Archive for the ‘Ẩm thực’ Category

phiếm luận về… PHỞ!

NGƯỜI MÊ PHỞ NÓI CHUYỆN PHỞ

LỜI CHỦ BLOG: Chưa biết tên tác giẩ bài viết rất hay này, ai biết  làm ơn mách bảo. Xin đa tạ

THT 

      
Cả hơn tuần nay tôi ể mình, không có ra ngoài. Hồi sáng thấy trong người khỏe lại, chợt thèm phở cách gì.
Nhắc đến phở là đúng băng tần của tôi rồi, bởi vì tôi có rất nhiều kỷ niệm riêng tư về phở với ông bô của tôi, kể hoài không hết. Nay đã về hưu, và ông bô tôi cũng đã leo lên bàn thờ ăn xôi nghe kèn từ hơn 30 năm nay rồi, nhưng mỗi lần ăn phở đều ít nhiều nghĩ đến ông bô tôi.
Mặc dù xuất thân ” Cao Cẳng Sư Cụ Đông Dương”, ông bô tôi vẫn thuộc loại thầy giáo thủ cựu, đạt tiêu chuẩn “thứ nhất hay chữ, thứ nhì dữ đòn”, mà tôi lại là con trai đầu lòng – cậu cả con bà hai, loại “con đợi con chờ, con cầu con khẩn” – nên được ổng cưng lắm, mà càng cưng lại càng chết… cha tui! Ổng o ép tôi từ cái học đến cái ăn, muốn nhào nặn tôi thành một “bản sao” của ổng. Về cái học thì thỉnh thoảng ổng lại múa roi mây, bắt chia “vẹc bờ” các “tăng” các “mốt”, lạng quạng là ổng lôi tôi ra “uýnh biểu diễn” cho đám học trò của ổng coi chơi, uýnh đến nỗi không lớn được, thành thử bây giờ vóc vạc nhỏ thó. Về cái ăn thì ổng ăn cái gì, tôi phải ăn cái đó, ổng ăn kiểu gì tôi phải ăn kiểu đó.

Riêng về phở thì gần hết một đời, tôi vẫn chưa thấy ai mê phở như ông bô tôi. Đối với ổng, ăn phở không phải để ăn cho no, mà để ăn cho… sướng! Hồi 1954 trở về trước ở Hà Nội, thành phố bé bằng cái bàn tay, không tiệm phở nào mà ổng không dẫn tôi tới ăn thử, để chọn những chỗ ngon nhất theo cái “gu” của ổng. Ổng chê phở Cửa Nam là nước không trong, bánh không mỏng, không dai, nhất là ổng cực lực đả kích món phở tái sách của tiệm này. Theo ổng, phở thì phải là phở bò, và là phở chín, thịt mới thơm, còn tái thì có mùi gây của thịt bò sống, làm mất mùi phở, đồng thời thịt sống làm nước phở “đục như nước cống”, ăn phở tái là không biết ăn phở(!). Ổng cũng thích nhậu sách bò lắm chớ có phải không đâu, nhưng phải là sách chấm tương gừng, ăn với húng giũi thôi, không thể cho vào phở được. Ổng chê phở Cửa Nam thua xa phở Cầu Gỗ. Ổng có thể ăn phở sáng-trưa-chiều-tối-khuya, từ sớm tinh mơ đến tối mịt mờ khuya lắc khuya lơ, bất cứ lúc nào, và có thể ăn ngày này sang tháng khác. Ổng coi phở như một món ăn chơi, thích lúc nào thì ăn lúc nấy, ăn lấy hương lấy hoa thôi. Một phần cũng vì bát phở (từ ngày vô Nam tôi mới quen kêu bằng tô phở) Hà Nội thời đó nhỏ xíu, ít xỉn, nông toẹt – tiếng văn chương kêu bằng “thanh cảnh ” – tuổi thiếu niên trổ giò của tôi hồi đó thì chỉ húp ba bốn húp là tiêu bát phở! Chả là phở gánh Hà Nội ngày xưa không ăn bằng thìa (muỗng), chỉ có đũa để gắp, và… kê miệng húp
Ông bô tôi chọn phở chứ không chọn chỗ, ổng chịu nhất là gánh phở cố định ở Phố Hàng Vôi, khúc gần Ấu Trĩ Viên hồi đó (bây giờ chả biết đã được xây khách sạn hoặc công ty gì nữa). Ăn phở gánh Hàng Vôi vào giờ đi làm buổi sáng thì phải xếp hàng, rồi tự kéo ghế đẩu ngồi ăn ngay trên vỉa hè. Nghỉ hè, ổng chấm thi chấm cử xong, thường đưa tôi ra bãi biển Đồ Sơn, ô tô ca (xe đò) đi ngang Hải Dương thì mua bánh đậu xanh Rồng Vàng, để ghé Hải Phòng, sau khi ăn phở Hợp Lợi ở Phố Cát Dài (hình như số nhà 215 thì phải, lâu quá quên mất tiêu) thì dùng làm món tráng miệng. Tiệm phở Hợp Lợi này còn nổi tiếng về các món phở xào dòn, xào mềm, cũng như phở áp chảo khô, áp chảo nước. Hóa nên từ nhỏ xíu tôi đã lây cái bệnh mê phở của ông bô tôi, nhưng không mê đến nỗi quá khích như ổng. Ổng đả kích các loại phở “biến tấu” như phở gà, phở sốt vang… cho rằng “phở thì phải là phở bò”. Tôi cũng có thể ăn phở bất cứ lúc nào đói bụng, và có thể ăn mỗi ngày mà không chán. Thậm chí hồi nhỏ xin tiền ăn phở vào buổi chiều, bà bô không cho, bắt ăn cơm, nhiều lần tôi phải giả vờ ốm (bịnh) để đòi ăn phở.
Chả biết ở Sài Gòn trước 1954 có tiệm phở không, chỉ biết là từ sau 1954 thì nhiều tiệm phở Bắc mới theo nhau mọc lên, và cha con tôi ngày ngày đi “duyệt” từng tiệm, nghe nói tiệm nào mới mở là tới ăn thử. Ông bô tôi chịu nhất là tiệm phở xập xệ mang tên “Phở Số 1” trên đường Phan Thanh Giản cũ (nay là Điện Biên Phủ), ngay kế đường rầy xe lửa. Ông chủ tiệm thấy ông bô tôi vào là phải trụng bánh ba bốn lần cho thật kỹ, để khi chan nước dùng (nước lèo) thì nước mới không bị đục, bởi vì ổng không chỉ ăn phở, mà ổng còn nhìn phở nữa. Bánh phở phải trắng tươi như bạch ngọc, còn nước phở phải vàng óng, trong suốt như hổ phách! Ổng còn kỵ nước béo, hồi đó ai mà biết cô-lét-tê-rôn là cái quái gì, chỉ vì, như ổng nói, tô phở nước béo “trông thô bỉ lắm”! Còn nấu phở mà cho củ cải vào thùng nước lèo thì ổng bảo là “bố láo bố lếu”. Về sau tiệm này dọn về Tân Định gần nhà tôi, trên đường Hai Bà Trưng, gần ngã tư xéo Yên Đổ – Trần Quang Khải, rồi sau lại dọn đi nơi khác. Mặc dầu “chịu đèn” tiệm này, ổng vẫn chê là con bò Miền Nam không ngon (ngay cả phở Hà Nội ngày xưa, muốn ngon thì phải nấu với bò nuôi ở tỉnh Phú Thọ cơ), nước dùng không đậm đà, bánh phở Sài Gòn làm không đúng cách, không được mỏng, được dai, mà cứ bở bờ bờ, rau mùi (ngò) Sài Gòn không thơm v.v…

