5 tấn và cao nhất là 80 tấn. Cũng trong khoảng thời gian này, lượng vàng miếng xuất sang các ngân hàng Thụy Sĩ trung bình khoảng 1 tấn mỗi năm, tối đa đạt 20 tấn/ năm trong giai đoạn 2007 – 2009. Lượng vàng gửi tiết kiệm tại các ngân hàng Việt Nam khoảng 100 tấn. Như vậy, khoảng 400 tấn vàng còn lại vẫn được nắm giữ rải rác trong dân.

Tuy nhiên, số liệu từ Hội đồng Vàng thế giới cung cấp còn lớn hơn rất nhiều. Theo đó, vàng dự trữ trong dân ở Việt Nam khoảng 1.072 tấn. Đây là con số cộng dồn từ các hóa đơn mua bán vàng của Việt Nam ở nước ngoài từ năm 2000 đến nay. Việt Nam xếp vị trí khoảng thứ 5 thế giới về lượng vàng dự trữ.

vàng, thiệt hại, rủi ro, đầu cơ, tích trữ, nhu cầu, thế giới, giá.

Ngoài ra còn số liệu nghiên cứu của Hiệp hội Khai thác vàng ở Anh (GFMS) công bố thì số lượng vàng mà người dân Việt Nam tích trữ vào khoảng 460 tấn.

Như vậy, theo số liệu từ các cơ quan, hiện số vàng do người dân Việt Nam đang sở hữu ước tính từ 400- 1.000 tấn, tương đương với 16-41 tỷ USD, theo giá hiện nay.

Trong 2 tháng qua, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Theo tính toán, giá vàng cứ giảm 1 triệu đồng/lượng thì số tiền những người tích lũy vàng cả nước sẽ mất đi khoảng từ 10.400 tỷ đồng đến 26.000 tỷ đồng. Đây là con số thiệt hại quá lớn cho những ai tích trữ vàng, nhất là với những người mua số lượng lớn lúc giá cao đến nay vẫn giữ. Thậm chí, nếu tính giá đỉnh điểm trong những năm qua là 49 triệu và cao nhất trong năm nay gần 47 triệu/lượng, thì thiệt hại mà người nắm vàng gánh chịu còn lớn hơn.

Theo ông Nguyễn Việt Anh, Phó Tổng Giám đốc TienPhong Bank, trong ngắn hạn, giá vàng sẽ chịu áp lực bán mạnh. Với những tác nhân từ sự sụt giảm của giá thế giới có thể về dưới 1200usd/ounce. Ở trong nước, với việc các NH có trạng thái âm phải tất toán trước 30/6 có thể cho thấy lực mua sau 30/6 sẽ không còn như thời điểm gần đây, điều này dẫn đến giá vàng Việt Nam sẽ nhanh chóng giảm khoảng cách so với giá thế giới quy đổi. Sau 30/6 khoảng cách này hợp lý sẽ ở mức 2 triệu đến 3 triệuVNĐ.

Như vậy, giá vàng trong nước có thể chịu cảnh mất giá “kép” và giá vàng càng giảm mạnh, càng làm cho thiệt hại về vàng tăng lên.

Vàng vào giai đoạn rủi ro

Một nhà đầu cơ vàng đã từng thắng lớn trong những năm qua lại đang bị thua thiêt và mắc kẹt trong đợt giảm giá vàng lần này tâm sự: đầu năm trước, khi giá vàng ở mức 39 triệu đồng ông đã mạnh dạn đầu cơ, mua vào vài trăm cây 1 lúc, khi giá tăng lên tới 43 triệu đồng đã bán ra hết thu về khoản lời lớn. Sau đó, lại tiếp tục đầu cơ mua vào lúc giá lên 44 triệu đồng/lượng và bán ra lúc 46 triệu đồng/lượng. Với dự báo giá vàng còn tăng nên đã quyết định làm vụ lớn, vay thêm vốn mua vàng lúc giá đạt ngưỡng 47 triệu đồng/lượng, hy vọng bán ra ở mức xấp xỉ 50 triệu đồng/lượng, nhưng giá không tăng thêm mà đi theo chiều hướng giảm.

“Cứ chần chừ đợi giá lên, mãi không bán đến lúc vàng xuống 43 triệu đồng/lượng, thấy không hy vọng tăng mới bán thì đã lỗ nặng. Cả vốn lẫn lãi các lần trước không bù đắp nổi”, nhà đầu tư này tâm sự.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng giá vàng đang thấp nếu lúc này người dân có nhu cầu như phải trả nợ bằng vàng thì nên mua để thanh toán, còn mua để đầu tư sinh lợi thì không nên.

vàng, thiệt hại, rủi ro, đầu cơ, tích trữ, nhu cầu, thế giới, giá.

Giá vàng phụ thuộc nhiều yếu tố như sự ổn định, tăng trưởng hay suy thoái kinh tế, đặc biệt là kinh tế thế giới; tỉ giá hối đoái; giá của nhiều loại hàng hóa khác. Bên cạnh đó, yếu tố đầu cơ của các tổ chức đầu tư và kinh doanh vàng lớn trên thế giới cũng rất quan trọng. Với tiềm lực tài chính mạnh, các tổ chức này có thể tạo ra lực cung – cầu đủ mạnh để tạo ra mức giá vàng mới cho thế giới. Vì vậy, việc kinh doanh vàng với quy mô lớn trở nên rất rủi ro đối với hầu hết nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam hiện nay.

