Posts Tagged ‘30/4/1975’

Độc quyền: Nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh & giờ phút lịch sử 30/4/1975

Độc quyền: Nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh & giờ phút lịch sử 30/4/1975

30.04.2013 | 14:44
 

Những tư liệu quý, nhiều tư liệu chưa được công bố của nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh cũng hiếm hoi và tương đối cá biệt như số phận ông.

Trần Mai Hạnh là nhà báo đã chứng kiến giây phút lịch sử, khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng cách đây 38 năm. Ông cũng lưu giữ nhiều tư liệu quý về hình ảnh 38 năm về trước của giờ phút lịch sử giải phóng Sài Gòn trưa 30/4/1975. Những tư liệu quý, nhiều tư liệu chưa được công bố cũng hiếm hoi và tương đối cá biệt như số phận ông. 

Trần Mai Hạnh là nhà báo đã chứng kiến giây phút lịch sử, khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng cách đây 38 năm. Ông cũng lưu giữ nhiều tư liệu quý về hình ảnh 38 năm về trước của giờ phút lịch sử giải phóng Sài Gòn trưa 30/4/1975. Những tư liệu quý, nhiều tư liệu chưa được công bố cũng hiếm hoi và tương đối cá biệt như số phận ông.

Nguyên TGĐ Đài TNVN Trần Mai Hạnh (trái) và TBT báo VOV Đoàn Quang ngày 20/4/2013, dưới chân Cột Cờ Hà Nội.

Gi phút lch s gii phóng Sài Gòn trưa 30/4/1975 may mn được chng kiến và bài báo được viết ngay ti Sài Gòn vào thi khc lch sy gi v trí thế nào trong đời sng tâm hn ông?

Nhà báo Trần Mai Hạnh: – Đã 38 năm. Bao sự kiện đã diễn ra, bao biến cố đã đến với mỗi cuộc đời trong quãng thời gian không ngắn ấy. Riêng với tôi, không chỉ có những giây phút vinh quang và thời khắc huy hoàng được chứng kiến, mà còn có cả những “tai họa”, những bi thảm tột cùng phải gánh chịu. Trong những thời điểm khắc nghiệt của số phận khi vướng vòng lao lý, chính thời khắc huy hoàng trưa 30/4/1975 được chứng kiến và bài tường thuật đầu tiên của tôi về phút giây lịch sử tại Dinh Độc Lập đã giúp tôi bình tâm lại, giúp tôi đứng vững với niềm tin không gì lay chuyển về lý tưởng cao đẹp của người cộng sản mà mình đã theo đuổi để tiếp tục sống có ý nghĩa trong cuộc đời này.

TGĐ Thông tấn xã VN Đào Tùng (giữa) cùng hai nhà báo Trần Mai Hạnh (bìa phải) và Văn Bảo tại cửa rừng Tây Ninh sáng sớm 29/4/1975.

Như vy, ông may mn được tham gia Chiến dch H Chí Minh lch s từ đầu vi tư cách là đặc phái viên ca Vit Nam Thông tn xã?

Tôi đi trong đoàn công tác đặc biệt của Việt Nam Thông tấn xã được thành lập ngay sau chiến thắng Buôn Mê Thuột do đích thân Tổng giám đốc Đào Tùng dẫn đầu. Đoàn rời Hà Nội sáng ngày 2/4/1975, sau các mũi phóng viên đã xuất phát trước đó một tuần, trên 2 chiếc xe U-oát của Liên Xô mới tinh, màu nòng súng.

Trước giờ xe nổ máy, ông Đỗ Phượng, phó tổng giám đốc Việt Nam Thông tấn xã, người trực tiếp tuyển chọn, ký quyết định cử tôi đi trong đoàn anh Đào Tùng, xiết chặt tay tôi dặn dò: “Mai Hạnh cố gắng dọc đường viết thật nhiều tin, bài gửi về nhưng cố gắng viết được bài tường thuật đầu tiên về giờ phút lịch sử trọng đại của dân tộc, mà tôi tin rằng sẽ không còn xa nữa”.

Bài tường thut này ra đời như thế nào?

5 giờ sáng ngày 30/4, lệnh lên đường, bằng mọi cách vượt lên bám sát các lữ đoàn xe tăng tiến thẳng vào Dinh Độc Lập. Văn Bảo đèo tôi vượt lên dòng thác người và xe cộ nườm nượp trên đường…

Nhà báo Trần Mai Hạnh tại Dinh Độc Lập sáng 7/5/1975 sau Lễ mít tinh ra mắt Ủy ban Quân quản TP. Sài Gòn – Gia Định.

 

Khoảng 11 giờ 45 phút trưa 30/4, tôi tới được Dinh Độc Lập. Sự kiện lịch sử vừa diễn ra. Cờ chiến thắng vừa được cắm trên nóc Dinh Độc Lập. Trần Mai Hưởng – em ruột tôi, Vũ Tạo, Ngọc Đản, Hoàng Thiểm, Đinh Quang Thành… đi theo Sư đoàn 304 và Lữ đoàn xe tăng 203 của Quân đoàn 2 đã có mặt trước chúng tôi ít phút, các anh đã kịp ghi lại nhiều hình ảnh về những phút giây lịch sử, trong đó có bức ảnh “Xe tăng Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập 30/4/1975” do Trần Mai Hưởng chụp, được sử dụng rộng rãi như một trong những biểu tượng của ngày chiến thắng.

Tôi tìm hiểu ngay các dữ kiện không thể thiếu của bài tường thuật: Mấy giờ chiếc xe tăng đầu tiên húc tung cánh cửa chính Dinh Độc Lập? Mấy giờ cờ chiến thắng được cắm trên nóc Dinh Độc Lập? Chiến sĩ cắm cờ tên là gì? Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng như thế nào, ta tuyên bố chiến thắng như thế nào?… rồi lao lên ngay tầng 2. Toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn vừa tuyên bố đầu hàng còn ngồi ở đó. Tôi lập tức hỏi và ghi lại cuộc đối thoại lịch sử giữa Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh và cán bộ chỉ huy Quân Giải phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập (sau này tôi được biết đó là đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66 của Quân đoàn 2 cùng với Lữ đoàn xe tăng 203 của quân đoàn được lệnh đột kích, thọc sâu đánh chiếm Đinh Độc Lập)…

Sau khi viết xong bài tường thuật, tôi loay hoay không biết chuyển về Hà Nội bằng cách nào, cứ loanh quanh ở Việt tấn xã ngóng chờ xe chở điện đài và các điện báo viên của Thông tấn xã Giải phóng. Mãi chiều tối các anh mới tới. Sau khi các điện báo viên tìm chỗ đặt máy, căng ăng-ten bắt được liên lạc, tôi liền đưa bài tường thuật để các đồng chí điện về, không phải điện về Hà Nội mà là điện về trụ sở Thông tấn xã Giải phóng trên rừng Tây Ninh.