Phở Sài Gòn sau 1954 không còn là phở Bắc thuần túy nữa, tô phở lớn hơn, đa dạng hơn. Phở Tàu Bay ở đường Lý Thái Tổ, gần khu Bắc Hải của dân Bắc Kỳ Công Giáo di cư, là một trong những tiệm sớm sủa, rất đông khách, giá rẻ, tô bự, lại còn có loại “tô xe lửa” nữa. Ông bô tôi chê phở Tàu Bay là nước đục, bánh đã dày lại bở, chỉ được cái rẻ. Khi ăn thì cho đủ thứ rau thơm, về sau lại có giá sống, giá trụng, ăn với cả tương đen của Tàu. Ổng thù cái món tương đen này lắm, nói là khiến phở biến thành… mùi Tàu. Thấy thực khách chăm chú “sửa soạn” tô phở, vắt ch anh , ngắt đủ loại rau thơm bỏ vô, cho giá vô, rồi còn trộn đều lên trước khi ăn, ổng bảo “đúng là cơm heo”. Phở Bắc ngày xưa chỉ ăn với hành tây và rau mùi (ngò), còn rau quế, tức húng quế thì chỉ ăn với thịt chó hoặc tiết canh và lòng lợn (chấm mắm tôm chanh ớt), cho nên ngoài Bắc mới gọi rau húng quế là húng chó hoặc húng tiết canh .

Theo ông bô tôi, điểm dị biệt nhất giữa món Tàu và món Ta là món Ta thường ăn với các loại rau thơm, còn món Tàu không kèm rau thơm. Món Ta thì món nào ăn với rau thơm nấy, tuyệt đối không thể lẫn lộn được. Cho nên ngửi mùi rau tía tô thì tự nhiên thấy thèm các món ốc, ếch, ba ba (cua đinh); ngửi mùi rau kinh giới thì nghĩ đến bún riêu; nhìn thấy rau thìa là thì thèm chả cá, ngửi mùi rau húng giũi thì thèm sách bò, vó bò, bê thui, bò thui (đều chấm tương gừng) v.v… Nay nếu bỏ hầm bà làng các loại rau thơm vào phở thì… “chả còn ra cái quái gì nữa!”
Sau khi tôi – cái “bản sao” của ổng – vô trường Học Đại Sư Cụ Sài Gòn, không còn trong vòng o ép của ổng nữa, thì tính chất “bản sao” trong tôi phai nhạt dần, tự nhiên tôi thích ăn phở kiểu Sài Gòn, giá sống, rau thơm gì cũng cân tuốt, rau dấp cá, ngò om, húng chó, ngổ ba lá… làm ráo nạo, có điều là cho đến nay vẫn không thích ăn phở tái, và càng không thể xịt tương đen vô phở! Tôi không được rõ tình hình phở Hà Nội sau năm 1954 ra sao, nhưng sau 1975, nhiều người ở Hà Nội vào kể rằng giai đoạn khó khăn lúc trước thì chỉ có phở quốc doanh với món “phở không người lái”. Phải xếp hàng, mua phiếu, như kiểu các cửa hàng ăn uống quốc doanh ở Sài Gòn sau 1975 vậy. “Phở không người lái” tức là phở không có thịt, chỉ có bánh phở và nước phở nấu bằng xương bò. Vì nước phở quá nhạt nhẽo do ít xương bò, nên nhiều người đi ăn phở không người lái đã phải đem theo lọ “mì chính” (bột ngọt – âm Quảng Đông của “vị tinh”), rắc một chút vào bát phở để đánh lừa khẩu vị. Thảm đến thế là cùng! Chính vì vậy, đến nay dân Hà Nội vẫn còn thói quen ăn nhiều bột ngọt, và còn có câu thành ngữ tân thời: “Đắt như mì chính thời bao cấp”.Vì mê phở, nên tôi thích tìm hiểu tình hình phở. Chưa bao giờ Sài Gòn mọc thêm nhiều quán phở, tiệm phở lớn nhỏ như hiện nay, hầu như đường phố nào, hang cùng ngõ hẻm nào cũng có, chưa kể các xe phở cố định và lưu động. Còn ở Hà Nội thì báo chí cho biết, Hà Nội cũng đang ở vào thời kỳ “bung ra” của phở. Mới đây ở Hà Nội có ông giáo sư Lê Văn Lan đã vận dụng “phương pháp lịch sử” (?) để nói về các giai đoạn tiến hóa của phở, và còn làm một bản “thống kê phở” nữa. Theo ông, sự tiến hóa này đã trải qua “4 bước”. Bước thứ nhất là giai đoạn “Hà Nội hóa” từ đầu thế kỷ 20, khiến phở trở thành một đặc sản của Hà Nội, và các tỉnh khác ở Miền Bắc nấu phở thì cũng nấu theo kiểu Hà Nội. Thứ nhì là giai đoạn phát triển “cổ điển”, gồm những năm trong 2 thập kỷ 40-50. Có lẽ đây là loại phở cổ điển theo “gu” của ông bô tôi chăng? Thứ ba là giai đoạn “mậu dịch”, những năm 60-70. Thứ tư là giai đoạn “bung ra” từ những năm 80 đến nay. Ông giáo sư này có vẻ có lý, nhưng chia giai đoạn tròn trịa, cứng ngắc như thế có chỗ không ổn, thiếu tính… khoa học, vì trong thập kỷ 50 thì trước và sau 1954 khác nhau một trời một vực. Mặt khác, theo nhiều người, giai đoạn gần đây nhất – từ thời đổi mới đến nay, tức là từ 1990 – có lẽ nên gọi là giai đoạn “phục hưng” của phở.. Ở Hà Nội, vào những năm cuối của thời “phở mậu dịch”, phở có bán ở quán ăn tầng trệt khách sạn Phú Gia, cạnh Bờ Hồ. Bây giờ thì cái quán ấy đã thành “rét-tô-răng” mà không còn món phở nữa. Phở Hà Nội có lúc đã tiêu điều, song bây giờ có thể nói phở Hà Nội đã sống lại, và đang “bung ra”… theo nhiều nghĩa.