Dù giá vàng trong nước có giảm mạnh nhưng so với giá thế giới vẫn chênh nhau hơn 6 triệu đồng/lượng. Trong ngắn hạn, giá vàng đang giảm nhưng nếu nhiều người vẫn đổ xô mua sẽ có thêm nhiều diễn biến bất ngờ. Một là giá dừng lại, không giảm theo giá thế giới do nhu cầu mua vàng trong nước tăng lên, hai là nếu có giảm thì mức giảm không lớn. Cả hai trường hợp này người dân đầu tư vàng đều thiệt.

Về dài hạn càng không nên đầu tư vàng bởi giá vàng thế giới không phụ thuộc vào một nền kinh tế nào. Theo các chuyên gia, giá kim loại quý này có thể còn tiếp tục giảm, vì vậy không nên bị lôi kéo vào hoạt động mua vàng với số lượng lớn. Luôn đảm bảo rằng tài sản được đa dạng hóa và chỉ giữ vàng ở mức tối thiểu, không nên giữ tỷ lệ quá cao trong nguồn tài sản đầu tư.

Theo đó, tỷ lệ thích hợp trong danh mục tài sản của nhà đầu tư có thể từ 2-5%, tỷ lệ 5% được coi là “dũng cảm”. Cần có chiến lược thoát ra nhanh nếu vàng chiếm tỷ lệ trên 5% trong danh mục tài sản đầu tư, phải chủ động thời điểm bán vàng với giá cạnh tranh tốt nhất. Cần biết rõ khả năng dễ bị tổn thương của vàng, nhiều nhà đầu tư đã bị tổn thương với vàng do không nhận thức được điều đó.

Trần Thủy

CA Hải Dương lấy ‘nguồn’ nào bồi thường 650 triệu?

1 CÂU HỎI QUÁ HAY:

CA Hải Dương lấy ‘nguồn’ nào bồi thường 650 triệu?

 – Công an tỉnh Hải Dương thừa nhận thiếu sót trong quá trình bắt giữ 2 tấn bạch buộc và bồi thường cho người dân số tiền 650 triệu đồng. Nhưng, số tiền này lấy từ đâu?

Sáng 12/6, trả lời báo chí, Đại tá Cao Ngọc Lan – Phó Giám đốc CA tỉnh Hải Dương thừa nhận, lực lượng làm nhiệm vụ có thiếu sót trong quá trình xử lý, bắt giữ gần 2 tấn bạch tuộc của người dân.

CA Hải Dương; bồi thường; bạch tuộc
CA Hải Dương làm việc với đại diện lô hàng – Ảnh: Tuổi Trẻ

Liên quan đến số tiền 650 triệu mà công an tỉnh này phải bồi thường cho người dân được trích từ nguồn nào, Đại tá Lan cho hay: “Quan điểm của chúng tôi là bảo vệ người dân, số tiền bồi thường này đã được sự đồng ý của Ban giám đốc Công an tỉnh”.

Tuy nhiên, ông Lan từ chối tiết lộ số tiền này được trích từ đâu.

Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, đại diện CA tỉnh Hải Dương đã tiến hành thỏa thuận về phương án đền bù cho người dân.

Theo Đại tá Lan, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an, chiều 11/6, đoàn công tác của CA Hải Dương do chính ông Lan dẫn đầu đã có buổi làm việc với các hộ dân tại trụ sở Công an phường Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM.

Tại buổi làm việc, 17 hộ dân yêu cầu công an Hải Dương phải bồi thường 1.809 kg bạch tuộc cùng phí chuyển hàng ra đến Hải Dương với tổng số tiền là 755 triệu đồng.

Công an Hải Dương cho rằng số tiền này là quá cao so với thực tế.

Cuối cùng, người dân đồng ý với phương án nhận số tiền 650 triệu đền bù.

Sau khi thống nhất số tiền đền bù, Công an Hải Dương đã chuyển số tiền này cho đại diện 17 hộ dân.

“Người dân rất phấn khởi và vui vẻ nhận tiền bồi thường” – Đại tá Lan cho biết.

Về chịu trách nhiệm của các đơn vị gây nên ‘hậu quả’ này, Đại tá Cao Ngọc Lan cho hay, Cảnh sát môi trường Hải Dương đã có “sơ suất và thiếu sót” trong khi xử lý lô hàng 2 tấn bạch tuộc, không kịp thời báo cáo ban giám đốc và lãnh đạo phòng.

Khi ban giám đốc và lãnh đạo phòng biết sự việc thì lô hàng đã bị hư hỏng và gây ra sự việc đáng tiếc.

“Chúng tôi đang xử lý công việc trước mắt, còn sai sót cụ thể như thế nào, trách nhiệm thuộc về ai thì trong thời gian tới chúng tôi sẽ làm rõ” – ông Lan nói.

