Posts Tagged ‘vụ án Tiên Lãng’

Không để xảy ra “điểm nóng” khiếu nại, tố cáo

Không để xảy ra “điểm nóng” khiếu nại, tố cáo

TTO – Ngày 2-5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai được xác định vẫn còn nhiều phức tạp,

>> Thủ tướng họp trực tuyến về giải quyết khiếu nại, tố cáo

 

Lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên báo cáo các thông tin liên quan đến “dự án khu đô thị thương mại Văn Giang” tại hội nghị – Ảnh: V.V.Thành

 

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết từ năm 2008 đến cuối năm 2011, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp 1.571.505 lượt người đến khiếu nại, tố cáo và tiếp nhận, xử lý 672.900 đơn thư. Năm 2011 so với năm 2008 tăng 26,4% vụ việc; 64,5% đoàn đông người.

Ông Huỳnh Phong Tranh nói nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới là tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; chủ động kịp thời xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo; kiểm soát tốt tình hình khiếu nại, tố cáo, không để xảy ra “điểm nóng”; đối với các vụ việc phát sinh mới tập trung giải quyết đạt tỉ lệ trên 85%. Tiếp tục rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, bức xúc kéo dài.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển: “Tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai vẫn còn có những phức tạp, vụ việc khiếu nại vượt cấp, đông người ở địa phương có chiều hướng tăng lên, nhất là ở các địa phương có nhiều dự án thu hồi đất như: Khu đô thị, thương mại Văn Giang (Hưng Yên); dự án của Tập đoàn Vinashin (xã Lai Vu, huyện Kim Thành, Hải Dương); các dự án đường cao tốc, đường dây 500KV, Khu công nghiệp Tân Hương, Khu công nghiệp Long Giang (Tiền Giang); các dự án trung tâm thương mại Cái Dầu, khu khán đài, quốc lộ 91 (An Giang); dự án Chợ Sặt (Đồng Nai); dự án hồ chứa nước sông Ray (Bà Rịa-Vũng Tàu); dự án Khu công nghệ cao (TP.HCM); khiếu nại của các hộ dân phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội)…”.

Báo cáo của Thanh tra Chính phủ nêu có hiện tượng những người, nhóm người khiếu nại “liên kết” với nhau để khiếu nại đông người. Nội dung khiếu nại của công dân tập trung chủ yếu liên quan đến đất đai (chiếm trên 70%), trong đó nhiều nhất là khiếu nại việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội.

Nội dung tố cáo chủ yếu là tố cáo cán bộ mất dân chủ, lợi dụng chức quyền để tham nhũng; trù dập người khiếu kiện, bao che cho cán bộ dưới quyền; cố ý làm sai lệch hồ sơ, áp dụng luật không đúng trong hoạt động tố tụng, gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Hội nghị tiếp tục diễn ra trong chiều nay (2-5).

V.V.THÀNH

Thủ tướng: Làm hài hòa, đừng để thêm khiếu kiện đất đai

Thủ tướng: Làm hài hòa, đừng để thêm khiếu kiện đất đai

– Để phát triển kinh tế – xã hội, ta đã xác định củng cố cơ sở hạ tầng là khâu đột phá, tất nhiên phải thu hồi đất theo quy hoạch. Nhưng phải làm hài hòa để đừng nảy sinh thêm khiếu kiện đất đai – Thủ tướng lưu ý.

Đất đai chiếm 70% khiếu kiện

Báo cáo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 4 năm (2008-2011) hôm nay, Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Huỳnh Phong Tranh cho biết trong 4 năm đã có hơn 1,57 triệu lượt người đến các cơ quan hành chính nhà nước để khiếu nại tố cáo, với gần 673 nghìn đơn thư.

Trong đó, trên 70% là khiếu kiện liên quan đến đất đai.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiền cho biết thêm: đất đai chiếm tới 98% tổng số đơn thư khiếu nại tố cáo Bộ nhận được hàng năm.

Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ

Các khiếu kiện này chủ yếu về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và khiếu kiện đòi đất cũ, đặc biệt ở những tranh chấp đất đai trong nhân dân kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết dứt điểm…

Người dân cũng chủ yếu tố cáo cán bộ mất dân chủ, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, trù dập người khiếu kiện, bao che cán bộ dưới quyền, cố ý làm sai lệch hồ sơ, áp dụng pháp luật không đúng trong hoạt động tố tụng, gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân về đất đai.

Theo Tổng TTCP, khiếu nại đúng chỉ chiếm gần 20%, có đúng có sai chiếm 28%, sai chiếm hơn 52%. Tố cáo cũng vậy, chỉ hơn 16% đúng, gần 30% có đúng có sai, hơn 54% sai.

Thứ trưởng Hiền thì chỉ ra khiếu kiện đất đai ở phía Nam nhiều hơn phía Bắc và miền Trung Tây Nguyên, chiếm đến gần 70% số đơn thư Bộ nhận được.