Về “thống kê phở” thì ông giáo sư Lan cho biết, theo những gì người ta nghiên cứu được ở Hà Nội, phở đã có cả 100 tuổi. Phở là món ăn do người Việt chế ra, hay du nhập từ Trung Quốc? Câu trả lời đã rõ ràng: phở là món ăn hoàn toàn Việt Nam , vì nếu từ Trung Quốc thì tại sao giờ này Trung Quốc không có món phở? Còn phở đã gần tròn, đã tròn, hay đã hơn 100 tuổi, thì chẳng ai khẳng định được chắc chắn và rõ ràng, mà có lẽ cũng chẳng có gì quan trọng lắm. Điều quan trọng là phở đã như một cây cổ thụ, bắt rễ, đâm chồi, lan tỏa sâu vào (bộ đồ) lòng người, đã khẳng định được vị trí độc nhất vô nhị của nó trong nền văn hóa ẩm thực của người Việt cả trong lẫn ngoài nước. Đến nay ít nhất cũng đã có vài công trình khảo sát, nghiên cứu rất “nghiêm túc” về phở, dưới “góc độ lịch sử và văn hóa” như của Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, hay dưới “góc độ khoa học kỹ thuật” của Bộ môn Công nghệ Chế biến Trường Đại học Thương nghiệp Hà Nội. Theo thống kê trong sách vở báo chí ở Hà Nội hiện nay thì tài liệu nhiều nhất đã kê được 17 món phở, gồm phở chín, phở tái, phở gầu, phở sụn, phở sách, phở xá xíu, phở gà, phở gà xào, phở xào mềm tim gan, phở xào dòn tim gan, phở bò xào dòn, phở gà xào dòn, phở áp chảo nước, phở áp chảo khô, phở sốt vang v.v…. và cả phở chua. Thống kê này quả là có giá trị, song hình như vẫn chưa thấy đủ so với thực tế phở ở Hà Nội bây giờ. Ít ra cũng thiếu mất vài món, mà dù chưa được thừa nhận chính thức, vẫn có nhiều người thích ăn, như phở mọc, phở thập cẩm… Ông bô tôi đã ăn xôi nghe kèn từ cuối thập kỷ 60, nếu ổng còn sống thì sẽ bảo là trong 17 món phở đó, ngoài phở bò chín, còn 16 món kia là “bố láo bố lếu” hết. Phở bò cho tới nay vẫn là “phở căn bản” trong hầm bà lằng các món phở hiện hành. Phần lớn các quán phở nổi danh trong hàng ngũ “Hà Thành đệ nhất… phở” bây giờ cũng vẫn là các quán phở bò!

Một ông ký giả cho biết, cái cảnh xếp hàng vốn ám ảnh người dân Hà Nội mấy chục năm của thời bao cấp, đến nay chưa hết hẳn. Buổi sáng cỡ 8-9 giờ, đi qua các phố Bát Đàn, Tôn Đức Thắng, Lý Quốc Sư… người ta vẫn thấy cảnh xếp hàng rồng rắn để ăn phở, nhưng ngày nay người ta xếp hàng với một ý nghĩa và tâm tình khác hẳn. Phở phố Lý Quốc Sư thì sáng nào cũng có một ông dáng chừng là nhà doanh nghiệp quốc doanh bự, ăn mặc rất xịn, đầu chải láng mướt, còm lê cà vạt chỉnh tề, tay lăm lăm điện thoại di động từ xe Toyota Camri đời mới bước xuống, cũng đứng xếp hàng kiên nhẫn chờ đến lượt. Thời buổi này thời giờ là tiền bạc, thế mà mất cả mấy chục phút chỉ để chờ ăn một bát phở cho bằng được thì thật là sang và… gàn!

Nghe nói một trong những quán phở loại ngon nhất của Hà Nội hiện nay là phở Bát Đàn. Phở Lý Quốc Sư còn gọi là “Phở Bà Ngọc”, vì bà Ngọc làm “kỹ thuật viên” chính, cũng ngon ngang ngửa với phở Bát Đàn. Phở Hàng Muối cũng ngon, tuy món thịt chín hơi cứng hơn một chút. Phở “tái lăn” ngon nhất có lẽ là ở Phở Thìn Lò Đúc, nước dùng đậm đà, hơi béo do thịt xào lăn, song không ngấy. Còn Phở Hàng Bột (phố này giờ đã đổi tên thành Tôn Đức Thắng, song người ta vẫn quen gọi tên phố cũ) có món “bửu bối” là phở sốt vang, nhuộm ra đỏ cả bánh phở. Tuy nhiên, các món phở tái trần, tái lăn, chín…. đều ngon. Đặc biệt hơn nữa là cô bán hàng, hình như chửa… chồng, rất xinh đẹp, trắng trẻo, mắt sắc như dao cau, và lúc nào cũng trang điểm rất kỹ càng như sắp đi nhảy đầm, mặc đồ đầm ngồi làm phở mới kiêu chứ, vì cô rất ít cười. Phở gà nổi tiếng có quán ở Phố Nam Ngư. Bà chủ quán hơi đồng bóng, song phở rất ngon. Ngày xưa, ông Nguyễn Tuân đã từng sợ rồi người ta sẽ làm “phở hộp” thì không còn là phở. Bây giờ thì chưa thấy phở đóng hộp, mà mới chỉ có “phở ăn liền” của Công ty Vifon, sấy khô cho vào gói, có bột nêm, như mì ăn liền vậy, và tất nhiên là… không người lái. Khỏi phải nói, thứ này thì đúng là “chả ra cái quái gì cả”.