CA Hải Dương; bồi thường; bạch tuộc
Lô hàng hơn 2 tấn bạch tuộc đã chảy nước, bốc mùi hôi thối vẫn đang được lưu giữ tại bãi xe (ảnh Dân trí)

Trong khi đó, liên quan đến vụ việc, trao đổi với VietNamNet, Luật sư Vi Văn Diện, Trưởng văn phòng Luật Thiên Minh cho hay, theo quy định tại“Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà Nước” số 35/2009//QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ lô hàng bạch tuộc trước hết sẽ thuộc Cơ quan công an tỉnh Hải Dương.

CA Hải Dương sẽ trực tiếp chi từ ngân sách Nhà nước để chi trả thiệt hại cho chủ hàng.

Còn trách nhiệm cá nhân, đơn vị thực hiện nhiệm vụ sai quy định của các chiến sỹ công an dẫn đến thiệt hại cho chủ hàng sẽ được cơ quan Công an tỉnh Hải Dương xem xét và áp dụng hình thức hoàn trả ngân sách Nhà nước theo quy định.

“Về việc xử lý kỷ luật đối với các chiến sỹ công an sẽ do cơ quan xem xét giải quyết theo quy định của ngành về các hình thức kỷ luật phù hợp. Điều này nhằm răn đe, giáo dục ý thức kỷ luật và trách nhiệm cũng như việc áp dụng đúng các quy định pháp luật của những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ” – LS Diện nói.

Hoàng Sang

 

Những sơ sẩy ngàn tỷ của ngân hàng Việt

Những sơ sẩy ngàn tỷ của ngân hàng Việt

Rất nhiều vụ sai phạm tại các ngân hàng, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng diễn ra gần đây, tiêu biểu như vụ bầu Kiên – ngân hàng ACB, Huỳnh Thị Huyền Như… Mới đây nhất là vụ chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng ở Đắk Nông.

Chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng ở Ðắk Nông

Ngày 4/6/2013, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ðắk Nông đã hoàn tất các hồ sơ thủ tục đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh truy tố 13 bị can trong vụ “vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và nhận hối lộ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Ðắk Lắk – Ðắk Nông, Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Ðông và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (chi nhánh tại Hà Nội).

Theo kết quả điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ðắk Nông, lợi dụng chủ trương cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, 5 công ty, doanh nghiệp đã làm giả các loại hồ sơ, giấy tờ, hợp đồng xuất khẩu, tờ khai hải quan… rồi mang đến các ngân hàng kể trên làm thủ tục tạm ứng vay vốn giải ngân.

Ðể được vay vốn, các đối tượng đã thông đồng, móc nối và đưa hối lộ cho một số cán bộ thuộc 3 ngân hàng này với số tiền “chung chi” rất lớn để lừa đảo, tham ô chiếm đoạt tài sản của Nhà nước với số tiền 1.058 tỷ đồng.

Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo gần 5.000 tỷ đồng

Huỳnh Thị Huyền Như (sinh năm 1978, trú tại Q.4, TP.HCM), nguyên Phó phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), chi nhánh TP.HCM và đồng bọn đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, cho vay lãi nặng; vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Hà Nội và TP.HCM.
Những sơ sẩy ngàn tỷ của ngân hàng Việt

Từ đầu năm 2007, khi là cán bộ tín dụng VietinBank chi nhánh TP.HCM, bà Như đã vay hơn 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân để kinh doanh bất động sản tại TP.HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam và An Giang. Đến năm 2010, kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao, bà Như không có khả năng thanh toán.

Để có tiền trả nợ, từ tháng 3/2010 đến 9/2011, lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank, bà Như đã làm giả 8 con dấu chi nhánh Nhà Bè của ngân hàng này và 7 công ty khác, đồng thời làm giả tài liệu của Vietinbank cùng nhiều đơn vị, cá nhân khác để lừa đảo, chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân tổng cộng hơn 4.911 tỷ đồng. Bà Như khai trong số tiền chiếm đoạt được, bà chỉ trả nợ được 925 tỷ đồng.

Agribank nhận thế chấp ảo để DN rút ruột nghìn tỷ thật

Đây là vụ thế chấp hy hữu. Agribank đã nhận thế chấp ảo (quyền sử dụng 6 thương hiệu thời trang mua từ nước ngoài ) để doanh nghiệp rút ruột nghìn tỷ thật. Khoản nợ vay Agribank đầu tư dự án Luxfashion tính đến ngày 12/10/2012 là hơn 3.099 tỷ đồng.

Agribank đã xác lập cùng công ty liên doanh Lifepro Việt Nam 2 hợp đồng thế chấp tài sản. Hợp đồng thế chấp số 1 kí ngày 8/4/2012, trị giá 1.518 tỷ đồng, tài sản thế chấp được hình thành từ vốn vay và vốn tự có. Hợp đồng thế chấp thứ 2 kí ngày 14/4/2012, với tài sản thế chấp cũng được hình thành từ vốn vay và vốn tự có trong tương lai. Tài sản thế chấp thứ hai của hợp đồng này là quyền sử dụng 6 thương hiệu và nhãn hiệu thương mại mà công ty liên doanh Lifepro Việt Nam đã mua của FGF Industry Spa (Italia). Với 6 thương hiệu và nhãn hiệu này, Agribank đã nhận thế chấp cho khoản vay tới 70 triệu USD, tương đương 1.464 tỷ đồng.

