VỊ VUA CUỐI CÙNG CỦA NHÀ NGUYỄN

VỊ VUA CUỐI CÙNG CỦA NHÀ NGUYỄN SỐNG LƯU VONG, CHẾT TRONG NGHÈO KHỔ VÀ CÔ ĐƠN

Chân dung Hoàng Ðế Bảo Ðại. (Tài liệu của gia đình ông Bảo Ân)

1-  Gia đình Quốc Trưởng Bảo Ðại bị tịch thu tài sản
Nhiều người biết chuyện Quốc Trưởng Bảo Ðại bị ông Ngô Ðình Diệm truất phế trong cuộc “trưng cầu dân ý” vào ngày 23 Tháng Mười năm 1955, nhưng ít ai biết đến việc tài sản của toàn gia đình những người liên hệ với Quốc Trưởng Bảo Ðại (kể cả vợ không hôn thú) và của các ông Vĩnh Cẩn, Nguyễn Ðệ đều bị tịch thu. Thân mẫu của Quốc Trưởng Bảo Ðại, Ðức Từ Cung phải dọn ra khỏi Cung An Ðịnh.  Xin coi  tờ Công Báo Việt Nam Cộng Hòa ngày Thứ Bảy 22 Tháng Ba 1958, ấn hành bởi tòa tổng thư ký Phủ Tổng Thống, “bảng phụ đính vào quyết định số 400.BTC/DC ngày 14 Tháng Ba 1958 của ông bộ trưởng tài chánh chỉ định những tài sản của Bảo Ðại và bộ-hạ đặt dưới đạo luật số 17/57 và 16-2-1957 và sắc lệnh số 122-TC ngày 27-02-1958
http://www.vanhoaviet.info/Baodai_files/image003.jpg
                               Tờ Công Báo Việt Nam Cộng Hòa  chỉ định tài sản tịch thu” của:
 1/  – Vĩnh Thụy tức Hoàng Đế Bảo Ðại.
  2/ – Marie Jean Nguyễn Hữu Hào, tức Nguyễn Thị Lan, tức Nam Phương Hoàng Hậu, vợ chính thức của Bảo Ðại.( Hoàng Hậu Nam Phương  sinh năm 1914  qua đời năm 1963, ở Chabrignac, kết hôn với vua Bảo Đại năm 1934)
http://www.vanhoaviet.info/Baodai_files/image004.jpg
 3/  – Bùi Thị Mông Ðiệp hay Bùi Mộng Ðiệp, vợ không chính thức của Bảo Ðại. Bà Thứ Phi Mộng Ðiệp có  3  con  với Bảo Đại  : Hoàng nữ Nguyễn Phúc Phương Thảo, sinh 1946, Nguyễn Phúc Bảo Hoàng (1954-1955) và  Nguyễn Phúc Bảo Sơn (1957 chết năm 2011
Năm 1948, cựu hoàng trở lại cộng tác với Pháp, làm Quốc trưởng Chính phủ Quốc gia. Bà Mộng Điệp được đón lên Đà Lạt. Bảo Đại mua của ông Basier ngôi biệt thự ở đường Graffeuille tặng bà, nay là nhà tập thể 14 Hùng Vương
http://www.vanhoaviet.info/Baodai1.jpg      
 4/  –– Lê Thị Phi Ánh hay Lê Phi Ánh, vợ không chính thức của Bảo Ðại   có 2 con với Bảo Đại:  Phương Minh (chị) & Bảo Ân (em).  Bà Phi Ánh con nhà lành, giàu có, thuộc dòng họ danh giá, bà là em vợ của Phan Văn Giáo sau làm Thủ hiến Trung Phần. Cũng là một tuyệt sắc giai nhân  nên được Bảo Đại yêu thương, tặng một biệt thự sang trọng.   Sau khi chiến tranh VN kết thúc, bà Phi Ánh ở lại VN và chết trong cô đơn tại  năm 1986
http://www.vanhoaviet.info/Baodai_files/image006.gif
 – Hoàng Thị Lang (hay Lan) tức Wong Y Lang, tức Jenny, vợ không chính thức của Bảo Ðại.

– Vĩnh Cẩn (anh em chú bác và là người thân cận với cựu hoàng, thường được gọi là Hoàng Tùng Ðệ) và vợ chính thức là Nguyễn Hữu Thị Bích Tiên.

– Nguyễn Ðệ (đổng lý văn phòng quốc trưởng ở Paris) và vợ là Bùi Thị Mão.

Tài sản bị chỉ định tịch thu gồm có bất động sản như nhà cửa, lâu đài, biệt điện, đồn điền, các sở đất, các kho chứa hàng, tất cả khí mãnh, dụng cụ trang bị cho các cơ sở trên, số tồn khoản tại các nhà băng, các cổ phần trong các công ty, các số nợ cho người khác vay, các loại xe hơi…

Sau khi Quốc Trưởng Bảo Ðại bị truất phế
1/-     An Ðịnh Cung  bị tịch thu
http://www.vanhoaviet.info/Baodai_files/image008.jpg
An Ðịnh Cung, bên bờ sông An Cựu, số 97 Phan Ðình Phùng, Huế được Vua Khải Ðịnh xây dựng xong năm 1919.
 An Ðịnh Cung, diện tích 16,584 m2, tọa lạc tại bờ sông An Cựu Huế, tư sản của Vua Khải Ðịnh, không phải của triều đình nhà Nguyễn, đã bị chỉ định là tài sản tịch thu của “Vĩnh Thụy tức Bảo Ðại”.
   Ðức Từ Cung tức là Ðoan Huy Hoàng Thái Hậu
Ðức Từ Cung phải dọn qua tạm trú tại nhà thờ Kiên Thái Vương, trong khuôn viên Cung An Ðịnh Cung, và sau đó ra ở tại ngôi nhà ở địa chỉ 79D Phan Ðình Phùng, gần chợ An Cựu cho đến khi bà qua đời. Theo lời kể của thứ phi Mộng Ðiệp với ông Bảo Ân, cuối năm 1955, sau khi bị truất phế,  cựu Hoàng Bảo Ðại rất lo cho Ðức Từ Cung .  Năm 1980,  Ðức Từ Cung chết.
2/–  Cung Nam Phương hoàng hậu tịch thu
Cung Nam Phương hoàng hậu  là  một dinh thự do ông Nguyễn Hữu Hào điền chủ xứ Gò Công xây vào năm 1932, khi ông đến Cầu Đất (xã Xuân Trường, TP.Đà Lạt) tậu đất lập đồn điền cà phê. ban đầu mang tên Nguyễn Hữu Hào, sau đó ông tặng cho con gái là Nam Phương ,nên được gọi là cung Nam Phương hoàng hậu.
 Cung Nam Phương hoàng hậu là điểm đến lý thú cho du khách trong và ngoài nước tọa lạc trên một ngọn đồi, cách trung tâm TP.Đà Lạt khoảng 3 km,
 Hiện dinh thự này do Bảo tàng Lâm Đồng quản lý.
http://www.vanhoaviet.info/Baodai_files/image009.jpg
Cung Nam Phương hoàng hậu – Ảnh: Lâm Viên
2-Quốc Trưởng Bảo Ðại nghèo khổ và cô đơn
Năm 1967, Công Chúa Phương Minh, con bà Lê Phi Ánh, vợ không chính thức của Bảo Ðại, thấy hoàn cảnh của vua cha cô đơn và tội nghiệp, nên cô sang Pháp tình nguyện ở lại để săn sóc cha.
http://www.vanhoaviet.info/Baodai_files/image011.jpg

Hai cháu nội Phương Minh và Bảo Ân về Huế thọ tang, đang túc trực bên quan tài của Ðức Từ Cung (1980).

Lúc này cựu hoàng, vừa suy nghĩ vừa hút thuốc. Ông dùng thuốc ngủ rất nặng Khi thuốc ngấm, ông ngủ hồi nào không biết, điếu thuốc trên tay rơi xuống áo cháy phỏng cả ngực,  Ở Paris, Phương Minh cũng chỉ gặp Hoàng Tử Bảo Long một lần và chưa hề giáp mặt Bảo Thăng và các công chúa Phương Mai, Phương Liên và Phương Dung. Quốc Trưởng Bảo Ðại có nhiều vợ và nhiều dòng con, khi Nam Phương Hoàng Hậu qua đời, ông cũng không hay biết, điều đó đã tạo thêm sứt mẻ trong gia đình.