Ông Huỳnh Phong Tranh nhận định tình hình khiếu nại tố cáo trong 4 năm qua vẫn phức tạp và bức xúc, có lúc có nơi đặc biệt gay gắt, biểu hiện ở số lượng đoàn khiếu kiện đông người tăng mạnh, thái độ công dân đi khiếu kiện thiếu kiềm chế…

Tình trạng đơn thư gửi vượt cấp lên trung ương cũng gia tăng. Bên cạnh đó là tình trạng đơn thư gửi tràn lan ngày càng phổ biến, nhất là khi có sự kiện chính trị lớn. Ông Hiền cho biết có những lá đơn được đề kính gửi đến gần 70 cơ quan, tổ chức, đoàn thể, báo, đài…

Ngoài việc khiếu kiện kéo dài vẫn còn dai dẳng, theo Tổng TTCP, còn có không ít trường hợp người đi khiếu kiện bị các lực lượng thù địch xúi giục, kích động, dẫn đến hành vi quá khích, gây rối…

Giá bồi thường đất gây thiệt hại cho dân

Tổng TTCP chỉ ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khiếu kiện đất đai nhiều là chính sách bồi thường cho người có đất bị thu hồi còn nhiều bất cập, đặc biệt là giá bồi thường thấp, thiếu nhất quán…

“Có sự chênh lệch quá lớn giữa giá bồi thường và giá thị trường hoặc giá bán của nhà đầu tư bán, chuyển nhượng lại cho người khác nên người dân không nhất trí với phương án bồi thường”, ông Tranh nói.

Thứ trưởng Hiền cũng chỉ ra chính sách về giá bồi thường đất hiện đang tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư nhưng lại gây không ít thiệt hại cho người dân mất đất, chưa kể có nhiều trường hợp lấy đất của nông dân rồi để hoang lãng phí không triển khai xây dựng, hoặc để chờ chuyển nhượng, kiếm chênh lệch giá…

Các khiếu nại về nhà, đất với nguyên dân do lịch sử để lại không được giải quyết dứt điểm cũng ngày càng trở nên phức tạp.

Tình hình khiếu kiện vẫn phức tạp, bức xúc một phần cũng do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai của Nhà nước hiện còn sơ hở, lỏng lẻo, nhiều cán bộ lợi dụng tham nhũng, tiêu cực không được xử lý nghiêm minh.

Ông Huỳnh Phong Tranh dự báo tình hình khiếu kiện đất đai sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, tập trung vào những địa bàn thu hồi nhiều đất của dân.

“Khiếu kiện đông người, phức tạp sẽ phát sinh ở những nơi không làm tốt công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, không quan tâm đúng mức đến công tác vận động, thuyết phục và giải quyết khiếu kiện của công dân”, ông Tranh nói.

Bên cạnh kiến nghị đẩy nhanh sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai, ông Tranh cho rằng Quốc hội cần sớm ban hành luật về tiếp công dân và luật Biểu tình để làm cơ sở đấu tranh, xử lý các trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo để gây rối.

Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiền thì nhận định: “Việc giải quyết khiếu kiện đòi hỏi phải có một đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và làm việc chuyên nghiệp, nhưng hiện nay cán bộ chủ yếu là kiêm nhiệm, trình độ hiểu biết pháp luật đất đai còn thấp”.

Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh trao đổi với với đại biểu bên lề hội nghị.Ảnh: Chung Hoàng

Hài hòa giữa phát triển và lợi ích của dân

Rất lưu tâm đến tình trạng nhiều vụ khiếu kiện còn tồn đọng, kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết dứt điểm, dẫn đến khiếu kiện đông người và vượt cấp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng băn khoăn nếu không làm tới nơi tới chốn, tình hình sẽ thế nào.

“Vẫn còn 528 vụ việc tồn tại, bức xúc kéo dài, chiếm 1/3 số vụ việc khiếu kiện, nếu không quyết liệt, đề cao trách nhiệm, làm tới nơi tới chốn để giải quyết dứt điểm, sẽ là mầm mống gây mất ổn định chính trị xã hội”, Thủ tướng nói.

Trong khi chúng ta rất cần sự ổn định để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đề ra hai hướng giải pháp: Thứ nhất là tập trung giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật các vụ việc khiếu kiện còn tồn đọng.

“Ta đã giải quyết được 2/3 số vụ việc, còn 1/3 này, đều là những khiếu kiện có địa chỉ, liệu có giải quyết được không?”, ông Dũng nhấn mạnh yêu cầu giải quyết đúng pháp luật để nhân dân đồng thuận, đất nước phát triển và không để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá.

Thứ hai là bảo đảm tiếp tục thu hồi đất phục vụ phát triển hạ tầng nhưng không để nảy sinh khiếu kiện mới về đất đai.

“Để phát triển kinh tế xã hội, ta đã xác định củng cố cơ sở hạ tầng là khâu đột phá, tất nhiên phải thu hồi đất theo quy hoạch”, Thủ tướng nói,“Nhưng phải làm hài hòa để đừng nảy sinh thêm khiếu kiện đất đai, có mâu thuẫn phải giải quyết thỏa đáng, phù hợp”.

Chung Hoàng

Hà Nội: hơn 1.000 người vây trụ sở xã đòi đất

Hà Nội: hơn 1.000 người vây trụ sở xã đòi đất

* Bình Định: phản đối doanh nghiệp chặt rừng phòng hộ

TT – Đến chiều 27-4, hơn 1.000 người dân xã Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) vẫn tập trung tại trụ sở của UBND xã Liên Hiệp phản đối những sai phạm quản lý đất đai của chính quyền xã, đòi chính quyền trả lại đất.

 

Người dân tập trung trên quốc lộ 1A đoạn trước trụ sở UBND huyện Phù Mỹ, Bình Định phản đối doanh nghiệp chặt rừng phòng hộ – Ảnh: T.ĐĂNG

 

Trước đó sáng 26-4, rất đông người dân trên địa bàn xã Liên Hiệp kéo nhau về trụ sở UBND xã, mang theo băngrôn, khẩu hiệu có nội dung đề nghị chính quyền, cán bộ xã “trả lại ruộng đất”, thậm chí mang cả xoong nồi để nấu cháo ngay tại sân trụ sở ubnd xã. Lãnh đạo và cán bộ UBND xã Liên Hiệp phải lánh tạm đi nơi khác, bộ máy chính quyền xã tạm dừng hoạt động trong hai ngày 26 và 27-4.