Tôi thì không đến nỗi thủ cựu và quá khích như ông bô tôi, nhưng tôi cho rằng phải “chính danh “, vì đã kêu bằng phở thì phải là… phở, nghĩa là có mùi phở, vị phở, và chỉ là phở bò. Còn nếu cứ đem bánh phở – vốn chỉ là bột gạo – trộn với đủ món biến tấu sau này như thịt gà, tim gan, đồ lòng, sốt vang v.v… thì “cưỡng dâm” cái tên phở quá, mà nên gọi là hủ tíu bò kho, hủ tíu xào đồ lòng, hủ tíu gà v.v… vì hủ tíu là sợi bột (âm Quảng của từ ngữ Hán “khỏa điều”), sợi bột thì muốn xào nấu với gì chả được. Nếu không thì bún ốc, bún riêu… cũng có thể gọi là phở ốc, phở cua… hay sao? Còn những loại phở khác ở Hà Nội hiện nay như phở tim gan, phở mọc, phở thập cẩm… nói ở trên, thì xin lỗi, “bố láo bố lếu” hết!

Tuy nhiên, trong thời kỳ “bung ra” của phở từ Nam chí Bắc hiện nay, hình như các món phở xào và phở áp chảo đã thất truyền. Hồi sau 1954, Sài Gòn cũng có xuất hiện mấy món này, sau đó thì một thời gian tiệm phở 79 ở đường Võ Tánh, gần Ngã Sáu Sài Gòn cũng có mấy món này, nhưng không phải là tay chuyên môn làm, nên ít khách kêu, rồi dẹp luôn, vì hồi đó người muốn ăn phở xào, phở áp chảo, chỉ là thành phần Bắc Kỳ di cư, tức Bê 54 như gia đình tôi chẳng hạn. Ông bô tôi cũng thích ăn mấy món này, ngoài tiệm không có thì bà bô tôi làm ở nhà cho ổng ăn đỡ vậy. Phở áp chảo hay phở xào thì cũng gồm 2 thành phần chính, là bánh phở và “người lái”. Quan sát bà bô tôi làm thì bánh phở tươi mua về từng lá, phải xắt to bản, loại bánh rờ vô thấy dẻo và ráo tay, không dính tay, không thoa dầu (mùi dầu khiến phở bị hôi dầu). Phở xào thì có xào mềm và xào dòn. phở áp chảo thì có áp chảo khô, áp chảo nước. Nếu làm phở xào mềm thì sau khi xắt, bánh phở được gỡ tơi ra, rắc một tí muối, trộn đều, bỏ bánh vào chảo dầu thật nóng, tải mỏng ra, đảo nhanh tay cho bánh khỏi cháy. Khi sợi bánh săn lại thì rắc hành hoa (phần trắng của cọng hành lá) xắt nhỏ, đổ ra đĩa, rồi mới xào “người lái” đổ lên. Bánh phở xào dòn thì phải rắc đều bột năng vào bánh phở, rũ cho tơi, không sợi nào dính sợi nào, rồi cho vào chảo dầu nóng, lật qua lật lại cho vỏ dòn thì lấy ra đĩa ngay, rồi đổ “người lái” lên. Phở áp chảo khô hay áo chảo nước thì cũng theo cách tương tự, chỉ khác là thời gian áp bánh phở vô chảo lâu hay mau thôi, áp chảo nước thì áp mau, áp chảo khô thì áp lâu. Áp chảo khô thì ăn khô, còn áp chảo nước thì vẫn phải chan nước dùng như phở nước vậy. “Người lái” là thịt bò phi-lê xắt mỏng, to bản, xào với cần tây, cà rốt, cà chua, gừng…

TRUNG QUỐC: thật ghê tởm: MỠ chế biến từ “nguyên liệu” lấy từ… CỐNG RÃNH!

MỜI CLIK XEM VIDEO MỠ chế biến từ “nguyên liệu” lấy từ… CỐNG RÃNH: http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Bt3OHayvAqc

Từ bún cháo “chửi” nghĩ đến văn hóa lạ lùng của Hà Nội

Từ bún cháo “chửi” nghĩ đến văn hóa lạ lùng của Hà Nội

 Người Hà Nội bây giờ “dễ tính” và “cam chịu” quá nên mới đến mức đi ăn phải chịu nhục vì chửi, sáng ra đi chợ bị chửi, vào cơ quan không được việc bị chửi, đến cơ quan y tế, công quyền cũng bị chửi, đi trên đường bị chửi té tát thậm chí có thể gây chiến tại chỗ…

 

 

 

Muôn kiểu chửi

Anh Nguyễn Văn An (lập trình viên máy tính của công ty phần mềm CNC, Hà Nội) có kể lại việc làm gây bất bình của chủ quán họ “vô học”. Anh bức xúc “chúng hành xử với thượng đế như là bọn du côn, bất cần đời ấy”. Sự việc bắt đầu từ cô gái người Sài Gòn ra Hà Nội công tác khi rẽ vào một quán bún chả ven hồ Trúc Bạch ăn khi tính tiền thì cô này bị “lấy đắt gấp đôi” vì trót để lộ mình là người Sài Gòn.

Khi cô gái thắc mắc về giá cả đắt thì được chủ hàng phán “ngồi ăn chỉ biết ăn đứng lên là phải tính tiền có gì phải thắc mắc nhiều”. Bất bình quá, anh An lao ra vạch mặt việc bắt chẹt khách Sài Gòn thì bị chủ quán quát đến hãi “thằng nhãi này, mày muốn gì hả định làm anh hùng rơm chắc”, “còn không mau cuốn xéo đi”.