Ðời sống ở Paris khó khăn, vất vả, Công Chúa Phương Minh, phải đi làm tiếp viên trong một nhà hàng Trung Hoa để có phương tiện để sống gần cha và chính cô, cũng phải nhận sự trợ giúp từ mẹ ở Sài Gòn. Trong thời gian này, hầu hết sự chi dùng của ngài là do tiền của Ðức Bà Từ Cung gởi qua. Mặc dầu các con cũng thường hay lui tới thăm ngài, nhưng ngài không bao giờ đề cập đến vấn đề tiền bạc, và cũng không ai nghĩ đến chuyện giúp đỡ ngài. Theo lời cô Công Chúa Phương Minh kể lại, khi có tiền thì hai cha con rủ nhau đi nhà hàng, khi hết tiền thì nhiều ngày chỉ có một bữa ăn. Nhiều khi cạn tiền, túng thế, cựu hoàng phải bảo Phương Minh chạy đi “vay mượn” những người quen biết. Cho mãi đến năm 1971, Phương Minh hay tin mẹ đau nặng, cô trở về Sài Gòn và bị kẹt lại sau khi cộng sản chiếm miền Nam. Cũng năm này, Bảo Ðại kết hôn với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946.) Bảo Ðại vào đạo Thiên Chúa, có tên thánh là Jean-Robert.
http://www.vanhoaviet.info/Baodai_files/image012.jpg
Từ trái sang phải: Bà Ưng Thi, cựu Hoàng Bảo Ðại, bà Monique Baudot, ông Ưng Thi (Paris 1995). (Hình: Tài liệu của gia đình ông Bảo Ân)

Ở Paris, cựu Hoàng Bảo Ðại không có nổi một căn nhà, nơi mà cựu hoàng ở với bà Monique trong những ngày cuối đời là do một người Pháp yêu mến để cho cựu hoàng ở không lấy tiền. Có lần, theo lời kể của bà Mộng Ðiệp, bà Monique đã xúi nhà vua kiện ra tòa án để lấy các tài sản của bà thứ phi, nhưng nhà vua đã không bằng lòng. Cuộc hôn nhân cuối cùng với bà Monique đã đưa đến chia rẽ trong gia đình cựu hoàng, từ đó không ai đến thăm viếng ông nữa và gần như vị vua cuối cùng của triều Nguyễn sống trong cảnh nghèo khó và cô đơn. Năm 1982, nhân khai trương Hội Hoàng Tộc ở hải ngoại, Bảo Ðại lần đầu tiên sang thăm Mỹ với tư cách cá nhân, cùng đi với cựu hoàng có bà Monique.

. Ông mất ngày 31 Tháng Bảy 1997 tại Quân Y Viện Val-de-Grâce, Paris, hưởng thọ 85 tuổi. Ðám tang Bảo Ðại được tổ chức một cách lặng lẽ vào lúc 11 giờ ngày 6 Tháng Tám năm 1997 tại nhà thờ Saint-Pierre de Chaillot số 35 đại lộ Marceau, quận 16 Paris và linh cữu được mai táng tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadero, không hề thấy sự hiện diện của thân thích gia đình, trừ bà Monique, người vợ cuối cùng ở bên cạnh, với cờ tam tài của Pháp Quốc và Hội Cựu Quân Nhân Pháp.

http://www.vanhoaviet.info/Baodai_files/image013.jpg
Ðám tang Vua Việt với cờ tam tài của nước Pháp. Bà Monique đứng giữa các cựu sĩ quan Pháp (1997).
(Hình: Tài liệu của gia đình ông Bảo Ân)
Nghĩa trang Passy ở Paris là một nghĩa trang nổi tiếng được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX, nơi chôn cất nhiều nhân vật lừng danh của thế giới như tài tử phim hài Fernandel (1903-1971,) nhà văn Virgil Gheorghiu (1916-1992,) họa sĩ Edouard Monet (1832-1883,) người sáng lập công ty xe hơi Marcel Renault (1872-1903,) Tổng Thống Pháp Alexandria Millerand (1859-1943)… Cũng theo lời kể của ông Bảo Ân, Vua Bảo Ðại không tiền và cũng không có thế lực để được chôn cất tại đây, đây là phần mộ của một thương gia giàu có ở Paris, rất kính trọng cựu hoàng, khi nghe ông qua đời đã hiến phần đất này cho ngài.
   3-  Tình trạng ngôi mộ của Vua Bảo Ðại năm 2005 tại nghĩa trang Passy thuộc hạt Trocadero Paris 16e  ra sao.?
Gia đình Bảo Ân đến Mỹ năm 1992 đến năm 2005 mới có quyền công dân. Cầm passport trong tay, quốc gia đầu tiên mà ông muốn đến là Pháp, để thăm mộ cha,
Mặc dầu với bản sơ đồ trong tay, cuộc tìm kiếm ngôi mộ cũng không kết quả. Rồi tình cờ gặp một người cảnh sát già và hỏi về ngôi mộ của “Sa Majesté Bảo Ðại,” thì ông này chỉ cho biết  ngôi mộ. Ðó là một ngôi mộ không có bia, không khắc tên, chỉ trơ trọi hai tấm “đan” xi măng sần sùi, với mấy chậu hoa đã quá cũ kỹ qua thời gian.
http://www.vanhoaviet.info/Baodai_files/image014.jpg
Ông Bảo Ân ngậm ngùi trước ngôi mộ đơn sơ của cha.
Về việc xây mộ cho Cựu Hoàng Bảo Ðại, khi ông từ trần ở Paris, chỉ có người vợ cuối cùng của ông là bà Monique Baudot, người Pháp ở bên cạnh, và trên pháp lý, chỉ có bà Monique, người vợ có hôn thú còn sống mới có quyền xây mộ cho ngài. Theo sự hiểu biết của ông Bảo Ân, thì  bà Thứ Phi Mộng Ðiệp và các con tuy có tiền nhưng lại không muốn giao cho bà Monique xây mộ. Lúc sinh thời, Thái Tử Bảo Long không làm được, gia đình bên các công chúa không làm được, phía Nguyễn Phước Tộc cũng không làm được vì không có sự đồng ý của bà Monique, thậm chí hội này có quyên góp và giao lại cho bà Monique một số tiền để xây mộ nhưng không có kết quả… Nhiều người giàu có muốn xây mộ cho Vua Bảo Ðại để lấy tiếng cũng bị bà Monique cản trở.

 4- Lăng mộ cựu Hoàng Bảo Ðại được  xây dưng và khánh thành năm 2006

 Gây quỹ &  Xây mộ

Một chủ công ty mộ bia ở Paris là ông Cridel thấy hoàn cảnh của Cựu Hoàng Bảo Ðại đáng thương nên đã gặp bà Monique, và điều đình với bà, nếu bà bằng lòng thì ông sẽ thực hiện bản vẽ và ông sẽ giúp 50% phí tổn xây cất. Ông Nguyễn Duy Hiệp góp lời thuyết phục, cuối cùng bà Monique đồng ý và giao cho ông Hiệp gây quỹ trong bà con cộng đồng Việt Nam.
Tốn phí cho công trình xây mộ ước tính ban đầu là khoảng 25,000 Euros. Công ty Cridel chịu 50%, ông Nguyễn Duy Hiệp quyên được 3,000 và cá nhân ông đóng thêm 1,000, chùa Tịnh Ðộ đóng góp 1,000, các vị đạo hữu Cao Ðài cho được 400. Số tiền còn lại do các vị trong cộng đồng Việt Nam đóng góp. Xúc động nhất là có 1 cháu gái gởi tới 5 Euros kèm theo bức thư đại ý là cháu còn đi học không có nhiều tiền nhưng thấy thương ông vua của mình quá nên xin được đóng góp để xây mộ cho ngài. Như vậy còn thiếu khoảng 9,000 Euros. Sau sự tường trình của ông Nguyễn Duy Hiệp, ông Bảo Ân hứa sẽ cung cấp số tiền còn lại. Năm 2005, ông Bảo Ân qua Pháp, đến gặp ông Cridel để xem bản vẽ, để xem có cần sửa chữa gì không? Ghi khắc tên tuổi của cựu hoàng trên bia đá như thế nào? Ðể khắc chữ bằng vàng trên bia mộ, phải tốn thêm 2,200 Euros. Sau khi bà Monique chấp thuận, ông Cridel xúc tiến xây mộ ngay lập tức, và khi hoàn tất, ông báo cho ông Bảo Ân trở qua Pháp để tổ chức lễ tưởng niệm và cầu siêu cho cựu hoàng.
Việc ông Bảo Ân xây được mộ cho cựu hoàng hình như  là một vinh dự cho ông vì gần 10 năm không ai có thể thuyết phục được bà Monique để cho họ xây mộ của Vua Bảo Ðại, trong khi chính bà lại không có tiền hay không muốn xây mộ.
Ngoài các dòng chữ do ông Bảo Ân soạn khắc trên bia mộ, bà Monique đã quyết định là khắc thêm hình ảnh kim khánh bốn chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ”(*) khắc trên tấm bia,
http://www.vanhoaviet.info/Baodai_files/image015.jpg Bốn chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ” được khắc trên đầu bia mộ
      Ngày khánh thành
Ngày khánh thành Lăng Mộ cựu hoàng có đủ các chức sắc thành phố, các hội đoàn người Việt ở Paris
http://www.vanhoaviet.info/Baodai_files/image016.jpg
Ông Bảo Ân và con trai, Quý Khang, cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại bên ngôi mộ mới vừa hoàn thành.
 