Sau này tôi được biết, tối đó anh Phạm Vỵ, cán bộ Phòng thư ký Bộ biên tập cùng đi trong đoàn đã trực canh điện đài, xé từng đoạn bài tường thuật của tôi đang được điện về để anh Đào Tùng duyệt lại trước khi điện báo viên dùng điện đài công suất lớn điện tiếp về Hà Nội. Vì điện báo viên phải đánh mooc từng chữ, chữ “a”, chữ “b”, chữ “c”… nên rất mất thì giờ. Bài tường thuật được đăng trên bản tinĐấu tranh thống nhất của Việt Nam Thông tấn xã phát báo ngay trong đêm 30/4 cũng với đầu đề “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng”, nhưng do quá khuya nên Báo Nhân dân ra sáng 1/5 không đăng kịp.

Báo Nhân dân ngày 2/5/1975 đã đăng toàn văn bài tường thuật này nhưng đặt lại đầu đề là “Tiến vào Phủ Tổng thống ngụy”.

Sau khi bài tường thut được chuyển ra Hà Nội, công việc tiếp theo của ông là gì?

Tối 30/4/1975, sau khi điện được bài tường thuật về Hà Nội, trên chiếc com-măng-ca cắm cờ giải phóng tôi đi khắp Sài Gòn. Tôi cứ trên ô tô đi hết đường này tới khu khác, say sưa ngắm Sài Gòn trong đêm đầu tiên nguyên vẹn trở về. Khi về tới trụ sở Việt tấn xã thì đã quá nửa đêm. Sáng sớm 1/5, việc đầu tiên tôi làm và kết quả thật nhanh chóng. Đó là “Giấy công tác đặc biệt” của Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định cấp, cho phép tôi với tư cách phóng viên được phép hoạt động nghiệp vụ trên toàn thành phố và yêu cầu các đơn vị và chính quyền các cấp giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ. “Giấy công tác đặc biệt” ghi cả số khẩu súng ngắn K54 mà tôi được cấp từ Hà Nội.  Đó có lẽ là chiếc “thẻ nhà báo” đầu tiên được chính quyền cách mạng (Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định) cấp tại Sài Gòn trong buổi bình minh của lịch sử thành phố.

Giấy công tác đặc biệt Ủy ban Quân quản TP. Sài Gòn – Gia Định cấp cho phóng viên Trần Mai Hạnh sáng 1/5/1975. 

Trong lúc tôi xin “Giấy công tác đặc biệt”, thì theo chỉ thị của anh Đào Tùng, anh Văn Bảo đã kiếm được địa điểm làm trụ sở cho Phân xã Việt Nam Thông tấn xã tại Sài Gòn. Anh cắm cờ Mặt trận vào cổng ngôi nhà đó và kiếm miếng bìa treo lên với dòng chữ viết tay của anh: “Cơ quan Việt Nam Thông tấn xã tại Sài Gòn”. Nhờ biết lái ô tô, anh Văn Bảo đánh mấy chiếc ô tô cực xịn vứt bỏ quanh khu vực Dinh Độc Lập, trong đó có chiếc xe Jeep mới tinh, màu trắng chuyên làm nhiệm vụ hộ tống “Tổng thống” ngụy.

Cũng tại đây, ngày 1/5 tôi đã gửi một bức điện về căn cứ Thông tấn xã Giải phóng trên rừng Tây Ninh báo cáo công việc với anh Đào Tùng.

Mi 32 tui ông đã chng kiến và viết bài tường thut đầu tiên v gi phút lch s trưa 30/4/1975  Dinh Độc Lp, ngay sáng hôm sau đã nghĩ ti vic xin “Giy công tác đặc bit” ca y ban Quân qun, ri kiếm tr s và ngay chiu 1/5/1975 đã đin đi t Sài Gòn bc đin cũng rt đặc biêt. Ông có thcho biết ni dung bc đin đó?

Bức điện này, anh Phạm Vỵ, cán bộ Phòng thư ký Bộ biên tập Việt Nam Thông tấn xã cùng đi trong đoàn được anh Đào Tùng giao đã lưu giữ suốt 31 năm, và trao lại cho tôi đúng sáng ngày 30/4/2006, tại cuộc gặp mặt cán bộ, phóng viên TTXVN từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử do ông Đỗ Phượng, nguyên Tổng giám đốc TTXVN chủ trì. Bức điện do điện báo viên Thông tấn xã Giải phóng nhận, viết tay trên giấy đã ố vàng, bút tích có ghi: “Hỏa tốc. Kg Anh Hai Đào. Nhận lúc 16h, 1/5. Đã gọi điện ngay sang B22 để b/c điện này song không liên lạc được”.

Bản lưu của điện báo viên Thông tấn xã Giải phóng nhận bức điện do phóng viên Trần Mai Hạnh đánh đi từ Sài Gòn chiều 1/5/1975.

Bức điện ở thời điểm lịch sử ngày ấy, hiện tôi đang lưu giữ, nội dung như sau: “Điện anh Hai Đào Tùng. Báo cáo anh đã tìm được trụ sở ở 126 Phan Đình Phùng và xin được 3 xe ô tô. Đề nghị anh cho anh Phạm Vỵ (thư ký) và các anh Vĩnh, Sửu (lái xe) xuống ngay, sớm giờ nào hay giờ ấy. Cánh Lâm Hồng Long, Hứa Kiểm… về ở cả đây nên sinh hoạt, kinh phí có nhiều khó khăn. Đề nghị anh cho chỉ thị gấp. Nếu anh không xuống được trong 1, 2 ngày tới thì xin anh có thư trao đổi với anh Năm Xuân. Sài Gòn 1/5/75. Mai Hạnh”.

Ông biết bài tường thut ca mình được báo, đài s dng thi đim nào, và trong bi cnh nào?

Phù hiệu phóng viên tại Lễ mít tinh ra mắt Ủy ban Quân quản TP. Sài Gòn – Gia Định sáng 7/5/1975.

Trưa 1/5/1975, tôi và Văn Bảo với chiếc đài bán dẫn mang theo, đang trên ô tô giữa đường phố Sài Gòn sôi động, nườm nượp dòng người của ngày hội lớn thì nghe được buổi thời sự đặc  biệt của Đài TNVN. Sau bản tin đặc biệt của Thông tấn xã Giải phóng: “Từ sáng 1/5/1975, toàn bộ miền Nam nước ta đã hoàn toàn giải phóng”, Đài đã đọc trang trọng bài tường thuật “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng” của tôi. Âm thanh radio được mở hết cỡ, bài tường thuật vang lên giữa biển người và cờ hoa chào đón của Sài Gòn giữa trưa nắng đẹp chan hòa của ngày Quốc tế Lao động 1/5 đầu tiên đất nước thống nhất.