Những sơ sẩy ngàn tỷ của ngân hàng Việt

Luật Sở hữu Trí tuệ cũng không có điều khoản công nhận quyền sở hữu thương hiệu có được từ việc mua lại tài sản thế chấp là thương hiệu bị ngân hàng phát mại. Như vậy, Agribank sẽ khó bán được 6 thương hiệu đã nhận thế chấp của Lifepro Việt Nam.

Nhận thế chấp tài sản là thương hiệu với trị giá 1.464 tỷ đồng, nhưng lại không chắc chắn với quyền sử dụng tài sản ấy, Agribank đã tạo ra một vụ thế chấp hy hữu trong lịch sử ngân hàng Việt Nam. Đương nhiên khi con nợ cao chạy xa bay, còn Agribank cũng không thể đứng ra phát mãi quyền sở hữu 6 nhãn hiệu thời trang đó.

Lợi dụng chức vụ làm thiệt hại gần 400 tỷ đồng

Ông Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cho thuê tài chính II (Công ty ALCII) thuộc Agribank bị xác định có hành vi tham ô khoảng 80 tỷ đồng. Theo cáo trạng, từ tháng 4/2008 – 3/2009, ông Vũ Quốc Hảo cùng Nguyễn Văn Tài (SN 1959, nguyên Phó tổng giám đốc ALC II) đã ký 10 hợp đồng cho thuê tài chính và mua bán tài sản trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Thực chất, đây là hợp đồng cho vay trong khi ALC II không có chức năng này. Tuy nhiên, sau đó Cty Quang Vinh – bên ký hợp đồng cung ứng tài sản được giải ngân đã sử dụng tiền không đúng mục đích. Cơ quan tố tụng xác định, việc ký các hợp đồng kinh tế trên của ông Vũ Quốc Hảo đã làm thiệt hại hơn 390 tỷ đồng. Trong số tiền thiệt hại trên, ông Hảo hưởng lợi hơn 3,9 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong các hợp đồng đã ký, ông Vũ Quốc Hảo đã bàn bạc với Đặng Văn Hai (SN 1957, Chủ tịch HĐTV công ty TNHH Quang Vinh) lập hợp đồng khống, rút 75 tỷ đồng để ông Hảo trả nợ cá nhân. Lợi dụng việc thanh lý tài sản trong các hợp đồng thuê tài chính của doanh nghiệp tư nhân Anh Phương (Đồng Nai), ông Hảo cũng chiếm đoạt 4,9 tỷ đồng.

Bầu Kiên làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng

Bằng thủ đoạn “lấy mỡ nó rán nó”, Bầu Kiên (ông Nguyễn Đức Kiên) đã vay số tiền hơn 2.400 tỷ đồng của ngân hàng ACB; sau đó sử dụng tiền vay mua cổ phần, cổ phiếu của một số ngân hàng, rồi dùng số cổ phần, cổ phiếu đó để thế chấp lại các khoản vay ban đầu tại ngân hàng ACB, tạo ra vốn ảo, gây ảnh hưởng xấu đến chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước.

Những sơ sẩy ngàn tỷ của ngân hàng Việt

Trong các năm 2006 và 2008, Bầu Kiên thành lập và điều hành 3 công ty, gồm: Công ty cổ phần Đầu tư thương mại B&B, Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội. Ngày 30/11/2010, ông Kiên sử dụng pháp nhân Công ty B&B vay của Ngân hàng ACB số tiền 1.000 tỷ đồng. Sau đó, dùng số tiền vay được để mua 33% cổ phần của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank). Ngày 10/1/2011, bầu Kiên dùng số cổ phần mua mới của VietBank làm tài sản thế chấp cho khoản vay 1.000 tỷ của Ngân hàng ACB. Cùng ngày, Kiên sử dụng pháp nhân của công ty đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội vay của Ngân hàng ACB số tiền 659 tỷ đồng. Số tiền này, sau khi vay được ông sử dụng vào việc mua cổ phiếu của chính ngân hàng ACB nhằm sở hữu 2% cổ phần của ngân hàng này.

Để đảm bảo cho khoản vay 659 tỷ đồng, ông Kiên dùng số cổ phần mua của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Á và Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long để thế chấp. Đáng lưu ý là số cổ phần thế chấp của hai ngân hàng này cũng được hình thành từ khoản vay 800 tỷ đồng của Ngân hàng ACB, dưới pháp nhân của đơn vị vay là Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội.

Với quyền hạn là Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB, từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB ra chủ trương để ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai qui định, thu số tiền chênh lệch ngoài hợp đồng hơn 247 tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Vẫn bằng thủ đoạn cũ, Kiên đã sử dụng pháp nhân Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội vay của Ngân hàng ACB 307 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu để mua gần 30 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, sau đó lại dùng hơn 22 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát thế chấp cho Ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu.

Ngày 15/5/2012, Kiên lại chỉ đạo nhân viên dưới quyền lập biên bản họp Hội đồng quản trị để quyết định chuyển nhượng 20 triệu cổ phần của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, trị giá 264 tỷ đồng để bán cho Công ty TNHH một thành viên thép Hòa Phát. Điều đáng lưu ý là 20 triệu cổ phần này nằm trong số hơn 22 triệu cổ phần đã được thế chấp cho Ngân hàng ACB để đảm bảo việc phát hành trái phiếu.