Theo phản ảnh của người dân, một số lãnh đạo UBND xã Liên Hiệp và hai hợp tác xã trong xã (Đồng Hối và Hạ Hiệp) có những hành vi khuất tất, chiếm dụng một diện tích lớn đất đai của xã viên hợp tác xã để đấu thầu và mua bán bất chính. Ngoài ra, việc sản xuất mạ kẽm của một số cá nhân tại địa phương còn làm môi trường xung quanh bị ô nhiễm, khiến người dân bức xúc.

Chiều 27-4, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đình Thức, phó bí thư thường trực Huyện ủy Phúc Thọ, xác nhận sự việc. Ông Thức cho biết huyện đã thành lập đoàn thanh tra và đang làm rõ nội dung đơn thư khiếu nại của người dân. Ông Thức thông tin: ngay trong chiều 27-4, tổ thanh tra đã chính thức đối thoại với dân.

* Quốc lộ 1A đoạn ngang qua thị trấn huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) đã bị ách tắc từ 11g đến hơn 12g30 ngày 27-4 do hàng trăm người dân chủ yếu ở hai xã Mỹ Thọ, Mỹ An kéo về trước trụ sở UBND huyện Phù Mỹ và chặn ngang quốc lộ để phản đối một số doanh nghiệp chặt rừng dương phòng hộ, khai thác titan.

Đến 15g chiều qua, giao thông tại khu vực này mới được thông suốt hoàn toàn, tình hình trật tự được vãn hồi, sau khi lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định chính thức thông báo với bà con nông dân sẽ quyết định tạm dừng hoạt động khai thác titan tại khu vực rừng phòng hộ nói trên.

Trong tháng 3, hàng trăm bà con nông dân tại xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ đã thay nhau trực 24/24 giờ bảo vệ rừng phòng hộ tại các thôn Xuân Thạnh (xã Mỹ An) và Tân Phụng (xã Mỹ Thọ) trước nguy cơ bị xóa sổ do các công ty khai thác titan triển khai việc chặt phá rừng chắn cát để khai thác khoáng sản.

LÂM HOÀI -XUÂN LONG – TRƯỜNG ĐĂNG

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/489302/Ha-Noi-hon-1000-nguoi-vay-tru-so-xa-doi-dat.html

Khánh Hòa: Dân cùng đường làm ăn vì các đại dự án

Khánh Hòa: Dân cùng đường làm ăn vì các đại dự án

Xã anh hùng Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) sẽ bị xóa tên trên bản đồ hành chính với việc di dời gần 1.500 hộ để lấy đất thực hiện các đại dự án.

 

Hàng ngàn người dân hoang mang không biết làm gì để sinh sống vì chỉ được tái định cư chứ không có tái định canh.

Sáng 27-4, lãnh đạo UBND tỉnh, các sở chức năng của tỉnh Khánh Hòa đối thoại với 74 hộ dân xã Ninh Phước để chuẩn bị chuyển đến khu tái định cư, nhường đất cho dự án Trung tâm Điện lực Vân Phong với Nhà máy nhiệt điện Vân phong 1 của tổ hợp nhà đầu tư Sumitomo/Bachdang – Hanoinco. Theo ông Trần Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa, dự án này triển khai trên diện tích hơn 343 ha, ảnh hưởng đến 318 trường hợp, trong đó có 74 hộ bắt đầu di dời, chuyển đến khu tái định cư từ tháng 5-2012. Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết đây là bước khởi đầu để chuẩn bị giải tỏa trắng toàn bộ xã Ninh Phước với gần 1.500 hộ, lấy đất thực hiện hàng loạt dự án lớn, trong đó có dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong. Do đó, buổi đối thoại thu hút hàng trăm người dân xã Ninh Phước đang thấp thỏm chuẩn bị di dời.

Dân không biết làm gì để sinh sống

Câu hỏi đầu tiên và cũng là điều lo lắng, bức xúc nhất của hầu hết người dân Ninh Phước là khi chuyển đến khu tái định cư, họ không biết làm gì để sinh sống vì dự án này không có chính sách tái định canh. Ông Võ Ái Nhân (ngụ thôn Ninh Yển) nói: “Tỉnh chỉ quan tâm làm sao để nhanh chóng di dời dân, lấy đất làm dự án chứ không hề quan tâm rồi đây người dân làm gì để sinh sống”. Ông Võ Ái Nhân là người đã có công làm cho Ninh Phước trở thành vùng đất trồng tỏi nổi tiếng mấy năm gần đây và phần lớn các gia đình ở đây trở nên khá giả nhờ tỏi.

Ông Nguyễn Đông bức xúc nói: “Người dân mất đất, mất việc làm hết nhưng Nhà nước không hỗ trợ chuyển đổi nghề”. Ảnh: TẤN LỘC

Năm 1988, ông Nhân từ xã An Bình, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đưa gia đình vào Ninh Phước lập nghiệp. Mấy năm sau, ông phát hiện vùng đất cát ở nơi ở mới phù hợp với giống tỏi Lý Sơn nên về quê ông mang giống tỏi này vào trồng. Đến nay, cả xã Ninh Phước đã có gần 200 ha chuyên trồng tỏi Lý Sơn và trở thành một làng nghề truyền thống nổi tiếng. Trong những hộ trồng tỏi hiện nay ở Ninh Phước có hơn 80 hộ quê gốc huyện đảo Lý Sơn, riêng gia đình ông Nhân có gần 20.000 m2 đất trồng tỏi, thu nhập trung bình mỗi năm gần 400 triệu đồng. Thế nhưng bây giờ gia đình ông Nhân chỉ được cấp 200 m2 đất để làm nhà tại khu tái định cư, ngoài ra ông không còn một tấc đất để sản xuất. Hầu hết các gia đình khác ở Ninh Phước cũng đều lâm vào hoàn cảnh tương tự như ông Nhân. “Tôi đau nhất là làng nghề trồng tỏi bị xóa sổ nhưng bà con không biết lấy đâu ra đất để gầy dựng lại” – bà Hồ Thị Giống nghẹn ngào.