LỜI CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

LỜI CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH:

 

“ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”

NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN VỚI GIỌNG CA KHÁNH LY

NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN VỚI GIỌNG CA KHÁNH LY:

http://www.youtube.com/watch?v=LcyJM_rK9WM

3 CA KHÚC PHỔ NHẠC THƠ HẢI NHƯ DO CA SĨ KHÁC NHAU THỂ HIỆN

Mời nghe một số ca khúc phổ thơ Hải Như:

 Thành phố hoa phượng đỏ
Nhạc: Lương Vĩnh | Thơ: Hải Như | Trình bày: Trần Khánh
7808 lượt nghe | 1005 lượt tải | Đăng ngày: 25-11-2010
 Thành phố hoa phượng đỏ
Nhạc: Lương Vĩnh | Thơ: Hải Như | Trình bày: Kiều Hưng
6653 lượt nghe | 1030 lượt tải | Đăng ngày: 30-11-2010
file:///C:/Users/221%20QT/Music/ca-ha-noi-hanh-quan-1004.html
 Hà Nội thành phố niềm tin
Nhạc: Hồ Bắc | Thơ: Hải Như | Trình bày: Quý Dương
11905 lượt nghe | 124 lượt tải | Đăng ngày: 25-11-2010
 Hà Nội thành phố niềm tin
Nhạc: Hồ Bắc | Thơ: Hải Như | Trình bày: Tuyết Thanh
4108 lượt nghe | 133 lượt tải | Đăng ngày: 21-12-2010
 Như hoa hướng dương
Nhạc: Tô Vũ | Thơ: Hải Như | Trình bày: Tốp nữ Đài TNVN
5930 lượt nghe | 174 lượt tải | Đăng ngày: 24-01-2010
 Như hoa hướng dương
Nhạc: Tô Vũ | Thơ: Hải Như | Trình bày: Thúy Hà
3011 lượt nghe | 175 lượt tải | Đăng ngày: 10-06-2010

Những cái chết tức tưởi của nhà văn (KÌ 1)

Những cái chết tức tưởi của nhà văn (KÌ 1)

                    CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ

                       

 THÁI DOÃN HIỂU –  (tác giả gửi trực tiếp cho bản Blog NQCC)

Cách mạng Văn hóa ở Trung quốc thực chất là một cuộc thanh trừng phe phái khốc liệt chưa từng có nếu đem so với Tần Thủy hoàng. Mười triệu nạn nhân đã chết thảm dưới tay “người cầm lái vĩ đại” Mao Trạch Đông. Theo trưng cầu dân ý toàn Trung Quốc thì ông ta có 7 phần tội 3 phần công. Lấy Tần Thủy hoàng làm thần tượng, Mao đã thống nhất được Trung nguyên, nhưng xài tốn xương máu Dân Trung Hoa đến 60 triệu nhân mạng, trong đó chưa kể đến 39 triệu người chết đói trong phong trào đại nhảy vọt cuối thập niên 50 của thế kỷ trước.

Có hai cái chết thương tâm nhất là của Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và Nhà văn lớn Lão Xá. Tôi có theo dõi rất sát và kỹ những ngày tận số của hai ông.

 Ông Lưu Thiếu Kỳ và phu nhân bà Trương Quang Mỹ là người cách mạng chân chính, nhân hậu theo đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sang thăm Việt Nam và được nhân dân ta tôn kính. Ông bị Mao Trạch đông chụp cho cái mũ “tên lãnh đạo cao cấp chủ trương đi con đường tư bản chủ nghĩa trong đảng”. Ông Lưu bị hành hạ đấu tố, tra tấn, bỏ đói hàng mấy tháng trời, thân bại danh liệt. Còn tác giả Tường Lạc đà Lão Xá người về sau được tặng giải Nobel nhưng Hội đồng Hàn lâm viện Hoàng gia Thụy Điển rút lại vì giải chỉ thưởng cho người còn sống. Lão Xá bị bọn thanh niên choai choai mặc sắc phục Hồng vệ binh xông vào nhà riêng đập ông chết tươi trên bàn làm việc. Chúng hè nhau vứt thi thể ông xuống hồ. Chưa đã, khi thấy xác ông nổi lên, chúng dùng câu móc vào thắt lưng ông kéo lên bờ đánh, đạp phũ phàng. Mao Trạch Đông đã thanh toán sạch những đối thủ chính trị đáng gờm của mình, những người có nguy cơ làm cho cái ghế hoàng đế của ông ta lung lay kể từ “người bạn chiến đấu thân mật của người” là Lâm Bưu,  “tướng bọc đường” Bành Đức Hoài, Bí thư thành ủy Bắc Kinh Bành Chân…

 *

Ở nước ta, một số các nhà văn, nhà văn hóa Việt Nam cũng có những cái chết bất đắc kỳ tử, mờ ám. Tôi cho rằng những kiểu chết của các vị dưới đây là không minh bạch, vô cùng bất công, cần được công luận minh oan, chiêu tuyết cho những oan hồn:

Thu Hồng           Lan Khai                 Thiều Chửu

Ngô Tất Tố         Dương Quảng Hàm         

Tạ Thu Thâu              Phạm Quỳnh               Khái Hưng

*

Tôn Nữ Thu Hồng hay Thu Hồng (1922-1948), là nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.

Tôn Nữ Thu Hồng, sinh ngày 19 tháng 7 năm 1922 tại Tourane (Đà Nẵng), nhưng quê quán gốc là làng Thần Phù, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên-Huế).

Bà thuộc dòng dõi Hoàng tộc nhà Nguyễn, trước học ở Tourane, sau vào học tại trường Đồng Khánh (Huế).

Năm 18 tuổi (1940), bà cho xuất bản tập thơ đầu tiên (và cũng là duy nhất):Sóng thơ. Tập thơ in đẹp (chưa rõ tên nhà xuất bản), có tựa của Đạm Phương nữ sĩ, và tranh vẽ bìa của nữ họa sĩ Mộng Hoa.

 Giới thiệu  Thu Hồng, trong quyển Thi nhân Việt Nam có đoạn viết:

“… người có cái ý rất đáng quý là diễn đúng hình dáng riêng của hồn mình. Có thể vì thế mà giọng nói của người có vẻ ngọng nghịu rất ít có trong thơ ta….Thực ra, Thu Hồng cũng chỉ là trẻ con ở cái giọng, khi người ta muốn sống hoài trong thời thơ ấu…(vì) người thiếu nữ ấy đã biết tình yêu là “mầm chán nản” và người ước ao:

 Mầm chán nản chớ len vào niên thiếu,

Chớ len vào sớm quá, tội em mà!

Em nghe như thời ấy vẫn còn xa,

Em chầm chậm để mong còn xa mãi,

Hãy là hoa, xin hãy khoan là trái,

Hòa nồng hương mà trái lắm khi chua.

 

Thật là ngây thơ trong trắng :

Kìa trăng vỡ trong hồ khi nước động,

Sóng lao xao lấp loáng, ánh xa ngời.

Và búp hoa nghểnh dậy đón hương trời,

Cây tuôn bóng, lửng lơ, đò chẳng lướt!

Cảnh đẹp cứ dàn thêm bước bước,

Lời ngợi khen mỗi phút lại thay thay.

Tơ lòng với đẹp đêm nay

Rộn ràng thổn thức vì say nhiệm màu.

(Sóng thơ – Tơ lòng với đẹp)

Lúc ấy chỉ ngoài 20 tuổi, nữ sĩ đã bắt đầu nhận thức được cái kiếp ngắn ngủi và buồn tẻ của con người.

Lịch trên tường mỗi ban mai tay xé,

Xé dần, đem vứt xuống giỏ mây đan.

Phải đây là xác chết của thời gian?

Mỗi tờ xuống, một ngày đi biệt tích?

Tay ngần ngại cũng thôi đành vô ích,

Vì hôm nay không dính dáng ngày mai.