Ông tr ra Hà Ni bng đường không hay đường b? Chuyến đi có gì đáng nh?

Không, tôi trở ra bằng đường biển, trên tàu Đồng Nai, và đó là chuyến tàu biển đầu tiên chạy từ cảng Sài Gòn ra cảng Hải Phòng. Sở dĩ ra đường biển vì khi đó anh Đào Tùng muốn chở chiếc xe Jeep màu trắng, mới tinh của phủ “Tổng thống” ngụy mà anh Văn Bảo thu được về Hà Nội vừa để phục vụ cơ quan vừa lưu lại một kỷ vật đáng nhớ của chiến dịch lịch sử này. Mọi thủ tục an ninh và hải quan tại Thương cảng Sài Gòn đã hoàn tất, nhưng trong văn bản cuối cùng xác nhận những thiết bị, phương tiện tôi được phép mang theo do Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban Quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định Phạm Kim Thảo ký ngày 30/5/1975, chiếc xe Zeep bị gạch khỏi danh mục.

Những giấy tờ liên quan ngày ấy, hiện tôi vẫn lưu giữ. Trong bản kê khai hải quan đồ dùng cá nhân của tôi ngày ấy ghi rõ và chi tiết đến mức: “1 đài bán dẫn HITACHI, 1 máy ghi âm SONY, 1 máy chữ xách tay ROYAL…”. Hồ sơ, tài liệu thu thập được trong chiến dịch, trong đó có cả nghìn lá thư để đầy một ba lô.

Ông có th nói thêm v chiếc máy ch và tài liu thu thp được trong chiến dch?

Đó là chiếc máy chữ xách tay xinh xắn còn mới nguyên, hiệu ROYAL của Mỹ tại Văn phòng Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn tôi đã dùng để đánh tin, bài những ngày ấy, kể cả việc giúp Tổng Giám đốc Đào Tùng khởi thảo Diễn văn khai mạc và bế mạc của Thượng tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định đọc tại Lễ mít tinh và diễu binh lịch sử mừng chiến thắng ngày 15/5/1975 tại Sài Gòn. Ngày ấy, máy chữ xách tay cực hiếm và là mơ ước của những người làm báo, viết văn. Giấy chứng nhận của Bộ biên tập Việt Nam Thông tấn xã cho phép tôi mang ra Hà Nội và sử dụng chiếc máy ROYAL, số máy NC 8053843 tôi còn giữ, nhưng máy chữ hiện không còn. Nguyên do năm 1981, do hàng xóm bất cẩn làm can xăng hơn 20 lít bốc cháy, hỏa hoạn thiêu rụi nhà tôi, đồ đạc cháy sạch, trong đó có cả bản thảo tôi viết tay bài tường thuật đầu tiên hoàn thành lúc 14 giờ chiều 30/4/1975 và hơn 1.000 lá thư của binh lính Sài Gòn và nhiều gia đình trong các thành thị miền Nam viết ngay trong những ngày đó mà suốt chặng đường chiến dịch bám sát các binh đoàn chủ lực từ Huế vào tận Sài Gòn tôi đã thu thập được. Họa vô đơn chí, đúng lúc ấy vợ chồng tôi mất cắp cả hai chiếc xe đạp, tôi đành bán chiếc máy chữ ROYAL kỷ vật của mình mà chỉ đủ tiền mua chiếc xe đạp Thống Nhất.

 

Tài liệu thu thập, chỉ riêng những bức thư tên thật, người thật phản ảnh cả nghìn số phận, tâm trạng thật của con người trước một biến cố trọng đại của lịch sử, nếu không bị thiêu cháy thì tập hợp, chọn lọc và biên tập đã được một cuốn tiểu thuyết giá trị. Một số tác phẩm văn học của tôi đã xuất bản: “Tình yêu và án tử hình” (NXB Thanh niên), “Sụp đổ và tự thú”, “Ngày tận thế” (NXB QĐND). Cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử “Những ngày cuối cùng của Việt Nam cộng hòa” tôi đã cơ bản hoàn thành, năm 2000, được báo Văn nghệ đăng nhiều kỳ và Đài TNVN đọc dài kỳ trên chương trình đọc truyện đêm khuya. Lẽ ra cuốn sách được xuất bản từ năm 2002, nhưng không may ở thời điểm đó, tôi bị vướng vòng lao lý, chương cuối cùng chưa xong, không kịp nộp nhà xuất bản theo hợp đồng, đành gác lại.

Hai anh em rut cùng là phóng viên Vit Nam Thông tn xã tham gia Chiến dch H Chí Minh, ngh báo mang li cho ông điều gì?

Nhiều vinh quang nhưng cũng không ít cay đắng. Sau “tai họa” năm 2002, trong những cuộc gặp mặt, giao lưu với các phóng viên từng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, ngoài lời kể của anh Văn Bảo về chuyến đi của hai anh em tôi, không ai nhắc đến số phận của bài tường thuật đầu tiên về những giờ phút trọng đại vào trưa 30/4/1975 ở Dinh Độc Lập nữa. Nhân tình, thế thái và xã hội đã nhiều đổi thay. Có những thời điểm, con người không những chỉ cần phải im lặng mà còn cần phải biết cách im lặng thế nào, và có những điều phải im lặng đến suốt đời.

Hai anh em nhà báo Trần Mai Hạnh và Trần Mai Hưởng chụp tại Huế sáng 4/4/1975.

Ông vn viết báo, viết văn?

Sau tai họa 2002, tôi viết báo với bút danh Trần Nhật Thi. Nhiều bài được dư luận quan tâm: “Day dứt chuyện Nông trường Sông Hậu” (Lao Động); “Nụ cười, nước mắt nông dân”, “Cảm động một dòng chảy thông tin”, “Hãy xử sự vì lợi ích xã hội” và nhiều bài khác trên Báo Tiếng nói Việt Nam, nay là Báo VOV…

Tên Trần Mai Hạnh ký dưới các bài báo và sáng tác văn học được tôi dùng lại từ năm 2010.

Đoàn Quang (Thực hiện)

 
 

Thiếu tướng Lê Mã Lương “bật mí” về 2 chiếc xe tăng 843 tại Hà Nội

LỜI CHỦ BLOG: Cái gì cũng có hàng giả, thật là vàng, thau lẫn lộn! 