Theo Nhị Anh
Vietnamnet

Lửng lơ việc bảo vệ người tố giác tội phạm

Lửng lơ việc bảo vệ người tố giác tội phạm

08/06/2013 05:14 (GMT + 7)
TT – Vụ ông Đinh Văn Chính (thôn Đục Khê, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) bị đốt nhà ba lần và bị dọa giết hàng chục lần không phải là trường hợp duy nhất do tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà bị hành hung. Hơn ba năm trước từng xảy ra vụ Ngô Quang Chướng, giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh nhà Hoàng Hải ở huyện Hóc Môn (TP.HCM), khai tại tòa là thuê giang hồ “đánh dằn mặt” một phó giám đốc đã gửi đơn thưa các sai phạm của ông ta.

Do bị giang hồ đe dọa lấy mạng, vị phó giám đốc ấy đã đến công an địa phương trình báo nhưng cuối cùng vẫn bị giết chết oan ức. Hay trong vụ “hiệp sĩ” Nguyễn Tăng Tiên bị chém vì việc anh phát hiện một tay anh chị đem bán xe gắn máy trộm cắp dù trước đó anh đã có đơn đề nghị công an địa phương bảo vệ…

Luật: có nhiều…

Đã có rất nhiều băn khoăn, lo ngại đằng sau những câu chuyện đắng lòng này. Những người dân như đã kể trên trước hết là những công dân có quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Hơn thế nữa họ đã đứng lên tố cáo, tố giác tội phạm để giúp các cơ quan chức năng làm tốt công tác bảo vệ pháp luật, phòng chống tội phạm, vậy sao họ không được pháp luật bảo hộ? Giãi bày trên báo chí, các cơ quan công an có liên quan đều khẳng định mình đã làm đúng quy trình tiếp nhận, xử lý tin tố giác tội phạm. Thế nhưng các thông tin SOS chắc chắn phải được đối xử khác các thông tin bình thường, vậy công an đã “đi” hay “chạy”? Cứ cho là họ không làm sai nhưng hậu quả mà những người dân phải gánh thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai đây?

Đáng lưu ý là việc bảo vệ người tố giác các sai phạm đã được luật hóa từ lâu. Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Người bị hại, người làm chứng… cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật” (điều 6). Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự nêu: “Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan điều tra… phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố giác tội phạm” (khoản 3 điều 7).

Luật tố cáo cũng quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm… áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín, việc làm, bí mật cho người tố cáo” (khoản 1 điều 5)… Nghe “hùng hồn” vậy nhưng xem kỹ lại thì đó chỉ là những quy định chung chung, mang tính nguyên tắc.

Ngoài một số luật khung, chỉ mới có một số văn bản dưới luật dành cho hai loại án là án ma túy, án xâm phạm an ninh quốc gia và mới nhất là một nghị định về việc bảo vệ người tố cáo. Do thiếu luật như vậy nên các ban chuyên án chỉ lên kế hoạch bảo vệ người tố giác tội phạm trong từng vụ việc cụ thể chứ không thành quy trình, thủ tục rõ ràng. Ví dụ hiếm hoi cho việc này là vụ án Dương Văn Khánh, tức Khánh “trắng” – một nhân vật cầm đầu băng đảng xã hội đen khét tiếng Hà Nội trong những năm cuối của thế kỷ 20. Người tố giác tội phạm vụ Khánh “trắng” bị đe dọa và đã thoát chết nhờ ban chuyên án đã tổ chức lực lượng và có phương án bảo vệ kịp thời.

Nhưng không cụ thể

Theo ông Lê Quý Dương – thứ trưởng Bộ Công an, bộ đã xây dựng dự thảo thông tư liên tịch về bảo vệ người làm chứng, người bị hại trong tố tụng hình sự (và còn thêm quy chế bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng, do đây là loại tội phạm liên quan đến người có chức vụ, quyền hạn nên mức độ trả thù thường tàn khốc hơn). Theo đó, việc bảo vệ người bị hại, nhân chứng là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó công an là lực lượng nòng cốt. Ngân sách của cơ quan tố tụng, nhất là công an, sẽ được dự toán riêng kinh phí hằng năm cho hoạt động bảo vệ nhân chứng, người bị hại trong các vụ án hình sự. Nếu các dự thảo này thành chính thức thì nhiều trường hợp bị đe dọa giết người ắt tránh được hiểm họa có thể nhìn thấy trước.

Tuy nhiên, dù được “ấp ủ” mấy năm nay nhưng đến giờ các dự thảo đó vẫn còn là dự tính. Riêng nghị định 76/2012 của Chính phủ tuy nêu được các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo (như bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ tại nơi cần thiết; tạm thời di chuyển người được bảo vệ đến nơi an toàn…) nhưng không thể áp dụng đại trà cho mọi trường hợp bị đe dọa hoặc bị xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng.