Lúc bình minh trong sương sớm chưa phai

Là giấy biết thân mình không thể gắng

Người đâu khác dẫu trăm ngàn cay đắng,

Vói tay dài mong níu lại ngày đi

Ý điên rồ người đeo đuổi làm chi,

Tờ mỏng quá, khác đâu ngày qua chóng!

Tình lưu luyến khiến âu sầu phấp phỏng

Lịch cùng ta nào có khác chi nhau?

Lịch hàng năm đem thay đổi một màu

Người một tuổi chớ mơ mòng lui lại

Lịch còn mãi, đời đâu dài được mãi?

Tờ rã tan ra tro bụi chôn vùi…

(Lịch)

Một gịong thơ tinh tế sâu đằm. Năm 1941, bà và thơ của bà được Hoài Thanh-Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942).

Năm 1968, bà lại được Nguyễn Tấn Long-Nguyễn Hữu Trọng giới thiệu trong bộ sách Việt Nam thi nhân tiền chiến (quyển trung), xuất bản tại Sài Gòn. Và theo sách này, thì nữ sĩ Tôn Nữ Thu Hồng đã chết trong một trường hợp bi đát.

 Thu Hồng là trí thức nói tiếng Pháp thành thạo, nhà cô thường tụ tập các thanh niên trí thức. Cô bị nghi ngờ làm gián điệp cho Tây, bị công an bắt, giam giữ và tra khảo mấy tháng trời, không lấy được cung. Cuối cùng, giết nhầm còn hơn bỏ sót, cô bị thủ tiêu giữa rừng Thừa Thiên. Kể lại chuyện đau lòng này, ông Đào Hữu Thiết cán bộ an ninh người chứng kiến vẫn nhớ như in vóc dạc cao to như gấu, khuôn mặt dữ dằn, rậm râu sâu mắt của tên sát nhân Trừng. Trên đường giải cô lên Ty công An Thừa Thiên – Huế, hắn đã bắn lén cô từ đằng sau lưng. Tiếng súng chát chúa vẫn còn lộng óc khi ông Hoài Nam (bút danh của Đào Hữu Thiết) đã vào tuổi 87. Ông sĩ quan an ninh  ngồi viết tiểu thuyết tình báo trong dàn dụa nước mắt. Ông cũng bị nghi ngờ, bắt giam nhốt cùng Thu Hồng. Ông bảo cô ấy dịu dàng nết na, đẹp lắm, tôi yêu cố ấy. Hai người có làm thơ tặng nhau. Thu Hồng bảo Hoài Nam :

Bên bờ cát trắng phau phau ấy

Ai hiểu lòng mình ? Anh hiểu không ?

 Nàng thơ ra đi ở tuổi 26. Năm đó là tháng chạp năm 1948.

*

 Ngô Tất Tố (1894 – 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.). Ngô Tất Tố là đại diện tiêu biểu cho những thay đổi của một lớp người trí thức trong giai đoạn giao thời, sự dung hòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ.

 Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ SơnBắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông AnhHà Nội). Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốn gái. Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng một nền giáo dục Nho học. Từ năm 1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê, sau đó ông theo học ở nhiều làng quê trong vùng. Năm 1912, Ngô Tất Tố học tư chữ Pháp một thời gian ngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy giờ vẫn còn được triều đình nhà Nguyễn tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi hương bị hỏng ở kỳ đệ nhất. Đến năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai, khoa Ất Mão, cũng là khoa thi hương cuối cùng ở Bắc Kì, ông qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhị.

 Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo. Ông viết cho tờ An Nam tạp chí. Nhưng vì thiếu tiền, tờ báo này phải tự đình bản, Ngô Tất Tố cùng với Tản Đà đã vào Sài Gòn. Mặc dù không thật sự thành công trong cuộc thử sức ở Nam Kỳ, nhưng tại đây, Ngô Tất Tố đã có cơ hội tiếp cận với tri thức và văn hóa thế giới ở vùng đất khi đó là thuộc địa chính thức của Pháp cũng như theo đuổi nghề báo để chuẩn bị sau này trở thành một nhà báo chuyên nghiệp. Trong thời kỳ này, ông viết với các bút danh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân…

 Sau gần ba năm ở Sài Gòn, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội. Ông tiếp tục sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: An Nam tạp chí, Thần chung, Phổ thông, Đông Dương, Hải Phòng tuần báo, Thực nghiệp, Con ong, Việt nữ,Tiểu thuyết thứ ba, Tương lai, Công dân, Đông Pháp thời báo, Thời vụ, Hà Nội tân văn… với 29 bút danh khác nhau như : Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ… Trong thời gian những năm 1936-1939, Ngô Tất Tố viết nhiều tác phẩm chỉ trích quan lại tham nhũng phong kiến. Hà Văn Đức, trong bài viết Ngô Tất Tố – Nhà văn tin cậy của nông dân (báo Nhân dân, ngày 10 tháng 6 năm 1997), cho biết năm 1935, Ngô Tất Tố từng bị chánh sở mật thám Hà Nội gọi lên “để mua chuộc”, nhưng ông từ chối. Ngoài ra, nhiều lần Ngô Tất Tố bị cấm viết báo và bị trục xuất khỏi Hà NộiHải PhòngNam Định. Năm 1939, chính quyền thuộc địa ra lệnh cấm tác phẩm Tắt đèn. Nhà Ngô Tất Tố ở Bắc Ninh bị nhà chức trách khám xét và ông bị bắt giam ở Hà Nội vài tháng.

 Về sự nghiệp báo chí, người ta  tìm thấy 1.350 tác phẩm (gần 4.500 trang) đã đăng báo của Ngô Tất Tố với 59 bút danh khác nhau. Năm 2005, tại hội thảo Những phát hiện mới về thân thế và tư cách nhà văn hóa của Ngô Tất Tố, một thống kê khác được công bố cho biết trong 28 năm làm báo, Ngô Tất Tố đã viết gần 1.500 bài (mới tìm thấy 1.360 bài) cho 27 tờ báo và tạp chí với 29 bút danh. Di sản báo chí của Ngô Tất Tố trở thành những tư liệu phong phú, chi tiết, phản ánh toán diện và trung thực xã hộiViệt Nam đầu thế kỷ XX.

Các tác giả trong đề tài nghiên cứu nói trên kết luận rằng tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố đạt được năm thành tựu cơ bản: thuyết phục, truyền cảm, điển hình hóa mà không hư cấu; nghệ thuật trào lộng, đả kích và phong cách đậm đà bản sắc dân tộc. Về thái độ làm báo, Ngô Tất Tố được đánh giá là một nhà báo có dũng khí, trung thực, thẳng thắn, nhạy bén và cập nhật tình hình khẩn cấp

Với tư cách là nhà nghiên cứu ,  Ngô Tất Tố nghiên cứu rất nhiều thể loại khác nhau ông rất giỏi về nghiên cứu các thể loại văn thơ

Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ngô Tất Tố tham gia vào ủy ban giải phóng ở xã Lộc Hà quê ông. Năm 1946, Ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Thời gian này, Ngô Tất Tố đảm nhiệm cương vị Chi hội trưởng chi hội văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở thông tin khu XII, tham gia viết các báo Cứu quốc khu XII,Thông tin khu XII, tạp chí Văn nghệ, báo Cứu quốc trung ương… Ngoài ra, ông còn viết văn. Ngô Tất Tố được bầu vào vị trí ủy viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam tại đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất (1948).

Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phánở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đènViệc làng,Tập án cái đình.

Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939) từng khen ngợi Tắt đèn là “một tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai chưa từng thấy”. Phong Lê, trên Tạp chí Sông Hươngtháng 12 năm 2003, gọi những tác phẩm viết về nông thôn của Ngô Tất Tố là “một nhận thức toàn diện và sâu sắc, đầy trăn trở và xúc động về cảnh ngộ và số phận người nông dân Việt Nam” đạt đến “sự xúc động sâu xa và bền vững”

 Từ một góc nhìn khác, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, trong bài Ngô Tất Tố và một cách thích ứng trước thời cuộc trích từ cuốn Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2005), viết Tắt đèn là một thiên tiểu thuyết “rất xúc động” khiến người đọc có thể “nhiều phen ứa nước mắt”.

Còn thiên phóng sự Việc làng được coi là một trong những tác phẩm báo chí toàn diện và chi tiết nhất về bộ mặt nông thôn Việt Nam trước năm 1945. Phong Lê, trong bài đã dẫn, cho rằng Việc làng phản ánh “tận chiều sâu những cội rễ của cả hai mặt phong tục và hủ tục, nó tồn tại dai dẳng đến thế, không chỉ đến thời Ngô Tất Tố viết Việc làng, mà cả cho đến hôm nay”.