Vì cũng nóng tính nên máu liều của anh nổi lên, hai bên đôi co dữ dội với nhau. Đến khi hỗn loạn, ông chủ quán này đã cầm dao ra dọa “mày còn muốn sống không?”. Bó tay với kiểu làm ăn này, anh An “sợ chừa đến già” với kiểu chủ quán bún chửi du côn này.

Quán bún “chửi”

Anh Đình Việt (sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân) ở trọ khu Cầu Giấy còn bức xúc “thích thì chửi bới đủ trò, thích thì đánh nhau vì mấy số điện, vài đồng tiền nước bọn chủ nhà trọ là một lũ khát tiền cả”. Anh Việt vừa nói, vừa nghĩ đến vụ hôm trước bị chủ nhà trọ đuổi giữa đêm. Việt kể, ông chủ trọ này là một con nghiện bài bạc, rượu chè, gái gú …mỗi khi thua bạc có khi cả xóm sẽ bị đuổi ngay giữa đêm. 

Cách hành xử vô đạo đức của tên chủ trọ đã khiến Việt phải lang thang suốt đêm tìm phòng trọ mới trong thời tiết vô cùng lạnh giá của mùa đông. Đối với chủ trọ quái ác này, việc đuổi sinh viên ra đường giữa đêm là một thú vui để giải stress mỗi khi thua bạc, nhìn thấy sinh viên lầm lũi dọn đồ trong đêm là “hắn cười khoái trá rất vô nhân tính”- Anh Việt tố cáo.

Anh Việt còn cho biết, rất nhiều sinh viên còn lâm vào hoàn cảnh trớ trêu hơn đó là bị chủ nhà đánh và đuổi đi. Với uy thế nhà cao cửa rộng, các chủ trọ thường xuyên quát mắng, chửi bới, thậm chí có chủ trọ còn có nguyên tắc bất di bất dịch “nói không nghe thì phải đánh”. Nếu không tin, thì các bạn có thể đến khu trọ HITC, Xuân Thủy, HN để nghe những câu chửi mắng, quát tháo tục tĩu như cơm bữa từ những chủ trọ giữa thủ đô.

Chị Thu (công nhân ở trọ nhà ngõ 233, Xuân Thủy) có cho biết “toàn lũ vô học khát tiền, suốt ngày chửi bới nọ kia kiếm cớ để thu thêm tiền”. Chả là chị Thu ôm trước đã phải đóng nguyên văn tiền nhà một tháng mà không được ở nên chị rất bức xúc. Nếu như không đóng chị sẽ bị cả nhà chủ gần hơn 10 người chửi té tát và dùng vũ lực uy hiếp. Nghĩ đến cảnh ở trọ đất Hà Nội, nhiều lần chị vẫn còn ngao ngán đến tận cổ với cách hành xử vô văn hóa này.

Hầu hết người Việt đều có tâm lí của những người dân “làng Vũ Đại ngày ấy” lầm lũi ăn bát phở mà bà chủ quán không ngừng văng tục, chửi thề và cổ súy rằng “chắc không chửi mình” và “cứ ăn thôi miễn là no làm việc gì cũng được”.

Nhiều khi tôi nghĩ sao một số người Hà Nội bây giờ giỏi thế có thể chịu được “miếng ăn là miếng nhục” đặc biệt thói quen dễ dãi trong ăn uống đã khiến các quán ăn bẩn tung hoành trên đường phố một cách ngang nhiên.

Thậm chí, dù người chủ nhà có ghê ghớm chửi đánh một ai trong xóm trọ thì những người ở cùng chỉ biết thở dài mà không lên tiếng bênh vực dù người đó có đúng đi chăng nữa.

Hầu hết đều có tâm lí rằng “không động đến quyền lợi của mình thì thôi” vì vậy những nhà trọ kiểu này vẫn tác quái khắp thủ đô. Văn hóa nhẫn nhục của một số người Hà Nội giỏi đến thế là cùng?!

Khách “được” ăn giày vào mặt

Có lần được chứng kiến, một vị khách bị tên chủ quán bún ốc đuổi đánh giữa đường và ngay sau đó được ăn ngay cả một cái giày vào mặt. Anh Thắng (Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy) cho biết “vị khách Sài Gòn đó chắc hoảng đến già, không dám bước chân ra Hà Nội vì đi ăn bún mà được ăn ngay cả một cái giày”.

Anh Thắng kể, hôm đó một vị khách bước vào quán bún ốc ở Nghĩa Tân, vị khách này liên miệng kể về quán ăn Sài Gòn lịch sự và đồ ăn ngon hơn ở Hà Nội nhiều.

Bỗng chủ quán đang thái thịt quay lại mắng “Thế thì cút vào Sài Gòn mà ăn ra đây vào quán tao làm gì”. Vị khách này choáng váng, tức giận và lên tiếng đáp lại ông chủ quán. Kết quả là vị khách bị người chủ quán cho ngay cái giày vào mặt. Có lẽ người chủ quán muốn để một kỉ niệm nhớ đời ở Hà Nội cho anh chàng người Sài Gòn tự hào về quê hương mình.

Chuyện người Hà Nội quá quen với đủ kiểu chửi, quát mắng của các chủ hàng quán xá và “lầm lũi” ăn vì “nghĩ có động đến mình đâu” đã tạo ra một thứ văn hóa mới là văn hóa chửi bới. Nhiều người Sài Gòn rất sợ ra Hà Nội, vì không quen với cách ăn uống và hành xử của các chủ quán xá. Thậm chí khi nhận được lệnh công tác ra Hà Nội một tháng có người Sài Gòn còn giả vờ ốm để không phải ra đây thưởng thức trọn văn hóa chửi.

Anh Văn, một người Sài Gòn ra công tác ở Hà Nội hơn một tháng chia sẻ “tôi đã được thưởng thức trọn thứ được gọi là văn hóa chửi bới, văng tục ở quán ăn hàng ngày”. Hơn một tuần nay la cà quán xá, anh Văn cho rằng “người Bắc ăn bẩn quá! Muốn có vịt quay phải đợi bà chủ vào nhà vệ sinh lấy vịt ra mới có”. Vì chật chội nên nhiều hàng quán để vịt ngổn ngang trong nhà vệ sinh là có thật.