Thứ Bẩy, 27/04/2013 – 13:10

 

Thiếu tướng Lê Mã Lương “bật mí” về 2 chiếc xe tăng 843 tại Hà Nội

(Dân trí) – Đến lúc này, nhiều người có lẽ vẫn thắc mắc tại sao lại có nhiều xe tăng cùng mang số hiệu 390 và 843 ở một số tỉnh, thành trong cả nước. Đâu là bản “xịn”…?

Trưa 30/4/1975, cánh cổng sắt lớn Dinh Độc lập đã thực sự đổ sập. Toàn bộ nội các Ngụy quyền phải đầu hàng vô điều kiện. Lá cờ chiến thắng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, mở ra một trang sử mới trong lịch sử nước nhà sau nhiều năm chiến tranh.

 

Vào thời khắc lịch sử đó của dân tộc, có hai chiếc xe tăng “huyền thoại” mang số hiệu 390 và 843 đã húc đổ cánh cổng của Dinh Độc Lập. Chiếc xe tăng 390 đã vào sân Dinh Độc Lập đầu tiên vì chiếc 843 lúc đó bị kẹt tại cửa ngách bên trái.

Sau đại thắng 30/4/1975 đến nay, có lẽ rất nhiều người dân Việt Nam và các du khách thắc mắc về bản gốc của hai chiếc xe tăng 390 và 843 huyền thoại đang được lưu giữ ở đâu vì ở Hà Nội có một chiếc xe tăng mang số hiệu 390 ở Bảo tàng Lực lượng Tăng thiết giáp và trong TP. Hồ Chí Minh cũng có một chiếc tương tự.

Còn xe tăng mang số hiệu 843 ở Hà Nội hiện nay có đến hai chiếc. Một ở Bảo tàng Quân sự Việt Nam, một đang ở Bảo tàng Lực lượng Tăng thiết giáp. Ở Thái Bình cũng có một chiếc mang số hiệu 843 và một chiếc khác ở TP. Hồ Chí Minh hiện đang được trưng bày ở Dinh Độc Lập.

Trước hết, với hai chiếc xe tăng mang số hiệu 390 và 843 đang có mặt trong TP. Hồ Chí Minh có thể khẳng định chắc chắn rằng cả hai chiếc xe tăng này chỉ là “hiện vật đồng dạng, đồng thời” so với bản gốc.

Trong đó, chiếc xe tăng 390 ở Dinh Độc lập là loại xe tăng T59, hạng trung, sản xuất tại Trung Quốc. Ðây là hiện vật đồng dạng, đồng thời với xe tăng 390 – xe tăng đầu tiên húc tung cổng chính Dinh Ðộc lập ngày 30/4/1975. Chiếc xe này được Kho KT 580 – Cục Kỹ thuật binh chủng, Tổng cục kỹ thuật, Bộ Tư lệnh tăng thiết giáp – Bộ Quốc phòng tu bổ, phục chế, khôi phục như nguyên bản xe 390 và đưa về trưng bày tại di tích lịch sử Dinh Ðộc lập ngày 15/4/2001 nhân dịp kỷ niệm 26 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Còn chiếc xe tăng mang số hiệu 843 cũng ở Dinh Độc lập là loại xe tăng T54, hạng trung, sản xuất tại Liên xô. Ðây là hiện vật đồng dạng đồng thời với xe tăng mang số hiệu 843 đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Ðộc lập vào lúc 10h45 ngày 30/4/1975. Chiếc xe này được sưu tầm từ trường Hạ sĩ quan Tăng thiết giáp I thuộc Bộ Tư lệnh tăng thiết giáp và phục chế lại thành xe tăng 843 để làm hiện vật trưng bày nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Vậy những chiếc xe tăng mang số hiệu 390, 843 ở Hà Nội và Thái Bình, đâu là bản chính gốc từng tham gia húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập?

Lần theo những cứ liệu lịch sử và đặc biệt dưới sự giúp đỡ của Thiếu tướng Lê Mã Lương – Anh hùng LLVTND, nguyên giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, cuối cùng, bí mật về hai chiếc xe tăng “huyền thoại” 390 và 843 bản “xịn” đang ở đâu đã được hé lộ.

“Hai chiếc xe tăng bản gốc từng tiến vào Dinh Độc Lập mang số hiệu 390 và 843 hiện nay đều ở Hà Nội. Trong đó chiếc xe tăng 390 bản gốc hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Lực lượng Tăng thiết giáp còn chiếc xe tăng mang số hiệu 843 bản gốc hiện đang trưng bày ở Bảo tàng Lịch Sử Quân sự Việt Nam. Tất cả những chiếc xe tăng khác có cùng số hiệu chỉ là hiện vật đồng thời” – Thiếu tướng Lê Mã Lương – Anh hùng LLVTND cho biết.

Trương Trang – Xuân Nghi

phim tài liệu: HÀ NỘI NGÀY 30/4/1975

<a href="” target=”_blank”>

HÀ NỘI 30/4/1975

PHIM KỂ LẠI SỰ THẬT XẢY RA Ở DINH ĐỘC LẬP TRƯA 30/4/1975

MỜI QUÝ VỊ CLICK XEM PHIM: DINH ĐỘC LẬP TRƯA 30/4/2012 

MỜI XEM CÁC BÀI VIẾT CÙNG NHÓM ĐỀ TÀI 30/4/1975:

1/ NGƯỜI “ĐÍNH CHÍNH” LỊCH SỬ NGÀY 30/4

1A/ DINH ĐỘC LẬP TRƯA 30/4/1975

2/ ĐIỀU CHƯA SÁNG TỎ 

3/ HỒI ỨC CỦA NHÀ BÁO TRẦN MAI HẠNH 

4/ CÂU CHUYỆN 16 TẤN VÀNG THÁNG 4 NĂM 1975

5/ THUỘC CẤP NÓI VỀ HÀNG TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH 

6/ PHIM TÀI LIỆU “HÀ NỘI NGÀY 30/4/1975”

7/ NGƯỜI NỮ PHÓNG VIÊN CHỤP CHIẾC XE TĂNG HÚC ĐỔ CÁNH CỔNG DINH ĐỘC LẬP ĐÃ QUA ĐỜI 

CÁCH ĐÂY GẦN 4 NĂM: Người chụp xe tăng húc đổ cổng dinh Độc Lập qua đời

Người chụp xe tăng húc đổ cổng dinh Độc Lập qua đời

(TT&VH) – Ngày 30/4/1975, bà là người duy nhất chụp được khoảnh khắc lịch sử cảnh xe tăng quân đội ta húc đổ cổng dinh Độc Lập từ phía bên trong của dinh. Năm 1976, bà là người phụ nữ đầu tiên giành Giải ảnh báo chí thế giới (WPPA). Hôm thứ 3 vừa qua, Francoise Demulder – một trong những phóng viên ảnh chiến tranh nổi tiếng nhất thế giới – đã qua đời do bị trụy tim tại một bệnh viện ở Paris (Pháp), thọ 61 tuổi.