 Tính chất giao thời trong ngòi bút của Ngô Tất Tố thể hiện rõ nét trong tác phẩm Lều chõng

Lều chõng ghi lại một thiên phóng sự tiểu thuyết về chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến trong những ngày cuối cùng, dưới triều Nguyễn, miêu tả tấn bi kịch của những nhà nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ trích sâu sắc những tồn tại của nền văn hóa cũ.

 Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét về sự thay đổi ở Ngô Tất Tố: “ông vào số những nhà Hán học đã chịu ảnh hưởng văn học Âu Tây và được người ta kể vào hạng nhà nho có óc phê bình, có trí xét đoán có tư tưởng mới” (Nhà văn hiện đại)

 Tác phẩm của Ngô Tất Tố : Ngô Việt Xuân Thu (dịch, 1929); Hoàng Hoa Cương (dịch, 1929); Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ (truyện ký lịch sử, 1935); Đề Thám (truyện ký lịch sử, viết chung, 1935); Tắt đèn (tiểu thuyết, báo Việt nữ, 1937), (Mai Lĩnh xuất bản, 1939); Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, báo Thời vụ, 1939-1944), (Mai Lĩnh xuất bản, 1952); Tập án cái đình (Phóng sự,1939); Thơ và tình (dịch thơ Trung Quốc, 1940); Đường thi (sưu tầm, chọn và dịch, 1940); Việc làng (phóng sự, báo Hà Nội tân văn, 1940-1941), (Mai Lĩnh xuất bản, 1941); Thi văn bình chú (tuyển chọn, giới thiệu, 1941); Văn học đời Lý (tập I) và Văn học đời Trần (tập II) (trong bộ Việt Nam văn học) (nghiên cứu, giới thiệu, 1942); Lão Tử (biên soạn chung, 1942); Mặc Tử (biên soạn, 1942); Hoàng Lê nhất thống chí (dịch, tiểu thuyết lịch sử, báo Đông Pháp, 1942); Suối thép (dịch, tiểu thuyết, 1946); Trước lửa chiến đấu (dịch, truyện vừa, 1946); Trời hửng (dịch, truyện ngắn, 1946); Duyên máu (dịch, truyện ngắn, 1946); Doãn Thanh Xuân (dịch, truyện ngắn, 1946-1954); Địa dư các nước châu Âu (biên soạn chung với Văn Tân, 1948); Địa dư các nước châu Á, châu Phi (biên soạn chung với Văn Tân, 1949); Địa dư Việt Nam (biên soạn, 1951); Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác (kịch bản chèo, 1951); Đóng góp (kịch, 1951); Kinh dịch (chú giải, 1953); Ngô Tất Tố và tác phẩm (tuyển tập, 2 tập, Nhà xuất bản Văn học, 1971, 1976); Ngô Tất Tố – Toàn tập (5 tập, Nhà xuất bản Văn học, 1996); Ngô Tất Tố – Toàn tập, bộ mới (dự kiến 30 tập, Nhà xuất bản Hội nhà văn – Công ty văn hóa Phương Nam, 2005).

 Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1).

Gần ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội Văn nghệ Việt Nam họp trên đồi Nhã Nam. Cuộc đấu tố của văn nghệ sĩ diễn ra gay gắt căng thẳng. Người ta đã vu cáo những chuyện tày trời, quyết liệt dồn Ngô Tất Tố vào tận chân tường. Tác giả Lều chõngViệc làng đã phạm tội phục cổ nhằm mục đích gì ?  Và, Ngô Tất Tố đã qua đời vào đêm 20 tháng 4 năm 1954 bằng thắt cổ tại nhà riêng ở Yên ThếBắc Giang. Cái sự chết của nhà văn  khắc nghiệt đến mức nghĩa trang liệt sĩ xã ở địa phương từ chối không cho chôn.

(Còn hai kỳ nữa)…

Nghệ Thuật Sống

Nghệ Thuật Sống

 

  Osho

“Đời sống” không phải chỉ đơn giản là già đi (growing old)
Mà “Đời sống” phải là lớn lên và trưởng thành (growing up).
Và đây là hai điều hoàn toàn khác biệt.
Trở nên già, mọi con vật đều có khà năng như thế. Còn trưởng thành lại là đặc quyền riêng của loài người. Nhưng tiếc thay chỉ có một ít người đòi hỏi cái đặc quyền đó.

Câu hỏi : “Thày vừa nói rằng đa phần nhân loại chỉ sống như là thực vật. Làm ơn hãy giải thích về cách sống thế nào để cái chết có thể trở thành một lễ hội.”
Osho trả lời :