Trong số các hộ dân ở Ninh Phước di dời đợt này có 17 hộ phải di dời lần thứ hai. Ông Nguyễn Thanh Phước, người được 17 hộ dân này cử làm đại diện tại buổi đối thoại, nói: “Năm 1996, chúng tôi đã phải di dời để Nhà nước lấy đất cấp cho Nhà máy đóng tàu Hyundai Vinashin. Bây giờ, nhiều gia đình vừa cất được ngôi nhà thì phải phá bỏ; nhiều hộ khác vẫn chưa ổn định thì phải di chuyển lần nữa. Trước đây, trước khi dân di dời, Nhà máy đóng tàu Hyundai Vinashin hứa sẽ nhận con em chúng tôi vào làm việc. Thế nhưng đến nay cả xã Ninh Phước không hề có con em nào được vào làm trong nhà máy này. Bây giờ, chúng tôi không còn tấc đất, làm sao để sinh sống. Người dân không còn tin những lời hứa suông nữa”. Nhiều người dân làm nghề biển ở Ninh Phước lo lắng nói rằng bây giờ đến khu tái định cư, chỗ neo đậu tàu thuyền lại rất xa nơi khai thác thủy sản nên chi phí sẽ cao hơn và càng khó khăn hơn. Ông Nguyễn Đông (ngụ thôn Ninh Yển) bức xúc: “Hầu hết người dân Ninh Phước đều mất đất, mất việc làm lâu nay. Khu tái định cư vừa ở xa vừa nằm giữa vùng đất khô cằn, mỗi gia đình chỉ 200 m2, Nhà nước cũng không hỗ trợ chuyển đổi nghề, người dân không biết tương lai thế nào”.

Ông Nguyễn Chiến Thắng thừa nhận khi di dời đời sống người dân chắc chắn sẽ khó khăn hơn. Về vấn đề không hỗ trợ tái định canh, ông Thắng giải thích: “Thị xã Ninh Hòa không còn quỹ đất nên không thể bồi thường bằng đất sản xuất cho người dân mà chỉ đền bù bằng tiền một lần, luật cũng cho phép như vậy”. Ông Thắng cho biết thêm, tỉnh đã chỉ đạo thị xã Ninh Hòa quy hoạch một khu đất sản xuất khác rộng khoảng 50 ha, sau này người dân nào muốn tiếp tục trồng tỏi thì đăng ký với xã. Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Minh, nhanh nhất phải 2-3 năm nữa mới có thể triển khai sản xuất tại khu đất mới này.

Bà Đỗ Thị Dù, Chủ tịch UBND xã Ninh Phước, nói: “Đời sống người dân xã này chỉ mới ổn định mấy năm gần đây nhưng bây giờ cả xã phải di dời. Không có đất sản xuất, tôi rất lo không biết người dân làm gì để sinh sống”.

Dân vẫn ôm nỗi bức xúc

Một bức xúc chung khác của nhiều người dân Ninh Phước là giá bồi thường công trình kiến trúc, vật liệu xây dựng không thỏa đáng. Ông Lê Văn Dẻ, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, cho biết do giá bồi thường này tính từ năm 2010 nên hiện nay tỉnh đã quyết định hỗ trợ thêm 50% so với giá tính trước đây. Tuy nhiên, hầu hết người dân đều cho rằng với giá bồi thường này, họ khó có thể xây dựng lại nhà cửa ở khu tái định cư. Ông Nguyễn Thanh Phước hỏi lại ông Dẻ: “Nếu Nhà nước cho rằng giá bồi thường đã thỏa đáng, gia đình tôi xin mời Sở Xây dựng xây lại ngôi nhà của tôi y như hiện nay với số tiền bồi thường mà ông giám đốc cho là đã hợp lý”. Ông giám đốc Sở Xây dựng không trả lời câu hỏi này.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM sau buổi đối thoại trên, ông Nguyễn Chiến Thắng nói: “Cái được lớn nhất của buổi đối thoại là đã tạo được sự đồng thuận ở người dân. Tôi hoàn toàn yên tâm vì đa số người dân đều hiểu và ủng hộ để triển khai các dự án”. Tuy nhiên, hầu hết người dân khi ra về vẫn ôm nỗi bức xúc chưa được giải tỏa. Ông Nguyễn Đường, Bí thư chi bộ thôn Ninh Yển, nói: “Bà con đã nêu ra bao nhiêu bức xúc về những khó khăn ở khu tái định cư, mất việc làm, không có đất sản xuất, bất hợp lý trong bồi thường… nhưng chưa được những người có trách nhiệm trả lời cụ thể”.

Bà Đỗ Thị Dù nói: “Thực ra không ai muốn di dời đến nơi ở mới vì thổ nhưỡng ở khu tái định cư không bằng nơi này, chắc chắn người dân sẽ rất khó khăn. Trước đây, tỉnh, huyện cũng có bàn đến việc đào tạo nghề, tạo việc làm cho hơn 6.500 người dân khi chuyển đến nơi ở mới nhưng đến nay vẫn chưa có chính sách cụ thể gì. Một nỗi băn khoăn nữa của phần lớn cán bộ, nhân dân địa phương là rồi đây cái tên xã anh hùng, vùng căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến Ninh Phước không còn nữa”.