 Bà Francoise Demulder thời ở Sài Gòn

 

Francoise Demulde, được các đồng nghiệp gọi với cái tên thân mật là Fifi, bắt đầu nổi tiếng bởi những bức ảnh về chiến tranh Việt Nam. Bà từng cầm máy sang Việt Nam ngay từ giữa thập kỷ 1960 khi mới 19 tuổi. Sau khi học triết học tại Paris, bà có thời gian ngắn làm người mẫu. Nhưng bà đã bỏ tất cả vì sự đam mê đối với Việt Nam và vùng đất châu Á.

Robert Stevens, nguyên là người biên tập các bức ảnh của bà ở tạp chí Time (Mỹ) nhớ lại trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, những bức ảnh khác thường của bà về cái chết, về sự tàn phá và nỗi khủng khiếp chính là điều đã thể hiện sức mạnh của người phụ nữ mảnh dẻ này. Chúng đã cho người Mỹ thấy được sự thực của một chiến tranh tàn khốc. Theo Robert Stevens, cùng với một số rất ít nhà nhiếp ảnh tự do khác, qua những bức ảnh đó của mình, bà Francoise Demulder đã góp phần mở đường cho cho việc chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
  
Tấm ảnh lịch sử của Francoise Demulder: Xe tăng 390 húc văng hai cánh cổng chính của dinh Độc Lập, còn xe 843 bị kẹt lại ở cổng phụ. Bùi Quang Thận từ xe 843 nhảy xuống cầm cờ chạy vào dinh (ở đầu mũi tên).
Ngày 30/4/1975, khi quân ta tiến vào Sài Gòn, chỉ có rất ít phóng viên nước ngoài có mặt ở phía trong khuôn viên của dinh Độc Lập. Trong đó có bà Francoise Demulder. Lúc xe tăng húc đổ cổng dinh, bà là người duy nhất chụp được khoảnh khắc lịch sử ấy. Một phóng viên truyền hình ngồi cạnh bà chỉ dám ngồi im quan sát, có lẽ vì sợ rằng những người lính tăng từ xa không thể phân biệt được đâu là camera, đâu là… súng chống tăng. Đó quả là một tình huống chiến tranh nguy hiểm, cần phải thận trọng. Riêng bà Demulder thì không.
Năm 1995, bà Demulder đã trở lại Việt Nam để tìm những người lính trên chiếc xe tăng đã húc đổ cổng dinh Độc Lập. Và chính qua đó bà đã góp phần làm sáng tỏ một chi tiết lịch sử: Theo bức ảnh mà bà ghi lại được, chiếc xe tăng đã húc đổ cổng dinh Độc Lập là xe tăng 390 chứ không phải chiếc 843 như sách báo Việt Nam từng viết. Cũng từ đó những người lính tăng 390 đã được biết đến và được quan tâm nhiều hơn.
Bức ảnh được WPP trao giải “Bức ảnh báo chí xuất sắc nhất thế giới”
năm 1976

Thực tế là trong quãng đời tiếp theo, bà Demulder chưa bao giờ hoàn toàn rời xa được Việt Nam cũng như vùng đất chiến tranh Đông Dương cách đây hơn 30 năm. Bởi nó đã trở thành một phần máu thịt của bà, tạo ra cốt cách của bà. Với cốt cách ấy, bà đã đến Liban và tại đó vào năm 1976, bà tiếp tục chụp những bức ảnh lột tả được một cách rõ nét nhất sự tàn khốc của chiến tranh. Khi ấy ở đó có hàng trăm người tị nạn Palestin bị hành quyết bởi lực lượng vũ trang theo cánh hữu Phalang. Và tại trại tị nạn ở quận Quarantaine, Beirut, bà chụp được cảnh một người phụ nữ đang cầu xin những binh lính tha chết cho chồng bà, trên một dường phố đang bốc cháy ngay giữa Beirut, vẫn được mệnh danh là “Paris của Trung Đông”. Tấm hình này đã đoạt giải cao nhất của Giải ảnh báo chí thế giới (WPPA) lần thứ 20 để trở thành Bức ảnh báo chí xuất sắc nhất thế giới năm 1976. Đó là lần đầu tiên có một nữ phóng viên ảnh đoạt giải thưởng đầy danh giá này.

Sau một đợt điều trị bệnh bạch cầu hồi năm 2003, bà Demulder bị liệt và không còn theo đuổi được sự nghiệp của mình nữa. Năm 2005, bà không thể sang Việt Nam để dự lễ kỷ niệm tròn 30 năm ngày quân ta tiến vào Sài Gòn, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, vì lúc đó bà đang được điều trị tại một bệnh viện quân đội ở Paris. Ngày 2/9 vừa qua, bà Francoise Demulder đã qua đời ở tuổi 61 do bị trụy tim.

Trở thành người ghi lại lịch sử bằng hình ảnh rất nhiều cuộc chiến tranh – từ Việt Nam, Canpuchia cho đến Liban và Iraq – với nhiều tác phẩm xuất hiện trên báo chí, như Time, Life hay Newsweek, bà Francoise Demulder được đánh giá là một trong những phóng viên ảnh chiến tranh nổi tiếng nhất thế giới.

Cùng với bà, nước Pháp “đã mất đi một người phụ nữ đáng nể trọng, một nữ nhiếp ảnh gia vĩ đại và một phóng viên chiến tranh dũng cảm nhất”, nữ Bộ trưởng Văn hóa Pháp Christine Albanel nói.
Phan Đức

Chặn đứng âm mưu chống phá chính quyền dịp lễ 30/4

Chặn đứng âm mưu chống phá chính quyền dịp lễ 30/4 

(Tamnhin.net) – Từng có 1 tiền án và bị trục xuất khỏi Việt Nam, mới đây Nguyễn Quốc Quân đã sử dụng 1 tên khác để nhập cảnh vào Việt Nam nhằm thực hiện âm mưu chống phá chính quyền nhân dân trong dịp đại lễ 30/4 và 1/5. Tuy nhiên chưa kịp thực hiện âm mưu thì Nguyễn Quốc Quân đã bị bắt giữ.
Ngày 28/4 cơ quan An ninh Điều tra – Bộ công an đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Quốc Quân (SN 1953, quê gốc tại TP.Hà Nội, hiện đang cư ngụ tại Oakbark, Ct ElkGrove CA 95785, Hoa Kỳ) về hành vi “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”. Được biết Nguyễn Quốc Quân từng có 1 tiền án, khi bị TAND TP.HCM đưa ra xét xử vào giữa tháng 5/2008 và tuyên phạt 6 năm tù về tội “khủng bố”.Theo cơ quan An ninh Điều tra, ngày 17/4 tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cơ quan chức năng đã làm việc, thi hành lệnh bắt khẩn cấp đối với công dân Mỹ có tên là Richard Nguyen mang số hộ chiếu 469267405. Qua làm việc cơ quan chức năng nắm được Richard Nguyen chính là Nguyễn Quốc Quân – là thành viên, ủy viên trung ương của tổ chức phản động lưu vong “Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng” (gọi tắt là tổ chức Việt Tân).