Con người sinh ra để hiện thực cuộc sống, nhưng điều đó còn tùy vào anh ta. Anh ta có thể thở, có thể ăn, có thể đi, có thể già, và có thể tiến dần tới nấm mộ…nhưng điều này không phải là “cuộc sống”. Cái này gọi là sự chết dần từ cái nôi đến nấm mộ, chính xác là cái chết mòn trong bảy mươi năm.
Bởi vì hàng triệu người quanh bạn đang chết trong cái kiểu chết dần mòn này, cho nên bạn cũng bắt chước họ. Trẻ con thì học mọi thứ từ những người xung quanh, mà xung quanh thì toàn là sự chết.
Cho nên điều đầu tiên bạn phải hiểu đời sống (life) có nghĩa gì?
“Đời sống” không phải chỉ đơn giản là già đi (growing old)
Mà “Đời sống” phải là lớn lên và trưởng thành (growing up).
Và đây là hai điều hoàn toàn khác biệt.
Trở nên già, mọi con vật đều có khà năng như thế. Còn trưởng thành lại là đặc quyền riêng của loài người. Nhưng tiếc thay chỉ có một ít người đòi hỏi cái đặc quyền đó.
Lớn lên và trưởng thành (growing up) có nghĩa là sống từng khoảnh khắc sâu trong nguyên lí của đời sống. Điều đó có nghĩa là đi thoát ra khỏi sự chết, chứ không phải đi dần đến sự chết. Bạn càng đi sâu vào sự sống, bạn càng nhận ra cái bất tử của chính bạn. Có một khoảnh khắc nào đó bạn sẽ nhận biết rằng sự chết chẳng là cái gì, cũng giống như thay đổi quần áo, thay đổi nhà cửa, thay đổi hình dạng…chẳng có cái gì chết, và chẳng có cái gì có thể chết.
Sự chết là một ảo giác lớn nhất của con người.
Để trưởng thành hãy nhìn cái cây. Khi cái cây lớn rể của nó mọc sâu. Đó là sự cân bằng, cây càng lớn rễ càng sâu; rễ nhỏ không chịu nổi sức nặng của cây lớn.
Trong đời sống trưởng thành (growing up) là mọc sâu (growing deep) vào trong chính bạn
Với tôi, nguyên lí đầu tiên của đời sống là thiền định (meditation). Mọi điều khác là thứ cấp. Và tuổi thơ là thời gian đẹp nhất. Khi bạn già hơn, gần cái chết hơn, bạn càng khó khăn hơn để đi vào thiền định.
Thiền định có nghĩa là đi vào sự bất tử của bạn, vào sự vĩnh hằng của bạn, đi vào bản chất thần thánh của bạn. Trẻ con là con người đầy đủ phẩm chất nhất cho thiền định bởi vì trẻ con chưa bị chất nặng bởi giáo dục, kiến thức, tôn giáo hay bởi nhiều loại rác rưởi khác. Trẻ con thì ngây thơ, vô nhiễm, vô tội (tiếng Anh chỉ dùng có có một chữ là innocent) Nhưng bất hạnh thay sự ngây thơ của trẻ con bị coi giống như là không hiểu biết (ignorant).
“Không hiểu biết” và “ngây thơ” cũng có chỗ giống nhau như chúng không phải là một. Ignorance là tình trạng không biết, giống như ngây thơ. Nhưng có một khác biệt lớn mà cả nhân loại đến bây giờ cũng không biết. Ngây thơ là không có kiến thức nhưng không hề khao khát có được kiến thức. Ngây thơ tự nó tròn đầy ý nghĩa.
Một đứa con nít không có tham vọng, không có ước vọng. Nó luôn luôn sống hết mình trong từng khoảnh khắc sống của nó… Một con chim bay qua, đứa trẻ nhìn không chớp mắt; hay chỉ thoáng thấy một con bướm màu sắc đẹp cũng đủ để đứa trẻ hát ca. Với một cái cầu vổng trên trời, đứa trẻ sẽ ngây ngất như không còn biết điều gì huy hoàng hơn nữa. Cũng cảm giác như thế đến với trẻ con, khi chúng nhìn thấy trăng sao vằng vặc trong đêm tối mênh mông.
“Ngây thơ vô nhiễm” là tinh khiết, là tràn đầy, là giàu có.
“Không hiểu biết” là nghèo nàn là ăn xin…là tôi muốn điều này, tôi muốn điều kia, tôi muốn được hiểu biết, tôi muốn được kính trọng, tôi muốn được giàu sang, tôi muốn được quyền lực.
Không hiểu biết (ignorance) đi trên con đường của khát khao.
Ngây thơ vô nhiễm (innocence) là trạng thái không hề khát khao.
Nhưng bởi vì cả hai trường hợp cùng là tình trạng không có kiến thức (knowledge) nên chúng ta thường lầm lẫn và qui kết rằng chúng cũng như nhau.
Bước đầu tiên trong nghệ thuật sống là nhìn thấy cái ranh giới phân biệt giữa cái không hiểu biết(ignorance) và sự ngây thơ vô nhiễm (innocence). Sự ngây thơ vô nhiễm phải được cũng cố và bảo vệ, bởi vì đứa trẻ được sinh ra với sự ngây thơ nghĩa là với một kho báu lớn, cái kho báu mà các nhà thông thái phải đi tìm cả đời với nổ lực nhọc nhằn. Các minh sư thường nói rằng họ đã trở lại trẻ thơ một lần nữa, họ đã được tái sanh.
Ở Ấn độ một người Bà la môn thực sự, nghĩa là một người hiểu biết thực sự, tự gọi mình là Dwij, nghĩa là được sinh hai lần. Tại sao lại được sinh hai lần? Cái gì đã xảy ra trong lần sinh thứ nhất? Tại sao cần phải có lần sinh thứ hai? Lần sinh thứ hai ông ấy được gì? Trong lần sinh thứ hai ông ấy lấy lại tất cả những cái ông ta đã có trong lần sinh thứ nhất, nhưng cái mà cha mẹ, xã hội, và tất cả những người xung quanh đã hủy diệt và triệt tiêu chúng.
Trẻ con đang bị nhồi nhét đầy ắp những kiến thức. Cái đơn thuần và trong sáng vì thế bị cướp mất, lí do là ai cũng biết cái đơn thuần không giúp được gì cho đứa trẻ trong cái xã hội cạnh tranh này. Một đúa trẻ đơn thuần (simple) thường bị coi là ngốc nghếch, và đứa trẻ ngốc nghếch sẽ bị cuộc đời lợi dụng và bóc lột. Sợ hãi xã hội, sợ hãi thế giới, chúng ta tự thay đổi mình để thích ứng và cũng muốn làm cho trẻ con trở thành thông minh, sắc xảo, đầy kiến thức, để chúng được hội nhập vào thế giới quyền lực mạnh mẽ, chứ không để chúng rơi vào sự yếu kém hay bị áp bức. Và một khi đứa trẻ lớn lên sai định hướng, nó sẽ tiếp tục con đường sai lầm đó, cả cuộc đời nó sẽ tiếp tục bị sai lầm.
Bất cứ khi nào bạn thấy rằng dường như bạn đã đánh mất cuộc sống, nguyên tắc đầu tiên là tìm lại sự ngây thơ (innocent).
Buông kiến thức xuống, quên hết kinh điển đi, quên tôn giáo đi, quên thần học và triết lí đi. Cố gắng để được sinh ra một lần nữa, trở lại ngây thơ… và điều này bạn có thể làm được, bằng cách: Tẩy sạch tâm trí của bạn, tẩy sạch tất cả những gì không phải là của bạn, tẩy sạch tất cả những gì vay mượn, tất cả những gì thuộc về truyền thống, qui ước, tất cả những gì thuộc về người khác như cha mẹ, thầy giáo, trường đại học…tẩy sạch, vất tất cả. Một lần nữa ta trở nên đơn thuần.
Điều diệu kì này có thể thực hiện được nhờ thiền định.
Thiền định chỉ là một phương pháp phẫu thuật lạ kì, nó cắt bỏ đi tất cả những gì không thuộc về bạn, chỉ để lại con người thực sự của bạn mà thôi. Thiền định thiêu hủy tất cả mọi thứ và để lại bạn như một con người trần trụi cô độc dưới ánh mặt trời. Để bạn thấy dường như mình là người đầu tiên sinh ra trên mặt đất, không hiểu, không biết một điều gì, người phải khám phá lại tất cả, phải tìm kiếm, phải hành hương.
Đời sống phải là cuộc truy tìm, không phải là một khát vọng. Đời sống là một tìm tòi, chú không phải là tham vọng để trở thành cái này cái nọ, như trở thành chủ tịch một quốc gia, một thủ tướng, một bộ trưởng. Sống là để tim ra Tôi là ai? Một điều rất lạ lùng là người ta thường không biết mình thực sự là ai, lại mong muốn trở thành một người như thế nào đó. Người ta không biết mình là ai ngay trong hiện tại, không quen thuộc với chính hiện hữu của mình nhưng bao giờ cũng muốn trở thành cái gì đó!
Trở thành một cái gì (becoming), đó là căn bệnh của tâm hồn.
Hiên sinh (being) mới chính là bạn.
Ngay lúc khám phá ra hiện sinh của mình thì đời sống bắt đầu. Rồi thì cứ mỗi khoảnh khắc sống của ta là một khám phá mới mẻ. Bất cứ một khoảnh khắc nào cũng là một niềm vui; Cánh cửa bí mật đã mở, tình yêu mới đâm chồi, đam mê mới xuất hiện, cảm xúc mới về cái đẹp, cái tốt. Bạn trở thành thật nhạy cảm, chỉ một cạnh sắc của lá cỏ cũng đem đến vô vàn cảm giác. Sự nhạy cảm làm cảm giác bạn rõ ràng đến mức dù là hiện hữu của chỉ môt lá cỏ cũng bằng như hiện hữu của một vì sao; không có lá cỏ này hiện sinh dường như thiếu đi; và bởi vì lá cỏ này là duy nhất không có gì thay thế cho nên nó có riêng tính cá thể của nó.
Sự nhạy cảm sẽ tạo nên nhiều tình bạn. Tình bạn với cỏ cây, với chim muông, với thú vật, với núi đồi, với sông suối, với đại dương và với cả những vì sao. Đời sống trở thành giàu có hơn vì tình yêu lớn dậy vì tình bạn lớn lên.
Cuộc đời của thánh Francis đầy những chuyện đẹp. Ngài thường phải đi trên một con lừa đây đó để chia sẻ những thể nghiệm của mình. Vị thánh sắp chết.Tất cả đệ tử vây quanh để nghe lời cuối của ngài. Lời cuối của một vị thày luôn luôn là điều gì tiêu biểu nhất vì nó chứa toàn bộ kinh nghiệm sống của thày. Nhưng các đệ tử không tin rằng mình đã nghe một điều như thế! Thánh Francis không nói gì với các đệ tử mà vấn an con lừa của ngài. Vị thánh nói: “Người anh em, tôi vô cùng mang ơn người anh em. Người anh em đã mang tôi đi khắp mọi nơi mà không hề than vãn, không hề càu nhàu. Trước khi rời bỏ thế giới này tất cả điều tôi muốn nói là xin hãy tha lỗi cho tôi; tôi đã không đối xử với người anh em bằng tình người chan chứa.”
Đó là những lời cuối của thánh Francis. Cảm xúc bén nhạy trong lời nói với con lừa, “người anh em”, “xin hay tha lỗi”. Nếu bạn nhạy cảm hơn, cuộc sống sẽ lớn hơn. Nó sẽ không là cái ao nhỏ mà là một đại dương. Nó không giới hạn ở vợ con của bạn, nó không có giới hạn. Toàn bộ hiên hữu này trở thành gia đình bạn. Và chỉ khi nào toàn thể hiện hữu trở thành gia đình, bạn mới biết sự sống là gì. Con người không phải là một hòn đảo cô độc, tất cả chúng ta đều có kết nối.
Chúng ta là một lục địa lớn, hội tụ từ trăm nẻo đường về. Nếu trái tim chúng ta không tràn đầy tình yêu cho cái toàn thể thì đời sống chúng ta sẽ phải ngắn hơn.
Thiền định sẽ làm cho ta nhạy cảm, ta sẽ cảm thấy mình gắn liền với thế giới. Thế giới là của chúng ta, trăng sao là của chúng ta, chúng ta không phải là người ngoài cuộc. Chúng ta thuộc về mọi tồn tại tự bên trong. Chúng ta là một phần và cũng là trái tim của tồn tại