Anh Văn kể “những bạn bè của tôi sợ ra Hà Nội lắm, mỗi lần ra là mỗi lần kinh sợ có người cạch đến già không dám ra thủ đô chỉ vì người Hà Nội mới bây giờ ghê ghớm, chua ngoa và thiếu văn hóa với thượng đế quá”. Đặc biệt, nhiều người Sài Gòn đi ăn hàng quán ở Hà Nội có thể bị bắt chẹt trả gấp đôi, gấp ba gây bức xúc.

Trên thực tế, nhiều người ở các tỉnh miền Nam ra Hà Nội đã “một đi không trở lại” với thủ đô chứ đừng nói gì đến khách du lịch nước ngoài.

H.B 

CÁCH CHẾ BIẾN 326 Món ăn ngon

326 Món ăn ngon ( Thân gởi tới các vị thích nấu nướng )
  
image
XIN QUÝ VỊ CLICK VÀO TÊN TỪNG MÓN NÊU TRONG BẢNG DƯỚI ĐÂY, ĐỂ MỞ XEM CÁCH CHẾ BIẾN MÓN ĐÓ:
Chả Sen Tôm Gỏi Măng Kiểu Thái
Chả Trứng Thịt (Egg Pie with Pork & Mushroom) Gỏi Măng Tây
Cháo Bột Gạo Với Gà Và Đậu (Kiểu Ấn Độ) Gỏi Mực Với Nước Me (Thai Squid Salad)
Cháo Cá Gỏi Nộm Hoa Chuối
Cháo Cua Gỏi Rau Muống
Cháo Gà Gỏi Rau Muống Thịt Bò
Cháo Hào Gỏi Su Hào
Cháo Khoai Lang Gỏi Tôm Mực
Cháo Ốc Nấu Rau Cần Gỏi Trái Dừa
Cháo Sườn Gỏi Vịt Bắp Cải
Cháo Sườn Heo Bắc Thảo Gỏi Xoài
Cháo Thịt Heo Hải Sản Hấp Thơm
Chạo Tôm Hành Tây Nhồi Tôm Nướng
Cháo Tôm Thịt Hến Xúc Bánh Tráng 1
Chem Chép Thoa Mỡ Hành Hến Xúc Bánh Tráng 2
Chem Chép Xào Dừa Xả Hoành Thánh Chiên
Chim Cút Chiên Giòn Hoành Thánh Xá Xíu
Chim Cút Quay Hủ Tiếu Khô Xào với Gà (Paad Thai Gai)
Chôm Chôm Trộn Hủ Tiếu Mỹ Tho
Chuối Om Óc Đậu Hủ Tiếu Xào Padthai
Cơm Âm Phủ Hủ Tiếu Xào Thập Cẩm Đồ Biển
Cơm Bò Nướng Sả Hủ Tiếu Xào Thịt Bò
Cơm Bò Tây Ban Nha Hủ Tiếu, Mì (Khô/Nước)
Cơm Cà Ri Indonesia Khổ Qua Chưng
Cơm Cháy Khổ Qua Tráng Trứng
Cơm Cháy Chấm Mắm Ruốc Khổ Qua Xào Trứng
Cơm Chiên Kim Chi Đại Hàn
Cơm Chiên Cá Mặn 1 Lẫu Bò Sa Tế
Cơm Chiên Cá Mặn 2 Lẫu Cá
Cơm Chiên Cua Lẫu Cá Hồi
Cơm Chiên Đặc Biệt XO Sauce Lẫu Cá Lóc
Cơm Chiên Hoàng Hậu Lẫu Cháo
Cơm Chiên Kiểu Thái Lẫu Cua
Cơm Chiên Thập Cẩm Lẫu Đuôi Bò
Cơm Chiên Thịt Cua Lẫu Gà Anh Đào
Cơm Chiên Trái Thơm Lẫu Gà Nấu Nấm 1
Cơm Cua Lẫu Gà Nấu Nấm 2
Cơm Dừa Malaysia Lẫu Gà Thuốc Bắc
Cơm Đùi Gà Quay Xốt Me Lẫu Hải Sản
Cơm Gà Lẫu Mắm (Cá nước ngọt)
Cơm Gà Ấn Độ Lẫu Mắm (Miền Nam)
Cơm Gà Hải Nam 1 Lẫu Ngũ Hoa
Cơm Gà Hải Nam 2 Lẫu Thái
Cơm Gà Hấp Lẫu Thái Lan
Cơm Gà Hấp Muối Lẫu Thập Cẩm
Cơm Gà Hoàng Bào Lẫu Tôm Càng
Cơm Gà Italy Mai Cua Dồn Thịt
Cơm Gà Nướng Mắm Kho
Cơm Gà Rô Ti Mắm Ruốc Huế Xào Thịt
Cơm Gà Xào Rau Mắm Ruốc Xào Thịt, Tôm, Xả
Cơm Hải Sản Thái Lan Măng Chua Nấu Cá Rô Phi
Cơm Hấp Lá Sen Việt Nam Măng Tây Sốt Tôm
Cơm Hến 1 (Clam Rice) Măng Tây Xào Tỏi
Cơm Hến 2 Mì Đùi Gà
Cơm Hoa Hồi Trái Cây Mì Lá Cuộn Nấm Sốt Cà Chua
Cơm Huế Mì Ống Sốt Kem – Rau
Cơm Nắm Cá Thu Mì Quảng 1
Cơm Ngon Từ Nước Ý – Risotto Mì Quảng 2
Cơm Nho Nhồi Trái Bơ Mì Rong Biển Xào Hải Sản
Cơm Nị Mì Sợi Vuông Sốt Vang Nghêu
Cơm Sườn Bì Chả (Grilled Pork Chop Over Rice) Mì Sốt Bò Băm
Cơm Sườn Xốt Chua Cay Mì Thịt Bò Nghiền Bỏ Lò
Cơm Tấm Bì Sườn Nướng Mì Trà Xanh Xốt Cá Ngừ
Cơm Tay Cầm 1 Mì Trứng Rau Cải
Cơm Tay Cầm 2 Mì Vắt Sốt Húng Quế và Gà
Cơm Tay Cầm Tây Ban Nha Mì Vịt Tiềm 1
Cơm Thịt Heo Thịt Gà Xào Mì Vịt Tiềm 2
Cơm Trứng Ốp La Mì Xào Giòn
Cua Lột Chiên Dòn Mì Xào Thập Cẩm
Cua Lột Sốt Tỏi Ớt Mì Xào Tôm Đậu Hũ
Cua Rang Me 1 Mì Xoắn Sốt Bò Jambon
Cua Rang Me 2 Mì Ý Vodka Cream Pasta
Cua Rang Muối Mì Ý Với Con Sò Và Chanh