Được biết, trong dự thảo quy chế bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng, Bộ Công an còn muốn ràng buộc trách nhiệm cao hơn ở những người có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo theo hướng người được bảo vệ có quyền được bồi thường nếu bị thiệt hại trong quá trình được áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc thiệt hại do đã yêu cầu mà không được bảo vệ kịp thời. Có lẽ đây cũng nên là quy định bắt buộc trong quy chế bảo vệ mọi đối tượng (cả người tố giác lẫn người bị hại, nhân chứng) trong tố tụng hình sự mà thực tiễn cho thấy cần phải sớm có.

BÁ TRUNG

Đêm định mệnh của nạn nhân vụ quan tài diễu phố

Thứ sáu, 7/6/2013, 17:43 GMT+7

Đêm định mệnh của nạn nhân vụ quan tài diễu phố

Sau câu hỏi “mày là thằng nào, ở đâu”. Tuấn Anh bị nhóm Tú truy đuổi khỏi quán ăn, hô “chém chết nó đi”. Hoảng sợ, Tuấn Anh nhảy xuống mương song vẫn bị đối thủ với theo đâm, ném đá.
Nạn nhân vụ quan tài diễu phố chết do ngạt nước

Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã ra kết luận điều tra vụ án mạng dẫn đến việc gần nghìn người mang quan tài diễu phố ở trung tâm thành phố Vĩnh Yên.

6 nghi phạm bị đề nghị truy tố tội Giết người gồm: Phùng Mạnh Tuấn (21 tuổi), Đặng Quốc Tú (33 tuổi), Phùng Đắc Tú (19 tuổi), Nguyễn Văn Tình (25 tuổi), Nguyễn Văn Định (30 tuổi), Nguyễn Văn Bính (16 tuổi).

Nguyễn Anh Tuấn (24 tuổi) và Nguyễn Duy Hiệp (27 tuổi) lần lượt bị truy tố tội Che giấu tội phạm, Không tố giác tội phạm.

Theo cơ quan điều tra, ngày 14/3, hết giờ làm việc, Nguyễn Tuấn Anh (27 tuổi) đi uống rượu cùng một số người tại quán ăn ở xã Định Trung. Được Hiệp rủ đến quán karaoke Apolo ở phường Tích Sơn, Tuấn Anh cùng bạn tới đó. Sau khi hát, Tuấn Anh rủ cả nhóm Hiệp vào vũ trường tiếp tục uống rượu và nhảy.

Mương
Xác Tuấn Anh được tìm thấy tại đây sau 3 ngày mất tích. Ảnh: Hà Anh.

Đến 23h30, do uống rượu nhiều, Tuấn Anh nhờ Hiệp chở về nhà. Trên đường đi, hai người ghé quán ăn đêm. Tại đây, Hiệp và Tuấn Anh gặp Đặng Quốc Tú, Phùng Đắc Tú cùng một số người.

Do Hiệp quen Đặng Quốc Tú nên cả hai cùng đến chào hỏi và mời uống rượu. Tuấn Anh hỏi Đặng Quốc Tú “mày là thằng nào, ở đâu” dẫn đến hai bên cự cãi, chửi nhau.

Thấy phía đối phương đông người, Tuấn Anh bỏ chạy liền bị Phùng Đắc Tú vừa đuổi vừa hô “chém chết nó đi”. Nạn nhân chạy ra khỏi quán thì Phùng Đắc Tú và Phùng Mạnh Tuấn mỗi người cầm một con dao đuổi theo. Tuấn Anh bỏ chạy đến bờ kênh thì ngã nên bị nhóm đối thủ đấm đá vào ngực, vai. Cùng đường trốn chạy, Tuấn Anh nhảy xuống kênh.

Khi lên bờ phía bên kia, Tuấn Anh tiếp tục bị truy đuổi và bị giữ chân tay. Sau trân bị đánh hội đồng, Tuấn Anh vùng chạy thoát liền bị đạp ngã xuống nước. Phùng Mạnh Tuấn cầm dao cúi xuống chém với theo nhiều nhát nhưng không trúng. Một số người khác cầm gạch ném vào nạn nhân. Nghĩ Tuấn Anh chết, cả nhóm bỏ về.

Đứng cách đó khoảng 4 mét, chứng kiến toàn bộ sự việc, Hiệp không vào can ngăn cũng không nói lại với gia đình Tuấn Anh khi họ đi tìm con.

Chiều 15/3, thi thể Tuấn Anh được phát hiện. Kết luận pháp y xác định nạn nhân bị chết do ngạt nước, trên người có nhiều vết thương.

– Đêm 14/3, gia đình không thấy Tuấn Anh về đã đến trụ sở công an phường và thành phố trình báo. 9h ngày 17/3, thi thể nạn nhân được phát hiện dưới mương nước, đang trong giai đoạn phân hủy.

– Chiều 17/3, gia đình đã tập trung đông người mang quan tài diễu hành qua nhiều tuyến phố ở trung tâm Vĩnh Yên. Theo chị Nguyễn Minh Thương, vợ nạn nhân, nếu không đi đòi công lý, có thể chồng chị bị mang tiếng say rượu ngã xuống mương chết.