Thứ nữa, thiền định sẽ mang đến bạn sự yên tĩnh trọn vẹn vì tất cả kiến thức rác rưởi đã ra đi. Các suy nghĩ, các ý tưởng (những cái cấu thành tri kiến) cũng ra đi…Một sự yên tĩnh mênh mông, và rồi bạn sẽ ngạc nhiên cái yên lặng này lại chính là âm nhạc. Tất cả các loại âm nhạc trần gian chỉ là cái thể hiện từ sự yên lặng bên trong. Các nhà thần bí đông phương đều cùng nhấn mạnh một điểm rằng: tất cả các nghệ thuật lớn như âm nhạc, thi ca, múa, hội họa, điêu khắc…đều sinh ra từ thiền định. Một cách nào đó có thể hiểu là các bộ môn nghệ thuật chính là những cái nằm trong thế giới không được biết bộc lộ ra ngoài thế giới đang được biết, và dành cho những ai chưa sẵn sàng cho cuộc hành trình trí tuệ của mình. Chúng là quà tặng cho những người chưa đi trên cuộc hành trình trí tuệ. Đôi khi một bản nhạc, một bức tượng…cũng có thể khơi dậy nỗi khát khao đi tìm nguồn cội. Bạn này, khi nào bạn bước vào ngôi chùa của Phật Thích ca hay ngôi đền của Mahavira, cứ ngồi yên lặng lẽ ngắm nhìn bức tượng. Bức tượng thì chả có lien hệ nào với Thích ca hay Mahavira, nhưng nó đã được làm và tính toán theo một tỉ lệ để mỗi khi bạn nhìn nó bạn sẽ rơi vào yên lặng. Đây gọi là thiền định với tượng.
Đó là lí do tại sao các bức tượng luôn giống nhau Mahavira, Gautama, Neminata, Adinatha…Hai mươi bốn vị thánh tăng của đạo Jaina…Trong cùng một ngôi chùa bạn sẽ thấy hai mươi bốn bức tượng giống nhau hoàn toàn. Hồi còn nhỏ tôi thường hỏi cha tôi “Cha giải thích cho con biết tại sao hai mươi bốn người lại cùng giống hệt nhau? Cùng kích thước, cùng cái mũi, cùng khuôn mặt, cùng thân hình”.
Cha tôi nói “Cha không biết, chính cha cũng ngạc nhiên tại sao chẳng thấy có chút khác biệt nào cả. Ai cũng nói trên đời này chẳng có đến hai người giống hệt nhau, nói chi đến hai mươi bốn người!”
Đến lúc tôi thành tựu thiền định, tôi đã tự tìm thấy câu trả lời. Câu trả lời là: Tất cả các bức tượng chẳng có liên hệ gì với những nhân vật, Tất cả các bức tượng chỉ liên hệ với những gì xảy ra bên trong các nhân vật, và cái bên trong đó thì hoàn toàn giống nhau. Chúng ta không phải quan tâm đến cái bên ngoài mà phải chỉ chú ý đến cái bên trong. Cái dáng vẻ bên ngoài không quan trong. Có người trẻ, có người già, có người đen, có người trắng, có đàn ông, có đàn bà…chẳng có gì quan trọng. Cái quan trọng là tất cả bên trong cùng là một đại dương yên lặng. Trong cái mênh mông yên lặng kia cơ thể thẻ hiện một tư thế nhất định nào đó. Bạn cũng đã từng quan sát chính bạn, nhưng chắc là bạn chưa nhận ra điều này: Khi bạn nổi giân, cơ thể bạn có một tư thế nào đó, hai bàn tay bạn không thể mở ra được, bạn chỉ có thể nắm chặt tay. Trong cơn giận bạn cũng chẳng có thể cười.
Với một cảm xúc nào đó, thân thể lại có tương ứng một tư thế nào đó. Những điều nhỏ nhặt ảnh hưởng sâu xa đến bên trong. Vì thế những bức tượng được tạo bằng một cách nào để mà bạn chỉ yên lặng ngồi, yên lặng ngắm nhìn, rồi khép mắt lại, một hình ảnh sẽ đi vào tâm bạn và bạn sẽ cảm nhận được những điều chưa từng biết.
Những bức tượng và đền đài không phải xây ra cho việc thờ cúng, chúng dùng cho việc thể nghiệm. Chúng là những phòng thí nghiệm khoa học, không có quan hệ gì với tôn giáo. Hàng thế kỉ trước đã có một khoa học thần bí nào đó dụng ý giúp cho những thế hệ sau có thể liên hệ với những thể nghiệm của thế hệ trước…không qua sách, không qua ngôn ngữ, mà qua cái sâu thẳm hơn: Cái yên lặng, thiền định và an lạc.
Khi cái yên lặng trở nên yên lặng hơn; tình bạn, tình yêu đâm chồi nảy lộc; cuộc đời bạn trong từng mỗi khoảnh khắc trở thành vũ điệu, niềm vui, lễ hội. Bạn có nghe tiếng pháo nổ ngoài kia? Bạn có bao giờ nghĩ rằng tại sao trên toàn thế giới chỗ nào cũng tổ chức lễ hội vài ngày trong năm? Vài ngày lễ hội là để bù đắp, vì xã hội đã làm mất lễ hội của chính cuộc đời bạn, cho nên nó phaỉ có cái gì đó để bù trừ.
Mỗi một nền văn hóa phải có cách bù đắp cho bạn để bạn không cảm thấy hoàn toàn mất hút trong khốn cùng và tuyệt vọng. Nhưng tất cả những bù đắp này đều là giả tạo.
Những tiếng pháo nổ và ánh đèn ngoài kia không thể làm bạn vui vẻ được. Những thứ đó chỉ dành cho trẻ con; với bạn nó chỉ làm thêm khó chịu. Ngay từ thế giới bên trong bạn đã có thể có bất tận vô vàn ánh sang, âm nhạc, niềm vui. Luôn luôn phải nhớ rằng xã hội chỉ tìm cách bù đắp cho bạn khi nó nghĩ rằng sự dồn nén của cá thể có khả năng nổ bùng một tình thế hiểm nguy. Xã hội tìm mọi phương cách để bạn giải tỏa áp lực dồn nén. Nhưng những thứ này không phải là lễ hội thực sự, nó không bao giờ có thể là sự thực. Lễ hội thực sự phải khởi đầu từ đời sống bạn và bên trong bạn. Lễ hội thực sự không thể căn cứ theo lịch, ví dụ đến đầu tháng mười một tôi sẽ tham gia lễ hội. Điên chưa! Cả năm sầu khổ bỗng dưng tôi thoát ra được khỏi khổ đau, bước ra đường nhảy múa. Cả cái cảm giác thoát khổ lẫn cái ngày đầu tháng mười một đều là giả tạo. Lễ hội ngày đầu tháng mười một qua đi rồi thì bạn sẽ bước về cái hố đen, và mọi người cũng thế, tất cả trở lại với nỗi buồn đau của mình.
Đời sống phải là một lễ hội liên tục, phải là một fesitval ánh sáng suốt năm tròn. Chỉ đến khi bạn trưởng thành, bạn mới có thể trổ hoa, bạn mới có thể biến những cái nhỏ nhoi tầm thường thành lễ hội.
Thí dụ ở Nhật bản họ có lễ trà. Trong tất cả Thiền viện và ngay cả trong từng gia đình cũng có thể thực hiện được. Trà không còn là phẩm vật bình thường nũa, người ta đã chuyển nó thành lễ mừng. nơi uống trà thiết kế theo một cách nào đó, trong một khu vườn đẹp, có hồ, có thiên nga, hoa cỏ…khách đến bỏ giày bên ngoài, vậy thôi.
Khi bước vào, bạn không được nói chuyện; bạn phải bỏ lại mọi suy nghĩ, lời nói cùng với giày dép bên ngoài. Bạn ngồi xuống trong tư thế thiền định. Người chủ, thường là một quí bà sẽ pha trà cho bạn. Động tác của người pha trà thật đẹp, giống như là nghệ sĩ múa, đi vòng quanh khách, phục vụ trà, tách, đĩa…giống như bạn là thượng đế. Thật là kính cẩn nàng cúi đầu dâng trà và bạn cũng cúi đầu trân trọng y như thế.
Một vật tầm thường như trà thôi cũng có thể được dùng tạo ra lễ hội mà ai đó khi bước ra cũng cảm thấy mình như hồi sinh, tươi trẻ lại, ngọt ngào hơn. Cái gì ta đã làm được với trà thì cũng có thể làm được với tất cả thứ khác, như với quần áo, thức ăn…Đa số con người sống như trong giấc ngủ say; ngoài ra vải vóc có vẻ đẹp riêng của nó, cảm giác riêng của nó. Nếu bạn nhạy cảm, quàn áo không chỉ để che thân chúng cũng có thể dùng biểu cảm cá tính, sở thích, văn hóa và tồn tại của bạn. Mọi việc mà bạn làm nên phải là cách thể hiện riêng của ban, nên phải có dấu ấn của bạn, như thế đời sống sẽ trở nên lên lễ hội liên tục.
Ngay cả khi bạn bị bệnh đang nằm trên giường, bạn cũng nên lấy cái thời gian này mà hưởng thụ, thời gian thư giản và nghĩ ngơi, thời gian thiền định, không lo buồn vì mình đang bị bệnh. Khi bạn bị bệnh hãy gọi bác sĩ, nhưng lúc này bạn bè quan trọng hơn thuốc men, nhất là những người yêu bạn. Thuốc men thường là phương tiện trị liệu kém nhất.
Hãy sáng tạo mọi thứ, làm ra cái tốt nhất từ cái dở nhất, điều đó tôi gọi là “nghệ thuật”. Nếu một người sống suốt một đời tạo tất cả khoảnh khắc thành cái đẹp, thành tình yêu, thành niềm vui thì cái chết tự nhiên trở thành đỉnh điểm của toàn bộ nổ lực trong đời. Giây phút cuối cùng của người đó sẽ không tồi tệ như cái chết thông thường của mọi người khác. Nếu cái chết là điều tồi tệ, có nghĩa là toàn bộ đời sống của bạn đã là một phí phạm. Cái chết nên là sự chấp nhận bình yên, sự dẫn nhập tràn đầy tình yêu vào cõi mà ta chưa biết, lời chào từ giả vui vẻ với bạn bè, với thế giới cũ. Không nên có chút gì gọi là bi kịch.
Một thiền sư, Linh Chi, đang hấp hối. Hàng ngàn đệ tử vây quanh chờ nghe bài pháp cuối cùng. Nhưng Linh Chi chỉ nằm xuống vui vẻ mỉm cười, không nói một lời. Một người thiền sư bạn cũ nhắc nhở:” Linh Chi, sao thày quên không nói những lời cuối cùng, trí nhớ thày không được tốt rồi, thày đang hấp hối, thày cố đừng quên”. Linh Chi nói:”Hãy lắng nghe này”…và trên mái nhà, hai con sóc đang chạy nhảy vui đùa. Linh Chi chỉ nói:”đẹp làm sao” rồi chết. Ngay khi ông nói “Hãy lắng nghe này” thì mọi người im lặng phăng phắc để chuẩn bị nghe những lời vĩ đại; Nhưng chỉ nghe thấy tiếng hai con sóc đùa giỡn cắn nhau chạy nhảy trên mái nhà mà thôi. Vị thày chỉ cười rồi chết.
Thực ra vị thày đã gởi đi thông điệp cuối: Đừng phân biệt chuyện lớn chuyện nhỏ, đừng phân biệt cái tầm thường cái quan trọng. Ngay phút giây đó sự kiện Linh Chi chết cũng giống như sự kiện hai con sóc chạy đuổi trên mái nhà. Không có gì khác biệt. Trong hiện sinh, tất cả đều giống nhau. Đây là toàn bộ triết học, toàn bộ sự nghiệp giảng dạy của vị thày. Chẳng có cái gì lớn chẳng có cái gì nhỏ, tất cả đều tùy thuộc vào bạn.
Bắt đầu bằng thiền định, mọi sự sẽ nảy nở trong bạn…tĩnh lặng, tinh khiết, an lạc, mẫn cảm. Mang hết những điều thủ đắc trong thiền định vận dụng trong đời sống và chia sẻ chúng, bởi vì những cái chia sẻ đều mau phát triển. Rồi đến lúc bạn chết, bạn sẽ biết không có sự chết. Bạn có thể nói tạm biệt mà không cần có nước mắt và buồn rầu, nếu có, phải chỉ là nước mắt của niềm vui.
Nhưng điều cốt tủy là phải bắt đầu bằng ngây thơ vô nhiễm. Trước tiên vất đi tất cả cặn bã thối tha mà bạn đang mang vác. Mọi người đang mang vác quá nhiều căn bã. Có một điều đáng ngạc nhiên là lại có nhiều người nói với bạn rằng đó là những hệ tư tưởng lớn, những nguyên lí lớn ! (trong trường hợp này sự thông minh không bắt đầu từ bạn, bạn chỉ mượn của người khác). Hãy thông minh tự bản thân mình.
Đời sống rất đơn giản; nó là điệu nhảy của vui mừng. Tất cả trái đất có thể tràn đầy niềm vui, tràn đầy hoan lạc, nhưng có một số người quyền thế, vì quyền lợi, lại nói rằng không ai nên cười, không ai nên vui bởi vì cuộc đời là tội lỗi, đó là một sự trừng phạt. Làm sao có thể yên vui khi bạn liên tục bị nhồi sọ rằng đời sống là sự trừng phạt, bạn đã làm sai và bây giờ đang bị giam ở trái đất này để chuộc lỗi!
Tôi phải nói lớn rằng: Đời sống không phải là ngục tù, không phải là sự trừng phạt. Đời sống là một tặng thưởng, và nó chỉ trao cho ai chắt chiu với nó, cho những ai xứng đáng với nó. Và bây giờ, quyền lựa chọn là của bạn; và bạn sẽ là kẻ có tội nếu không hưởng thụ nó. Nếu đến lúc bạn chia tay với cuộc đời mà cứ để cuộc đời y nguyên như lúc bạn bước vào, nếu bạn không làm đẹp thêm cho nó, là bạn đã chống lại hiện hữu. Xin bạn, xin hãy để lại cho đời một chút đẹp đẽ, một chút hạnh phúc, một chút hương thơm./.
Phạm Doãn dịch từ:
Osho – Beyond Enlightenment. Chapter 28