Để giải tỏa trắng xã Ninh Phước, trước đây tỉnh Khánh Hòa thống nhất địa điểm tái định cư tại xã Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa. Theo phương án này, việc tái định cư sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi như quỹ đất lớn, màu mỡ để duy trì được các nghề truyền thống, vị trí giáp biển thuận lợi cho ngư dân làm nghề. Tuy nhiên, do địa điểm này vướng dự án khu dân cư Ninh Thủy của Công ty TNHH Hoàn Cầu đang “treo” mấy năm nay. Do đó, tỉnh Khánh Hòa quyết định phương án tái định cư phân tán xã Ninh Phước để “né” dự án trên. Theo phương án mới, gần 1.500 hộ với hơn 6.500 người được chia theo các tiêu chí: Các hộ làm nghề biển đến ở tại khu tái định cư xóm Quán, xã Ninh Thọ với diện tích 40 ha; các hộ làm nghề nông và làm nghề khác tái định cư tại xã Ninh Thủy rộng 100 ha. Giai đoạn 1 di dời 900 hộ với 3.500 người của hai thôn Mỹ Giang, Ninh Yển. Tuy nhiên, cả hai khu tái định cư trên đều ở xa biển và không có đất sản xuất.

TẤN LỘC

Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên nhiều hệ lụy ?

Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên nhiều hệ lụy ?

This slideshow requires JavaScript.

(Tamnhin.net) – Chính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những gì mà người dân cảm nhận và khôi phục niềm tin trong thời gian qua ? 
Ảnh: Theo Yahoo
Những hình ảnh mới nhất về cuộc tổ chức cưỡng chế của chính quyền Hưng Yên đối với các hộ dân ở xã Xuân Quan, huyện Văn Giang vào ngày 24/4/2012 có lẽ không ít tính biểu dụ để người xem có thể tự hình dung ra những hình ảnh chưa xuất hiện, nhưng thật dễ dàng phát lộ vào một thời điểm nào đó. Nếu trong các cuộc khiếu tố đông người gần đây ở Hà Nội, trong tay người dân khiếu kiện chỉ là đơn thư, biểu ngữ và cờ Tổ quốc, thì đối mặt với con số hàng ngàn cảnh sát cơ động được huy động một cách ráo riết và bài bản theo chiến thuật tác chiến một cách kinh ngạc, phần lớn người dân xã Xuân Quan lại mang theo bên mình họ hoặc cuốc xẻng, hoặc gậy gộc, hoặc lưỡi hái. Và dù chẳng có ai đi xe máy, nhưng nhiều người vẫn rất nghiêm túc tuân thủ luật giao thông đường bộ với mũ bảo hiểm – một kiểu “trang phục” không kém thua cảnh sát cơ động.Để thực hiện chiến dịch cưỡng chế, lấy “đất sạch bóng dân” phục vụ cho dự án Khu đô thị – thương mại – du lịch Văn Giang (Ecopark), trong khi chưa hề giải thích những nghi vấn mà báo Người Cao Tuổi đã nêu về “Ra quyết định cưỡng chế trái luật”, UBND huyện Văn Giang đã dấn một bước sâu đậm hơn khi tiếp tục làm sâu sắc mối nghi ngờ đó. Nhưng lần này, có lẽ rút kinh nghiệm thời sự từ vụ việc Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang đã huy động một cách quy mô lực lượng Công an, Cảnh sát cơ động và Dân phòng.
Nhưng lựu đạn cay bốc khói và dùi cui vung lên cũng đã quá đủ ấn tượng trên cánh đồng Xuân Quan…

Điều gì đang xảy ra vậy? Tiên Lãng chưa qua, Xuân Quan đã đến. Một lực lượng hùng hậu của cơ quan thi hành pháp luật lại đi bảo vệ cho một dự án tư nhân với nhiều khuất tất chưa được làm rõ? “Chi phí cưỡng chế” do ai gánh chịu – từ tiền ngân sách và đó là tiền đóng thuế của nông dân. Hay lại bởi cái gọi là “dịch vụ hỗ trợ thi công” của chủ đầu tư mà đã từng hiển hiện ở Cần Thơ?

Nhiều tiếng nói đầy phẫn nộ và phẫn uất bật lên từ những nông dân áo mộc “Các anh đi bảo vệ cho ai? Bảo vệ cho những kẻ cướp đất của cha mẹ các anh à?”, đã khiến cho một số cảnh sát và nhân viên an ninh dường như phải quay mặt đi. 

Ai đang đối đầu ai? Những gốc rễ sâu xa và cay đắng nào đã khiến cho tình thế trở nên bi thiết đến mức như hiện nay? Thực tế mà chúng ta đang chứng kiến đã xảy ra không phải chỉ một lần trên đất nước này, không phải chỉ tại một địa phương. Nhưng những gì đã dẫn tới hệ quả, hay nói đúng hơn là hậu quả của ngày hôm nay, phải được bắt nguồn từ một quá khứ, vào lúc mà người nông dân không nhìn thấy tương lai.

Quá khứ như thế đã dẫn tới điều chắc chắn phải xảy ra là nhiều đoàn người rồng rắn, hết ngày này đến tháng nọ đội đơn trên đầu đi thưa kiện ở các cơ quan công quyền. Khi mà mọi việc trở nên không đi đến đâu, khi mà tình thế trở nên tuyệt vọng thì người dân chỉ còn độc một hy vọng cuối cùng: làm thế nào và bằng cách nào đó phải giữ cho được mảnh đất trồng cấy cuối cùng của gia đình mình. Bởi nếu rời khỏi hoặc bị buộc phải rời khỏi mảnh đất ấy, trong tay họ sẽ chỉ còn trơ trọi liềm hái và búa đục – những công cụ sản xuất sẽ chỉ còn một giá trị hoài niệm nào đó!