Nguyễn Quốc Quân

Qua khám xét, cơ quan chức năng đã thu giữ 1 máy vi tính xách tay, trong đó có lưu trữ nhiều tài liệu phục vụ cho kế hoạch, âm mưu chống phá chính quyền nhân dân nhằm vào đại lễ 30/4 và 1/5 sắp tới. Quá trình làm việc, Nguyễn Quốc Quân đã thành khẩn, cộng tác với cơ quan An ninh Điều tra, thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình và đồng bọn.

Được biết, vào tháng 6/1986 Nguyễn Quốc Quân tham gia vào tổ chức Việt Tân tại Mỹ. Sau đó Quân được các lãnh đạo của tổ chức phản động lưu vong này giao nhiều nhiệm vụ như: xây dựng phần mềm tin học quản trị thành viên và hồ sơ nhân sự; tham gia lập “Hội đồng Việt Nam” do Vũ Quý Kỳ làm chủ tịch; huấn luyện phương pháp đấu tranh bất bạo động; phát triển thành viên cho tổ chức thông qua giảng dạy kỹ năng mềm…

Tháng 8/2006 Quân lấy tên giả là Ly Seng nhập cảnh vào Việt Nam thông qua cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) thực hiện kế hoạch “Sang sông” của tổ chức Việt Tân. Tại Việt Nam, Quân chỉ đạo các thành viên khác là Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Leon, Nguyễn Hải… cùng đồng bọn rải truyền đơn của tổ chức Việt Tân. Tuy nhiên, trên đường trốn chạy qua Campuchia thì Quân bị cơ quan An ninh Điều tra bắt giữ tại Tây Ninh.

Tháng 5/2008, Nguyễn Quốc Quân và động bọn bị TAND TP.HCM đưa ra xét xử về tội “khủng bố”. Riêng Quân bị tuyên phạt 6 tháng tù giam và bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sau khi chấp hành án phạt xong.

Trong khoảng thời gian từ 2008 – 2011, Nguyễn Quốc Quân thường có mặt tại Malaysia và Thái Lan để huấn luyện cho thành viên tổ chức Việt Tân về kỹ năng bảo mật thông tin và phương pháp đấu tranh bất bạo động tại Việt Nam. Mới đây theo nhiệm vụ của tổ chức Việt Tân, Nguyễn Quốc Quân lấy tên giả là Richard Nguyen nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện kế hoạch kích động biểu tình, khủng bố nhắm vào đại lễ 30/4 và 1/5/2012 sắp tới tại TP.HCM và một số tỉnh, thành khác. Tuy nhiên khi vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất, Nguyễn Quốc Quân đã bị bắt giữ cùng nhiều tang vật liên quan đến hành vi phạm tội.

Hiện cơ quan An ninh Điều tra, Bộ công an đang tiếp tục mở rộng điều tra, là rõ hành vi phạm tội của Nguyễn Quốc Quân và đồng bọn để đưa ra xử lý trước pháp luật.

Tổ chức phản động Việt Tân hay có tên đầy đủ là “Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng” do Hoàng Cơ Minh – nguyên là phó đô đốc Hải quân ngụy – lập ra vào ngày 10/9/1982, tại căn cứ UDon (Thái Lan). Ngay từ đầu tổ chức Việt Tân có mục đích là hoạt động nhằm khủng bố, phá hoại công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Từ khi thành lập đến nay, Việt Tân đưa hàng trăm thành viên thâm nhập vũ trang và không vũ trang vào Việt Nam, thực hiện các kế hoạch “Đông Tiến 1”, “Đông Tiến 2”, “Đông Tiến 3” “Sang sông”…với âm mưu khủng bố, phá hoại. Tuy nhiên các kế hoạch trên đều bị cơ quan An ninh Điều tra phát hiện, xử lý.

Trước đó vào tháng 4/2007, Bộ công an Việt Nam đưa tổ chức Việt Tân vào danh sách các tổ chức khủng bố và đã thông báo cho chính phủ Hoa Kỳ biết.

 

Vietnamnet

Người “đính chính” lịch sử ngày 30.4

Người “đính chính” lịch sử ngày 30.4

(Dân Việt) – Húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975 là xe tăng mang số hiệu 390 (không phải 843). Người đã “đính chính” lịch sử, trả lại khoảnh khắc nghìn năm có một ấy là nhà báo Pháp Francoise Demulder.

Còn đạo diễn Phạm Việt Tùng thì góp phần làm sáng tỏ sự thật lịch sử bằng bộ phim nổi tiếng “Người lính xe tăng 390 ngày ấy”. Nhắc lại câu chuyện trên đây, ông Tùng như lên cơn say, quên mất cái tuổi 74 của mình.

Đạo diễn Phạm Việt Tùng.

Nhớ buổi trưa lịch sử

Trong điếu văn đọc tại lễ tang nữ nhà báo Francoise Demulder năm 2008, Bộ trưởng Văn hóa Pháp- Christine Albanel đã dành cho bà những lời xưng tụng ít ai bì được: “Nước Pháp đã mất đi một người phụ nữ đáng nể trọng, một nữ nhiếp ảnh gia vĩ đại và một phóng viên chiến trường dũng cảm nhất”.

Còn đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng thì chỉ nói ngắn gọn: “Không có bà Francoise Demulder thì sẽ không có bộ phim “Người lính xe tăng 390 ngày ấy”. Và lẽ dĩ nhiên, một khoảnh khắc của sự thật lịch sử trưa ngày 30.4.1975 sẽ bị hiểu nhầm.

Năm 1995, bà Francoise Demulder trở lại Sài Gòn sau 20 năm kể từ cái ngày mà cả dân tộc Việt Nam như vỡ òa sau khi chiếc xe tăng của quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh và ông Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng.

Nữ nhà báo Pháp này trở lại Sài Gòn không chỉ với tư cách bà là một khách mời danh dự của Nhà nước Việt Nam sang dự lễ kỷ niệm giải phóng miền Nam, mà hơn thế, Francoise Demulder trở lại Việt Nam còn là để “tìm người trong ảnh” nữa.