Cua Sốt Kim Hương Miến Thang
Cua Xào Cay Miến Trộn Hàn Quốc
Cua Xào Gừng Hành Miến Xào Thịt Bò
Đậu Cô-ve Xào Thịt Bò Mộc Cua Bể
Đậu Cô-ve Xào Xá Xíu Mực Chiên Giòn
Đậu Đũa Thịt Bằm Mực Chiên Sả
Đậu Đũa Xào Tỏi Mực Nướng
Đậu Hũ Chiên Tẩm Nước Mắm Hành Mực Nướng Chao
Đậu Hũ Chưng Thịt Mực Nướng Ngũ Vị
Đậu Hũ Chưng Tương Mực Nướng Sa Tế
Đậu Hũ Kho Xả Ớt Curry Mực Rang Muối
Đậu Hũ Mềm Chiên Dòn Mực Viên Tuyết Hoa
Đậu Hũ Nhồi Thịt Mực Xào Cà Ri
Đậu Hũ Nhồi Thịt Chiên Mực Xào Cần Tây
Đậu Hũ Non Om Thịt Heo Xay Mực Xào Lá Hương Nhu (Pla Meuk Paad Krapao)
Đậu Hũ Non Om Xì Dầu Mực Xào Thập Cẩm
Đậu Hũ Non Sốt Cam Tươi Mực Xốt Xí Muội
Đậu Hũ Om Muffins Ham & Broccoli
Đậu Hũ Rang Muối Nấm Hương Chiên
Đậu Hũ Sốt Lá Hẹ Nem Chua
Đậu Hũ Sốt Tỏi Nem Chua Thủ Đức
Đậu Hũ Trắng Hấp Thịt Nem Cuốn Bì
Đậu Hũ Xào Cay Nem Hải Sản
Đồ Biển XàoCay Nem Ham Chua
Dưa Bắp Cải Nem Khoai Môn
Dưa Leo Trộn Chua Cay Nem Nướng 1
Dưa Leo Xào Thịt Băm Nem Nướng 2
Đùi Gà Đút Lò Sốt Nấm Nem Nướng Nha Trang
Đùi Gà Nướng Nem Nướng Thủ Đức
Đùi Gà Ướp Xả Ớt Nướng Than Nem Rau
Đuôi Bò Hầm Nem Trứng
Ếch Chiên Bơ Nghêu Chua Ngọt
Ếch Xào Nghêu Um Rau Răm
Filet Mignon In Mushroom Sauce Nghêu Xào Lá Quế
Flank Steak – Japanese Steak Roll Nộm Hoa Chuối
Flank Steak Cuốn Spinach Và Khoai Tây Nộm Rau Muống
Flank Steak Ướp Gừng Và Soy Sauce Ốc Hương Nhồi Thịt
French Dip (Roast Beef Sandwich) Ốc Hương Xào Tía Tô
Gà Ác Tiềm Thuốc Bắc Ốc Leng Xào Dừa
Gà Bóp Rau Răm Ốc Nấu Bung
Gà Chiên & Trứng Chiên Ốc Nhồi Lá Gừng
Gà Chiên Indonesia Ớt Chuông Nhồi Jambon
Gà Hấp Cải Ngọt Ớt Nhồi Cá
Gà Luộc Ớt Trộn Jambon
Gà Nấu Đậu Phá Lấu (Lòng Bò, Lòng Heo)
Gà Nấu Nấm Kiểu Pháp Phở Áp Chảo
Gà Nấu Nho Phở Bò
Gà Nấu Rau Củ Phở Bò Cay
Gà Nấu Rượu Chát Phở Bò Nướng
Gà Nướng Hạt Dẻ Phở Cuốn Tôm Thịt
Gà Nướng Lá Chanh Phở Đuôi Bò
Gà Om Nấm Phở Gà
Gà Quay Mật Ong Phở Khoai Mì
Gà Ragout Phở Thập Cẩm
Gà Rô Ti Phở Tôm
Gà Tây – Mom’s Roast Turkey (english) Phở Trộn Gà Xé Lá Giang
Gà Tây Ngày Lễ Tạ Ơn Phở Xào Bò
Gà Tiêu Chanh (Chicken Lemon Pepper) Ragu Bò
Gà Xào Sả Ớt Ragu Gà Nấm Paté
Gà Xé Lá Chanh Rau Củ Non Hấp Trộn Dầu Giấm
Ghẹ Hấp Lá Chanh Chấm Muối Tiêu Me Rau Muống Chấm Tôm Um
Giả Cầy Rau Muống Xào Tỏi
Giò Heo Hầm Măng Khô Rau Xào Thập Cẩm
Giò Heo Kho Gừng Ruốc
Giò Heo Nấu Măng Lưỡi Lợn Salad Táo Củ Cải
Giò Heo Quay Nấu Củ Ấu Salad Trái Cây 1
Giò Heo Sốt Giấm Salad Trái Cây 2
Giò Huế Salad Trộn Dầu Dấm 1
Giò Lụa Salad Trộn Dầu Dấm 2
Giò Sống Bọc Trứng Cút Salad Trứng Cua
Gỏi Bắp Cải Seafood Ceviche Salad
Gỏi Bò Thái (Thai Beef Salad) Seafood Spread
Gỏi Bưởi Biên Hòa Soup Bí Đỏ 1
Gỏi Bưởi Hỗn Hợp Soup Bí Đỏ 2
Gỏi Cá Sống Soup Bong Bóng Cá
Gỏi Cá Talipia Soup Bong Bóng Cá Bào Ngư
Gỏi Cuốn Tôm Thịt (Fresh Spring Roll) Soup Há Cảo Tôm
Gỏi Cuốn Tôm Thịt 2 Soup Hành Kiểu Pháp (French Onion Soup)
Gỏi Đu Đủ Ba Khía Thái Lan Soup Hoa Trứng Gà
Gỏi Đu Đủ Ba Khía Thái Lan – Chính Gốc Soup Măng Cua
Gỏi Đu Đủ Khô Bò Gan Cháy 1 Sườn Bò Nướng Kiểu Xá Xị
Gỏi Đu Đủ Khô Bò Gan Cháy 2 Sườn Heo Non Nướng Mẻ
Gỏi Đu Đủ Thái Sườn Heo Ram Sốt Tiêu
Gỏi Dưa Hấu Sườn Kho Trứng
Gỏi Gà Xé Phay 1 Sườn Non Kho Tộ
Gỏi Gà Xé Phay 2 Sườn Non Rim Sauce Đậu Đen
Gỏi Hến Trộn Mít Sườn Nướng
Gỏi Khổ Qua 1 Sườn Nướng Mè
Gỏi Khổ Qua 2
Gỏi Lưỡi Heo Sườn Nướng Xả Ớt