Cả ngàn nông dân ra mặt phản ứng với chính quyền hoàn toàn không phải là một con số đáng coi thường. Nhất là khi những nông dân này lại đang chất chứa trong lòng một nung nấu giành giật cho được công lý và công bằng, cho quyền lợi mưu sinh thiết thân của họ và con cái họ. 

Dù sao, Ecopark ở Hưng Yên cũng có một tác dụng phụ là làm cho câu chuyện về cá nhân Đoàn Văn Vươn mau chóng trở nên lạc hậu, trong khi được thay thế bởi một hình ảnh sống động, chủ động và mang tính “công xã” hơn nhiều. Thật rõ ràng, con số ngàn người biểu tình về đất đai ở Xuân Quan đã dễ dàng được nhân gấp vài ba lần từ sự tham gia tự nguyện của người dân Dương Nội của Hà Nội hay những địa phương khác. Vả lại, yếu tố công xã này chỉ thêm một lần nữa chứng minh cho sự lợi hại của phương pháp luận đấu tranh bằng tập thể, và hơn nữa là một tập thể được tổ chức chặt chẽ.

Giờ đây, chính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kể từ thời điểm ông quan tâm chỉ đạo đến vụ Tiên Lãng. Cũng bởi, điều mà nhiều người thật sự âu lo cho hoàn cảnh ở đất nước ta là Tiên Lãng đã mang tính tiền lệ. 

Vụ việc cưỡng chế Ecopark chưa chấm dứt, nhưng đã có thể hình dung được hậu quả của nó: khi những người nông dân đã không còn quá quan tâm đến hậu quả xung đột với lực lượng cưỡng chế hay hậu quả pháp lý trước tòa án các cấp đối với bản thân họ!.

Viết Lê Quân

Hơn 160 hộ dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất

Hơn 160 hộ dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất

Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark).

Theo UBND tỉnh Hưng Yên, 90% số hộ dân nằm trong diện tích đất giao đợt hai cho chủ đầu tư Ecopark “đã nhận tiền đền bù và bàn giao đất”. Với 166 hộ còn lại, sau nhiều lần thương thuyết không thành, UBND tỉnh đã đồng ý phương án cưỡng chế của UBND huyện. Lý do những người dân này không đồng ý giao đất được cho là “chưa thỏa mãn với phương án đền bù”.

Chiều 24/4, trên cánh đồng trồng cây cảnh khá lớn cạnh xóm 1 xã Xuân Quan, vệt bánh xích của máy xúc, máy ủi còn hằn trên nền đất. Anh Võ Tuấn Phong (xã Xuân Quan) cho biết, diện tích đất này anh thuê từ năm 2003, “sử dụng ổn định và mang lại lợi nhuận lớn”.

Theo cụ Nguyễn Ngọc Bính, Xuân Quan tuy là đất nông nghiệp nhưng giá trị kinh tế lớn, mỗi sào đất hàng năm sinh lợi nhiều triệu đồng. Vì thế, người dân “không thỏa mãn” với mức giá đền bù 36 triệu đồng một sào (360 m2) do chủ đầu tư đưa ra.

Cụ Nguyễn Ngọc Bính trên diện tích vườn sanh giờ chỉ còn trơ gốc. Phía xa là một phần khu đô thị Ecopark đã mọc lên. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Cụ ông Nguyễn Ngọc Bính trên diện tích vườn sanh vừa bị cưỡng chế. Phía xa là một phần khu đô thị Ecopark – khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Trao đổi với báo chí chiều 24/4, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh cho biết, việc cưỡng chế và hỗ trợ thi công bắt đầu từ 7h đến 10h30 sáng 24/4. Nhiều đơn vị công an, dân quân và phương tiện cưỡng chế đã được huy động.

“Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, không hề có quân đội tham gia, cũng không hề có nổ súng”, ông Chánh văn phòng khẳng định. Song, ông cũng nói thêm rằng, công an đã phải dùng “hai quả đạn khói” để “giải tán” những người tụ tập, cản đường không cho xe, máy vào công trường.

Hiện chưa có thông tin cụ thể nào được xác nhận về chuyện chống đối cũng như các biện pháp áp dụng bắt buộc.

Tại buổi họp báo trước đó một ngày, ông Thanh cho biết, chi tiết hơn đến tháng 1/2012, trong tổng số gần 4.900 hộ thuộc phạm vi 500 ha của dự án, có gần 79% số hộ đã nhận tiền đền bù. Khu đô thị (giai đoạn 1) đã tiến hành xây dựng và hoàn thiện một phần trên diện tích gần 58 ha ở xã Xuân Quan. Sau đợt thu hồi đất sáng 24/4, thêm 72 ha ở xã này được giao tiếp cho chủ đầu tư.

Liên quan tới tình hình khiếu kiện kéo dài, vượt cấp tại dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Ecopark), người phát ngôn của tỉnh Hưng Yên cho hay, mọi công tác của tuyên truyền, giải thích, vận động cho tới các chế độ chính sách đền bù, hỗ trợ đều được “thực hiện đầy đủ”. Đến năm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng mỗi m2 – mức cao nhất trên địa bàn tỉnh tại thời điểm đó. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong là do có “một nhóm nhỏ những người chống đối”.