Với nữ nhà báo từng trải trận mạc này, nhiều điều trong cuộc sống có thể thay đổi nhưng sự thật lịch sử thì chỉ có một. Mang suy nghĩ ấy, bà đã trở lại Việt Nam với mong muốn trả lại cho lịch sử đấu tranh giải phóng của dân tộc này một khoảnh khắc chính xác nhất.

Đạo diễn Phạm Việt Tùng quay phim trước cổng Dinh Độc Lập trong ngày 30.4.1975. (Ảnh do đạo diễn Phạm Việt Tùng cung cấp).

Và bà đã tìm lại một serie ảnh, trong đó có bức ảnh ghi lại chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập. Đó không chỉ là một “buổi trưa lịch sử” của dân tộc VN mà còn là “lịch sử” trong đời cầm máy ảnh của bà.

“Đính chính” lịch sử

Đạo diễn Phạm Việt Tùng kể: “Năm 1994, anh Phạm Công Dũng ở trung tâm báo chí nước ngoài của Bộ Ngoại giao VN được cử sang Pháp thực tập. Tình cờ anh Dũng ghé phòng ảnh của bà Francoise Demulder và xem những bức ảnh bà chụp lại cảnh quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30.4.1975. Anh rất ngạc nhiên khi thấy bức ảnh húc đổ cổng Dinh của bà không giống với bức ảnh mà lâu nay ở VN vẫn công bố. Câu chuyện dần được sáng tỏ từ đó”.

“Những người lính năm xưa chỉ nghĩ đơn giản một điều rằng, sau cú húc đổ cổng Dinh ấy là họ đã hoàn thành công việc của một thanh niên thời chiến một cách vẻ vang rồi. Là bởi, trong suy nghĩ của các anh ấy, để có ngày 30.4 lịch sử là hàng triệu người VN cùng ra trận và hy sinh chứ đó không phải là công trạng của một cá nhân nào”.Đạo diễn Phạm Việt Tùng

Năm 1995, nhân 20 năm giải phóng miền Nam, bà Francoise Demulder được Bộ Ngoại giao VN đích thân mời sang dự lễ. Câu chuyện “cầm nhầm lịch sử” này, đạo diễn Việt Tùng từng được nghe nhưng chưa rõ ràng lắm. Nhân có chuyến trở lại VN của bà Francoise Demulder, ông không muốn “lỡ chuyến tàu” để trả lại cho lịch sử một sự thật.

Ông Tùng nhớ lại: “Tôi theo đoàn của bà Francoise Demulder suốt trong nhiều tháng trời để tìm cho ra 4 anh lính lái chiếc xe tăng 390 ngày ấy. Cả 4 anh Vũ Đăng Toàn, Nguyễn Văn Tập, Lê Văn Phượng và Ngô Sỹ Nguyên cũng loanh quanh Hà Nội, Hải Dương và Hà Tây (cũ) đây thôi mà phải mất trong nhiều ngày mới “kết nối” được.

Nhớ hôm chúng tôi về Hải Dương để tìm anh Nguyễn Văn Tập. Người dẫn đường nói rằng Tập đang đi bừa ngoài ruộng. Bà Francoise Demulder cũng lặn lội cùng với đoàn theo ra tận ruộng. Nhìn anh Tập đang vác chiếc bừa, bà Francoise Demulder tiến đến như muốn ôm chầm lấy anh. Bà nói: “Người đây rồi! Lẫn vào đâu được!”.

Tôi hỏi đạo diễn Phạm Việt Tùng: “Ông có gặp những cản ngại nào không khi trả lại sự thật cho lịch sử bằng bộ phim tài liệu này?”. Ông Tùng đăm chiêu: “Có chứ! Rất khó khăn, không phải khó khi tác nghiệp mà khó ở “đầu ra” của phim. May quá, cuối cùng rồi phim cũng đến được với công chúng”.

Trần Đăng

MỜI ĐỌC THÊM:BÀNG NGUYÊN THẤT SẴN SÀNG HY SINH THÂN MÌNH ĐỂ BẢO VỆ NHÂN CHỨNG

Ngày 30/4/1975 qua hồi ức nhà báo Trần Mai Hạnh

ĐỜI THƯỜNG TRONG DINH ĐỘC LẬP, NGÀY 30-4-1975

Sách giáo khoa lịch sử và cả các phương tiện thông tin đại chúng, khi nhắc đến thời khắc bộ đội ta chiếm Dinh Độc Lập buổi trưa ngày 30-4-1975, suốt 36 năm qua, vẫn chỉ quay đi quay lại hình ảnh chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng và Đại đội trưởng Bùi Quang Thận (Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2) cắm cờ Giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập. Thế nhưng ít ai biết rằng, ngay sau đó, các đơn vị xe tăng – thiết giáp – bộ binh cũng đã ào ạt đổ về, tập trung địa điểm này. Chiến thắng – Qua những hình ảnh thường thấy bao năm nay, là cờ hoa rợp trời, bộ đội mặc quần áo mới cóong, cấp hàm đỏ tươi, ngồi uy nghiêm trên thùng xe… Ít ai biết: Chiến thắng – Sau thời khắc 11h30 ngày 30-4-1975, tại Dinh Độc Lập là những giây phút đời thường, dung dị và rất đặc trưng của những anh bộ đội miền Bắc trẻ măng; là cái thở phào nhẹ nhõm sau 1 chặng đường hành quân vất vả, cái chết và sự sống cách nhau gang tấc; là quần áo rách bươm, nồng nặc mùi thuốc súng, lăn trên cỏ ngủ ngon lành như chưa bao giờ được ngủ; là tò mò ngắm nghía thành phố mới, người dân mới và những đồ vật, cảnh sắc mới quanh mình… Chiến thắng – Có nghĩa là hết chiến tranh, hết nổ súng, hết đổ máu và được nguyên vẹn trở về với quê hương, gia đình, người thân.

 Xin trân trọng giới thiệu một số hình ảnh khác với hình ảnh ta vẫn thấy, do các phóng viên nước ngoài và phóng viên chiến trường ghi lại, ngay trong ngày 30-4-1975, tại Dinh Độc Lập.