Nam Anh

Tin liên quan:

Làm việc sai nguyên tắc, công an Hải Phòng xin lỗi phóng viên

Thứ Sáu, 07/06/2013 – 17:08

 

Làm việc sai nguyên tắc, công an Hải Phòng xin lỗi phóng viên

(Dân trí) – Chiều 6/6, khi PV Dân trí đang tác nghiệp trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) thì bị một nhóm công an yêu cầu về trụ sở với lý do “cấm chụp ảnh”. Sáng nay 7/6, lãnh đạo Công an TP Hải Phòng đã công khai xin lỗi phóng viên này.

Sáng nay 7/6, phóng viên các cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã có buổi làm việc với lãnh đạo Phòng Cảnh sát trật tự – Công an TP Hải Phòng để tìm hiểu thêm thông tin vụ việc phóng viên tác nghiệp trên đường bị yêu cầu về trụ sở công an.

Trước đó, nhận được phản ánh của người dân về tình trạng thường bị đội cảnh sát trật tự Công an Hải Phòng xử phạt vô cớ dù không vi phạm giao thông, vào lúc 16h ngày 6/6, nhóm PV đã tới tuyến đường Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm hiểu sự việc.

 Công an yêu cầu PV về trụ sở làm việc vì tội chụp ảnh ngoài đường
Công an yêu cầu PV về trụ sở làm việc vì tội chụp ảnh ngoài đường
Công an yêu cầu PV về trụ sở làm việc vì “tội” chụp ảnh ngoài đường

Tại điểm trước số nhà 334 Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách vị trí xử phạt của lực lượng công an khoảng 200m, phóng viên Dân trí quan sát thấy nhiều người dân tham gia giao thông bị xử phạt. Việc xử lý vi phạm được tiến hành rất nhanh. Phóng viên đã đặt máy quay phim để ghi hình lại thực trạng này nhưng sau đó đã bị 2 công an áp tới, yêu cầu phóng viên về trụ sở công an làm việc. Hai người này liên tục đòi dẫn phóng viên về trụ sở công an để làm rõ. Cả hai đều không xuất trình thẻ công an, cũng không xưng tên, không nêu lý do…

Phóng viên hỏi phạm tội gì mà bị dẫn giải về trụ sở thì hai cán bộ này nói là “tội quay phim chụp ảnh lúc chúng tôi đang làm việc”; họ khẳng định rằng việc này đã… bị cấm (!?).

Khi phóng viên không chấp hành, một cán bộ tên Nghĩa đã gọi điện thoại cho toàn tổ công tác tới. Sau đó một xe ô tô mang biển số 16A- 0533 và hai mô tô chở thêm cán bộ công an đến. Thấy vậy hàng chục người dân đã vây lại phản đối việc làm của tổ công an.

Nhiều phóng viên khác tới yêu cầu phía công an giải thích lý do vì sao bắt phóng viên về trụ sở công an? Ông Nguyễn Đức Tiến – Tổ trưởng tổ công tác – cho biết, việc cấp dưới của ông mời phóng viên về làm việc là bình thường. Ông Tiến còn nói: “Các anh chị đi tác nghiệp cũng nên bảo với tôi một tiếng. Có gì thì mời các anh chị về cơ quan tôi để giải quyết”. Sau đó tổ công tác vui vẻ rút quân trước sự ngỡ ngàng của nhóm phóng viên và những người dân có mặt.

Nhóm phóng viên đã phản ánh sự việc với người phát ngôn Công an Hải Phòng, thượng tá Hoàng Duy Diên nói ngắn gọn: “Các đồng chí (nhóm phóng viên- PV) cứ làm đúng luật”.

Tại buổi làm việc sáng nay 7/6, Đại tá Hoàng Văn Dựa – Trưởng phòng cảnh sát trật tự – cho biết, khi xảy ra vụ việc, ngay tối 6/6, phòng đã nhận được chỉ đạo của Ban giám đốc công an thành phố về việc xử lý nghiêm hành động không đúng quy định của ngành. Tổ công tác có hành vi yêu cầu phóng viên về trụ sở làm việc đã được triệu tập ngay trong đêm để viết tường trình vụ việc.

 Làm việc sai nguyên tắc, công an Hải Phòng xin lỗi phóng viên

Lãnh đạo Công an TP công khai xin lỗi nữ phóng viên bị mời về trụ sở công an khi đang tác nghiệp

Cũng trong sáng nay, phòng đã triệu tập cuộc họp khẩn lãnh đạo, chỉ huy phòng và các đội trưởng nghiệp vụ để rút kinh nghiệm nghiêm khắc về tác phong, ứng xử của lực lượng công an thuộc đơn vị khi làm nhiệm vụ, nhất là trong lĩnh vực  báo chí.

Trước sự có mặt của đông đảo cơ quan báo chí và cán bộ cấp dưới của phòng, Đại tá Hoàng Văn Dựa đã công khai xin lỗi phóng viên và báo Dân trí, hứa sẽ kỷ luật nghiêm minh những hành động sai trái của cấp dưới. Đại tá Dựa cũng khẳng định, ứng xử của cán bộ tổ công tác như vậy là sai nguyên tắc. Lãnh đạo phòng đã đi xác minh và nhận thấy tuyến đường Nguyễn Bỉnh Khiêm là nơi bất cứ ai cũng có quyền quay phim, chụp ảnh.

Chiều nay, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo công an thành phố, Đại tá Hoàng Văn Dựa sẽ chủ trì buổi làm việc, xử lý đối với các cán bộ, chiến sĩ có liên quan đến vụ việc trên.