Theo ông Bùi Huy Thanh, có một nhóm người đứng sau cố tình phá hoại, cản trở dự án. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Chánh văn phòng UBND tỉnh Bùi Huy Thanh phát biểu tại buổi họp báo chiều 23/4. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.

Ecopark là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.

Nguyễn Hưng 

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/04/hon-160-ho-dan-van-giang-bi-cuong-che-thu-hoi-dat/

MỜI ĐỌC THÊM

Chuyện một mét đất được bồi thường tương đương… mười quả trứng vịt

SGTT.VN – Chỉ tay vào mảnh đất trồng keo hơn 12.000m2, ông Nguyễn Công Khư thở dài: “Chính quyền nói tôi lấn chiếm nên không công nhận. Thử hỏi có công bằng không khi 1m đất chỉ được áp giá ngang… chục trứng vịt”.

Hai chữ công bằng mà ông Khư đề cập là câu chuyện người được kẻ không và bất nhất của chính quyền trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng.

Ông Khư trên mảnh đất 39 năm gắn bó của mình.

39 năm thở cùng đất

Nhà ông Khư ở thôn Mũi Đá, xã Tân Phước, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận. Bà con trong thôn phần lớn là từ Quảng Trị vào lập nghiệp từ trước giải phóng. Ông Khư nhớ lại, năm 1973 vì chiến tranh khốc liệt, gia đình ông buộc phải rời quê hương tìm đến phương Nam. Định cư tại vùng đất mới, ông và bà con đồng hương tiến hành khai hoang sinh sống. Ngày đó khu vực Lagi toàn rừng thấp, cây bụi mọc trải dài ra đến biển. Ông Khư khai hoang được hơn 12.000m2 và sinh sống, canh tác đến nay. Diện tích đất này được xác nhận trong văn bản của đoàn pháp lý xã Tân Phước.

“Có đất, tôi dựng nhà, trồng trọt để nuôi con. Đã 39 năm trôi qua, các con tôi giờ đã có gia đình riêng. Năm 1994, tôi kê khai diện tích và đóng thuế cho chính quyền từ đó. Vậy mà khi UBND thị xã Lagi quy hoạch làm du lịch đã không xem đất này là quyền sử dụng hợp pháp của tôi. Hơn nữa chính quyền giao công ty làm dự án chứ không phải công trình công cộng hay an ninh quốc phòng”, ông Khư nói.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, lý do UBND thị xã Lagi không công nhận đất của ông Khư vì cho rằng đây là đất lấn chiếm nên không được bồi thường mà chỉ hỗ trợ 14.000 đồng/m2. Nhắc đến tiền hỗ trợ, ông Khư bức xúc: “Chính quyền bất nhất trong công tác bồi thường vì cùng là khai hoang như nhau từ năm 1973 nhưng tất cả các hộ khác trong thôn được bồi thường, còn tôi thì không. Đất là công sức của gia đình tôi đổ ra canh tác, tôi không chấp nhận 1m đất với bao nhiêu mồ hôi nước mắt đó chỉ đổi lại bằng… một chục trứng vịt”.

Chờ xin ý kiếnÔng Trần Khắc Hải, chủ tịch UBND xã Tân Phước, cho biết việc các hộ dân có cùng tính chất đất khai hoang như ông Khư nhưng được bồi thường còn ông Khư thì không là do cán bộ khoá trước nắm thông tin, ông mới được bổ nhiệm nên không biết. Ông Hải nói thêm hiện nay chưa thể trả lời vì dù đứng đầu chính quyền xã nhưng muốn phát ngôn phải xin ý kiến bí thư Đảng uỷ xã vì đó là quy định.

Người được, kẻ không

Có mặt tại nhà ông Khư, ông Phan Văn Diệp bộc bạch: “Nhà tôi giáp ranh đất của ông Khư, và cùng khai hoang từ năm 1973. Tuy nhiên hơn mười năm trước, khi UBND thị xã Lagi giao cho doanh nghiệp làm dự án thì chúng tôi được bồi thường còn ông Khư thì không. Theo ông Nguyễn Công Lào, một hàng xóm khác của ông Khư, bà con ở địa phương biết rõ nguồn gốc đất nhà ông Khư, nên 17 hộ dân ở đây làm đơn xác nhận gửi chính quyền nhằm bảo vệ quyền lợi của ông Khư nhưng chưa được giải quyết.

Trong khi đó, theo hồ sơ chúng tôi có được, đất nhà ông Khư có đóng thuế và được chi cục thuế thị xã Lagi xác nhận bằng văn bản 577 ngày 28.4.2008 hẳn hoi. Ông Nguyễn Công Diễn, một người dân ở thôn Mũi Đá cho biết thêm, ông cũng khai hoang từ năm 1973, gần đất ông Khư nhưng được doanh nghiệp làm dự án bồi thường 480 triệu đồng cho diện tích chỉ hơn 2.800m2. Ngay cả hộ ít đất nhất là ông Nguyễn Công Ba với 848m2 cũng được nhận 90 triệu đồng.

Bức xúc vì các hộ dân sát bên được bồi thường còn mình thì thiệt hại về quyền lợi, ông Khư làm đơn gửi UBND tỉnh Bình Thuận. Nhận đơn, UBND tỉnh này ban hành văn bản 5419 giao thanh tra tỉnh “nghiên cứu, xem xét” nội dung đơn của ông Khư. Trớ trêu là trong khi thanh tra tỉnh chưa có kết luận thì ngày 29.2.2012, chủ tịch UBND thị xã Lagi Phùng Thị Thọ ra quyết định hỗ trợ thiệt hại cho ông Khư với mức giá là 176 triệu đồng. “Nếu đất của tôi chỉ được 176 triệu đồng thì hiện nay với số tiền ấy, gia đình tôi chắc chắn phải ra biển ở vì không thể mua đất khác trồng trọt, nương thân”, ông Khư bức xúc.