ẨM THỰC VIỆT: 21 MÓN BÚN CỦA BA MIỀN TỔ QUỐC

ẨM THỰC VIỆT: 21 MÓN BÚN CỦA BA MIỀN TỔ QUỐC:  Bún thang, 

Cầu kỳ, công phu trong khâu chọn nguyên liệu, chế biến, bún thang được nâng tầm như một món bún xuất hiện trong các dịp quan trọng chứ không mang tính phổ biến như các món bún khác.
Bún chả 
Một người chưa từng thưởng thức món ăn này sẽ ngạc nhiên với phần ăn là đĩa bún có cọng nhỏ thanh, đĩa thịt nướng nhỏ, đĩa rau xanh, chén nước mắm có màu khá trong nổi bật những lát đu đủ thái vuông mỏng, màu cam của cà rốt. Cách ăn của món càng lạ thế nhưng không ai phủ nhận cái ngon, cái thanh trong sự kết hợp kỳ lạ này khiến người ta ăn đến no vẫn không muốn dừng đũa.
Bún đậu hủ mắm tôm
Không phải món bún sang trọng, hay yêu cầu cao trong kỹ thuật chế biến nhưng đây lại là món bún rất khó để có hương và vị đúng chất Bắc nhất. Nguyên nhân của điều này gắn với hầu như tất cả các nguyên liệu của món ăn như loại bún, cái béo mềm của đậu hủ hay vị thơm, cái đậm đà của mắm tôm.
Bún riêu ốc
Sự kết đôi có vẻ hơi khác thường của cua và ốc mang đến cho món bún hương thơm khó cưỡng lại của riêu cua, vị giai giòn của ốc.
Canh bún
Nhiều người thường nghĩ nguyên liệu quan trọng để tạo nên sự thành công của món ăn này là riêu cua. Điều đó không sai nhưng với những người sành ăn, rau muống luộc là phần quan trọng không kém. Một tô canh bún ngon không thể thiếu màu xanh mát, cái giòn tanh tách của loại rau này.
Bún cá rô đồng
Gắn với loại cá khá năng mùi nhưng qua bàn tay khéo léo của người đầu bếp, món bún cá rô cực hấp dẫn và bắt mắt với màu vàng của phần cá xào nghệ, cái giòn tan của phần cá chiên giòn hay cái béo ngậy của cặp trứng cá vàng ươm.
 
Bún măng vịt, Bún mọc, Bún bung, Bún chả cá, Bún bò Huế, Bún sứa, Bún cá ngừ,  Bún giấm nuốt, Bún thịt nướng, Bún mắm, Bún nem nướng,… 

This slideshow requires JavaScript.


Cơm Kẹp “made in Việt Nam”

Cơm Kẹp “made in Việt Nam” 
https://i0.wp.com/www.vietnamplus.vn/avatar.aspx

Ngày 4/7/2011, Công ty VietMac đã chính thức trình làng món ăn nhanh, độc đáo và mới gọi là Cơm Kẹp.
Theo VietMac, một suất ăn nhanh này sẽ gồm hai bánh cơm ép, kẹp với thức ăn mặn và rau (kim chi, salat). 

Hai bánh cơm tương đương với hai bát cơm được ép chặt giống như cơm nắm. Tuy nhiên, bánh cơm VietMac vẫn giữ được độ dẻo và hạt cơm vẫn giữ nguyên hình mà không bị phá vỡ như cơm nắm.
Bánh cơm cũng sẽ được nướng sơ qua để đảm bảo độ kết dính, khi cầm ăn sẽ không bị bể. 

Ngoài ra, mỗi bánh cơm đều có thêm 5 hạt bắp đã nấu chín để tạo thêm hương vị cũng như màu sắc. 

Mỗi ngày, VietMac phục vụ hai loại thức ăn mặn khác nhau (bò, cá, gà, heo).
Bà Lê Bích Phượng, Tổng Giám đốc VietMac cho biết
 “mỗi loại thịt trên được chế biến có nhiều hương vị, thay đổi mỗi ngày, đảm bảo không lặp lại trong vòng hai tuần liền,”
Với sản phẩm cơm kẹp, VietMac hy vọng sẽ sớm chiếm lĩnh thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam, trước những sản phẩm đang được ưa chuộng như Jollibee, Lotteria, BBQ, KFC… 

Giá tiền cho một suất cơm kẹp (không nước uống) là 27.000 VN đồng.
NGUỒN 
*****
 MỜI QUÝ VỊ XEM TIẾP phần sưu tầm của bản Blog để có thể TỰ LÀM: Cách làm Cơm Kẹp

Nguyên liệu:
– Cơm dẻo
– Thịt heo
– Xà lách, dưa leo, cà chua
– Hộp kem có đáy phẳng


1- Trải tấm nilon vào hộp kem rồi cho cơm vào.
Sau đó túm chặt đầu miếng nilon và dùng tay
ấn cơm xuống cho bằng.

2- Làm 2 miếng cơm như hình trên

3- Cắt thịt heo thành những lát mỏng, ướp với
sốt BBQ rồi chiên.Nếu không thích sốt BBQ thì
có thể tẩm ướp với xì dầu và ngũ vị hương.

4- Xắt dưa leo và cà chua thành những lát nhỏ.

5- Kẹp thịt heo, dưa leo, dưa chua vào giữa hai
miếng cơm