Thu Hằng

ĐÁM TANG TÔN VINH HỒ ĐỨC VIỆT

ĐÁM TANG TÔN VINH HỒ ĐỨC VIỆT

Được đăng bởi nguyentrongtao vào lúc: 6:21 sáng ngày 07/06/2013 0 Bình luận

Hồ Đức Việt

Hồ Đức Việt

NGUYỄN TRỌNG TẠO: Chiều qua, 6.6.2013, PV BBC gọi điện muốn trò chuyện với tôi về anh Hồ Đức Việt. Tất nhiên là còn nhiều chuyện để nói về anh, nhưng sau đám tang quá lớn ngoài tưởng tượng của tôi, tôi nghĩ đó đã là một câu trả lời thực tế làm rúng động lòng người. Một đám tang mà có mặt đầy đủ bộ “tứ trụ” đương nhiệm của triều đình, các cựu nguyên thủ của đảng và nhà nước còn sống, đại diện của 64 tỉnh thành, nhiều đoàn nước ngoài, nhiều ban ngành TƯ và địa phương, nhiều quan chức và bạn hữu, gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, và kể cả những người được coi là “đối thủ” của HĐV cũng đến viếng anh. Với gần 500 vòng hoa viếng HĐV,

nhiều đoàn phải chờ đợi đến gần 2 giờ mới đến lượt viếng anh. Tôi nghĩ, nếu chất tất cả các vòng hoa lên mộ anh thì mộ anh sẽ thành một núi hoa… Có lẽ vì thế mà tôi khất BBC vào một dịp khác.

Hồ Đức Việt bị “thất sủng” ở đại hội đảng CSVN 11, nhưng ở đám tang của mình thì anh được “tôn vinh” đến mức khiến nhiều người ngạc nhiên. Nhưng đấy mới chính là sự thắng lợi của một con người mà kể cả “đối thủ” của anh cũng phải ghi nhận.

Trong sổ tang viếng HĐV, ông Nguyễn Phú Trọng – người đứng đầu ĐCSVN ghi: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Hồ Đức Việt, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương, nguyên đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội- người có nhiều công lao, đóng góp trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí mất đi là một tổn thất đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với gia đình, người thân, đồng chí và bạn bè. Xin vĩnh biệt đồng chí, xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến toàn thể gia đình”.

Hồ Đức Việt là người thế nào mà lại có một đám tang lớn như thế? Sẽ có nhiều câu trả lời thật phong phú về anh. Dưới đây là câu trả lời của GS, TS Nguyễn Minh Thuyết, người từng là cộng sự dưới quyền của anh HĐV 10 năm trước…

Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng đoàn viếng đồng chí Hồ Đức Việt.Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng đoàn viếng đồng chí Hồ Đức Việt.

Đoàn đại biểu do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm trưởng đoàn viếng ông Hồ Đức Việt.

Đoàn đại biểu do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm trưởng đoàn viếng ông Hồ Đức Việt.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VIẾNG Đ/C HỒ ĐƯỚC VIỆT

Đoàn Chủ tịch nước do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm trưởng đoàn viếng đồng chí Hồ Đức Việt.

 

Đoàn đại biểu Quốc hội do Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng làm trưởng đoàn viếng đồng chí Hồ Đức Việt.

Đoàn đại biểu Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng đoàn viếng đồng chí Hồ Đức Việt.

 

Đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do đồng chí Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn viếng đồng chí Hồ Đức Việt.

 

Đoàn cán bộ, công chức Ban Tổ chức Trung ương do đồng chí Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dẫn đầu viếng đồng chí Hồ Đức Việt.

Đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trân trọng ghi sổ tang.

Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Lễ tang đọc điếu văn tại Lễ truy điệu.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban Tổ chức Trung ương… cùng gia quyến đưa tiễn đồng chí Hồ Đức Việt về nơi an nghỉ cuối cùng.

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nhưng vẫn phải…phong bì (?)

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nhưng vẫn phải…phong bì (?)

Infonet – 03/06/2013 15:33

“Nhiều trường hợp phải như đi xin, thậm chí phải phong bì mới được giải quyết. Như vậy quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân đang bị hạn chế. Một số tổ chức và cá nhân đang làm ngược lại”.

>> MỜI XEM TẠI: http://www.baomoi.com/Quyen-luc-nha-nuoc-thuoc-ve-nhan-dan-nhung-van-phaiphong-bi/144/11166117.epi#top

Vấn đề tên nước vẫn được tranh luận sôi nổi tại Quốc hội

Vấn đề tên nước vẫn được tranh luận sôi nổi tại Quốc hội

(Dân trí) – Khác với kết quả tổng hợp các ý kiến góp ý sửa Hiến pháp của người dân, phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội hôm nay ghi nhận chủ yếu các ý kiến “can gián”. Không nhiều ý kiến cho rằng tốn kém vẫn phải đổi tên nước vì cần thiết.

>> MỜI XEM ĐẦY ĐỦ : http://dantri.com.vn/su-kien/van-de-ten-nuoc-van-duoc-tranh-luan-soi-noi-tai-quoc-hoi-738537.htm