NGƯỜI SAMURAI

NGƯỜI SAMURAI

 

Một hôm, một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá.

Người đánh cá nói: “Tôi xin lỗi, năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài.”

Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức.

Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận.”

Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống. “Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đo chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.”

Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường. Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: “Ðừng hành động khi đang giận dữ.”

Vị samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn. Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông.
Ông gào lên: “Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi!”
Vợ ông giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng.”

Một năm sau, người đánh cá đến gặp vị samurai để trả nợ . Người đánh cá phấn khởi nói:
“Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa”.

Vị samurai trả lời “Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi. Ngươi đã trả nợ rồi.”

GỬI BÁC LUTHER KING

GỬI BÁC LUTHER KING

(nhại thơ Nguyễn Khuyến – Nhờ bác T.H.Thuận chuyển hộ)

 

Bác KING nay đã “kinh” rồi

“Ngang qua” tôi lại bùi ngùi lòng tôi!

Nhớ cái thuở thảnh thơi ngày trước:

“lều” mở ra trà nước mời nhau;

Kính yêu, “lều” bác, trầu cau…,

tự tay trồng lấy, phải đâu mua về.

Cũng có lúc bác nghe, bác ngóng,

thấy quanh “lều” vắng bóng Công an;

hứng lên bác vặn dây đàn

tặng cho bầu bạn, cầm xoang mấy hồi!

Cũng có lúc cùng ngồi cùng nghĩ,

cuộc đời này cực bĩ, thái lai…

đường đi đã hết đoạn dài,

nay còn khúc ngắn: “đúng”, “sai” liệu chừng!

Cũng có lúc, tưởng trong hoạn nạn

phận đẩu thăng chẳng dám than trời.

Bác già, tôi cũng già rồi;

Biết thôi! Thôi thế thì thôi mới là!

Cũng có lúc chán lời phải, trái;

vội vàng im, như mãi ngủ quên.

Văn chương không có bạn hiền:

Không xem, không gửi, không phiền ai xem!

Câu thơ nghĩ xuống, lên, không viết;

viết ai xem, ai thiết mà xem!

Màn hình tối mịt ngày đêm;

“chuột” kia có bấm cũng quên, bấm gì?

Bác im lặng, gió thì cũng lặng;

Ai mong chi, cũng chẳng còn chi!

Tuổi già, “vó ngựa” đang phi

Vút qua khe cửa mang đi tuổi già!

Bác KING giờ đã NGANG QUA!!!

PHẠM   MẠN

NGỘ NGHĨNH

 

 

HÌNH ẢNH THỊ MẦU

MỜI CLICK XEM VIDEO HÌNH ẢNH THỊ MẦU:

https://www.youtube-nocookie.com/embed/tH4B8zcFykc?rel=0