BÀI VÀ ẢNH: THANH NHÃ

*****  

Hải Phòng kết luận vụ phá nhà ông Vươn

Hải Phòng kết luận vụ phá nhà ông Vươn

 – UBND TP Hải Phòng đã có kết luận toàn bộ diễn biến vụ cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản của Đoàn Văn Vươn. Bản kết luận đã chỉ ra nhiều sai phạm của chính quyền địa phương cũng như gia đình ông Vươn.
Ngày 3/4, UBND TP Hải Phòng đã có thông báo liên quan đến quá trình cuỡng chế, thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn.

Theo kết luận này, Hải Phòng khẳng định đã tiến hành thu hồi các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng.

Cụ thể, đến thời điểm hiện tại, UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành Quyết định số 218/QĐ-UBND, Quyết định số 219/QĐ-UB, Quyết định số 220/QĐ-UBND để thu hổi các văn bản, quyết định sai pháp luật trước đó.

Đối với vụ án mà trước đó cơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án, hiện tại cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra củng cố chứng cứ, chờ kết quả giám định tài sản theo quy định của Luật Tố tụng hình sự. UBND TP Hải Phòng đã thành lập Hội đồng định giá tài sản để xác định giá trị nhà trông đầm của Đoàn Văn Vươn làm căn cứ cho việc kết luận, truy tố, xét xử vụ án.

Hiện nay, Hội đồng định giá tài sản thành phố đang tích cực làm việc để sớm có kết quả cung cấp cho các cơ quan báo vệ pháp luật.

Đối với vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ”, cơ quan CSĐT Công an thành phố Hải Phòng đã khởi tố vụ án, khởi tố 8 bị can là: Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Thoại, Phạm Thái về tội giết người; Phạm Thị Báu (vợ Đoàn Văn Quý); Nguyễn Thị Thương (vợ Đoàn Văn Vươn) về tội chống người thi hành công vụ. Hiện các cơ quan chức năng đang hoàn chỉnh hồ sơ vụ án để truy tố các đối tượng trước pháp luật.

Thành ủy – UBND TP Hải Phòng đã tiến hành kỷ luật 50 cá nhân thuộc 25 tổ chức có vi phạm trong vụ cưỡng chế đất đầm ở Tiên Lãng. Trong đó, huyện Tiên Lãng đã có 16 tổ chức và 17 cá nhân tiến hành kiểm điểm, xử lý kỷ luật; cấp thành phố đã có 9 tổ chức và 33 cá nhân tiến hành kiểm điểm, xử lý kỷ luật.

UBND TP Hải Phòng cũng cho biết để hoàn thành các nội dung kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian tới sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện một số việc cấp bách: tiếp tục cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn sử dụng đất; kiến nghị các cơ quan nội chính hoàn thành việc kết luận điều tra để đưa ra truy tố, xét xử vụ phá dỡ nhà của ông Vươn và vụ án “giết người, chống người thi hành công vụ”; tiếp tục thực hiện việc kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn TP Hải Phòng.

Bản kết luận của UBND TP Hải Phòng cũng khẳng định một số sai phạm liên quan đến quá trình sử dụng đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn: có hành vi lấn chiếm, phá rừng phòng hộ để đắp đầm nuôi trồng thủy sản, cho thuê lại đất trái quy định….

Hoàng Sang

Vụ Tiên Lãng: Xin bảo lãnh cho ông Vươn cùng thân nhân tại ngoại

Vụ Tiên Lãng: Xin bảo lãnh cho ông Vươn cùng thân nhân tại ngoại

Thứ Ba, 03/04/2012 19:46

(NLĐO)- Liên chi hội nuôi trồng thuỷ sản nước lợ huyện Tiên Lãng cùng gia đình của các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ đã gửi đơn đến Cơ quan CSĐT, Viện KSND TP Hải Phòng xin bảo lãnh cho những bị can này được tại ngoại.

Ngày 3-4, Liên chi hội nuôi trồng thuỷ sản nước lợ huyện Tiên Lãng (Liên chi hội) cùng gia đình của các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ đã đồng loạt gửi đơn đến Cơ quan Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng, Viện KSND TP Hải Phòng xin bảo lãnh cho các bị can này được tại ngoại.

Các ông Vươn, Quý, Sịnh và Vệ là 4 bị can là trong vụ án “Giết người – chống người thi hành công vụ” xảy ra trong cuộc cưỡng chế trái luật tại đầm thôn chùa Trên, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng (TP Hải Phòng) ngày 5-1-2012.

 

Ông Đoàn Văn Vươn (trái) và Đoàn Văn Quý (phải) đã được làm đơn xin bảo lãnh cho tại ngoại

Kết luận thanh tra việc sử dụng đất của ông Vươn

Kết luận thanh tra việc sử dụng đất của ông Vươn

TTO – Sau nửa tháng rà soát các vi phạm trong quá trình sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn, ngày 28-3 đoàn thanh tra huyện Tiên Lãng đã có buổi làm việc với gia đình ông Vươn để công bố kết luận thanh tra.

MỜI XEM TẠI ĐÂY

‘Một bộ phận không nhỏ’ đã được định danh

‘Một bộ phận không nhỏ’ đã được định danh

“Một bộ phận không nhỏ” tưởng chừng khó tìm, nay đã được “định danh”, với các nhân vật cụ thể như Thứ trưởng Cao Minh Quang và Chủ tịch tỉnh Đắk Lắk Lữ Ngọc Cư.
MỜI ĐỌC TẠI ĐÂY