Trước 11h30 phút, khi cờ 3 sọc vẫn còn trên nóc Dinh Độc Lập
Bộ binh tiến vào Dinh sau xe tăng

Sân trước của Dinh Độc lập, thời điểm 11h30 ngày 30-4-1975
Những người lính của chế độ cũ bỏ vũ khí đầu hàng
Sĩ quan Tăng Thiết giáp của chế độ cũ đầu hàng
Trước bậc thềm vào Dinh
Kíp chiến đấu xe tăng 879 trong sân Dinh
Ngồi nghỉ
Nhiều anh em trên 1 chiếc xe tăng
Lính trẻ vào Dinh
Nồi niêu xoong chảo cũng tiến về Dinh
Tay xách nách mangXe đạp – điếu cày – quạt nan và sự thảnh thơi buổi trưa chiến thắng
Nơi rửa mặt và rửa chân lý tưởng (hình chụp trong Lễ Diễu binh, mừng chiến thắng 5-5-1975)Theo blog Mai Thanh Hải

NGUỒN: http://quechoa.info/2011/05/01/10940/ 

Ngày 30/4/1975 qua hồi ức nhà báo Trần Mai Hạnh

Tác giả: TRẦN MAI HẠNH
Bài đã được xuất bản.: 30/04/2011 05:00 GMT+7

Nhà báo Trần Mai Hạnh với bài “Tiến vào Phủ tổng thống ngụy” là bài tường thuật đầu tiên của báo chí Việt Nam về giờ phút lịch sử giải phóng Sài Gòn trưa 30 – 4 – 1975. Nhân kỷ niệm 36 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Tuần Việt Nam xin giới thiệu những hồi ức của ông về bài báo được viết ngay tại Sài Gòn vào thời khắc lịch sử ấy. 

XEM TOÀN BÀI NÀY TẠI: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-04-29-ngay-30-4-1975-qua-hoi-uc-nha-bao-tran-mai-hanh 


30/4/1975 – ĐIỀU CHƯA SÁNG TỎ

30/4/1975: ĐIỀU CHƯA SÁNG TỎ VÀ MỘT ÂM MƯU BẤT THÀNH

Đăng ngày: 18:12 28-04-2011
SỰ THẬT LỊCH SỬ CHỈ CÓ MỘT.

Thế nhưng đáng buồn là cho đến hôm nay, dù đã 36 năm trôi qua, dù báo chí đã tốn không ít giấy mực nhưng có 2 chi tiết liên quan đến ngày 30/4/1975 vẫn chưa ngã ngũ.

Thứ nhất: Chiếc xe tăng nào xô đổ cổng Dinh Độc Lập và ai là người tiến vào Dinh sớm nhất?

a/ Chiếc xe 843 do Đại đội trưởng Đại đội 4 Bùi Quang Thận chỉ huy và anh là người vào Dinh sớm nhất;

b/ Chiếc xe 390 do Chính trị viên Đại đội 4 Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã xô đổ cổng Dinh Độc lập và các anh là người vào Dinh sớm nhất.

Thứ hai, Ai là người thảo văn kiện đầu hàng vô điều kiện cho TT VNCH đọc trên sóng phát thanh đài Sài Gòn?

a/ Trung tá, Chính uỷ Lữ đoàn Tăng 203 Bùi Tùng;

b/ Đại uý, Trung đoàn phó bộ binh 66 Phạm Xuân Thệ.

VỀ CHI TIẾT THỨ NHẤT, có 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ 30/4/1975 đến năm 1995. Giai đoạn này tất cả các cơ quan báo chí, tài liệu lịch sử, sách học phổ thông… đều ghi: Đó là xe tăng 843 và Bùi Quang Thận. Sau ngày 30/4/1975, ông Thận được đi học sĩ quan tại Liên Xô, sau về đơn vị cũ, lên tới chức Lữ trưởng Lữ 203, sau sang làm Tham mưu trưởng BTL Tăng. Năm 2000, với quân hàm Đại tá, ông Thận được nghỉ hưu tại quê là huyện Vũ Thư, Thái Bình.

Ông Bùi Quang Thận (đeo kính, đứng giữa) cùng kíp chiến sĩ xe 843

Ông Bùi Quang Thận bên ao cá nhà mình hiện nay, còn ảnh dưới là ông cùng phu nhân bên cây đu đủ.

Giai đoạn 2: Từ 1995 đến nay. Xuất phát từ sự tình cờ, 1 nhân viên ngoại giao VN tại Pari đến chơi nhà riêng của 1 nữ nhà báo Pháp là  Francoise de Mulder- người đã nhiều năm hoạt động ở miền Nam. Tại đây, vị nhân viên này nhìn thấy 1 tấm ảnh phóng to treo trên tường là 1 chiếc xe tăng với số hiệu ghi rất rõ trên tháp pháo là 390 đang xô đổ cổng Dinh và hùng dũng lao vào sân Dinh. Cũng trong tấm ảnh này có thể nhìn thấy chiếc xe 843 còn ở phía ngoài cổng Dinh. Bà nhà báo người Pháp cho biết, bà là người chụp tấm ảnh này và chiếc xe 390 cùng với kíp chiến sĩ 4 người trong chiếc xe đó mới là những người đầu tiên tiến vào Dinh.

Dưới ống kính của Françoise Demulder, xe tăng 390 mới là chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc lập.

Cũng trong năm 1995, bà nhà báo người Pháp sang Việt Nam. Với sự hỗ trợ của các phóng viên Đài PTTH Hà Nội, bà nhà báo Pháp đã tìm được 3 trong 4 chiến sĩ xe tăng 390 năm xưa, đầu tiên là ông Vũ Đăng Toàn- người chỉ huy xe 390, đã được phục viên với quân hàm Đại uý, lúc đó đang trông coi thuê tại 1 đầm cá ở quê là huyện Gia Lộc, Hải Dương. Đài PTTH Hà Nội đã làm 1 phim phóng sự rất cảm động về cuộc tìm lại các chiến sĩ xe tăng 390. Sau khi phim này được phát sóng, lịch sử đã được viết lại, sách giáo khoa phổ thông cũng được viết lại. Từ đó tới nay, chiếc xe 390 và kíp xe tăng do ông Toàn chỉ huy hầu như được mọi người công nhận là những người đầu tiên vào Dinh.

Thế nhưng, ông Bùi Quang Thận cùng kíp chiến sỹ xe tăng 843 không công nhận sự kiện trên!

Giao lưu tìm "bí mật" quanh chiếc xe tăng 390 lịch sử

Ông Vũ Đăng Toàn (ngồi giữa, trên tháp pháo) cùng kíp chiến sỹ xe 390 trở lại Dinh Độc Lập

Giao lưu tìm "bí mật" quanh chiếc xe tăng 390 lịch sử

Ông Vũ Đăng Toàn. Ông Toàn cùng ông Nguyễn Văn Tập (lái xe 390) dăm năm nay về làm sếp của 1 xí nghiệp tại Cty sơn Kova. Làm sếp nên sếp Toàn bi giờ đẹp lão quá! Hi hi!!!

Giao lưu tìm "bí mật" quanh chiếc xe tăng 390 lịch sử

Đây là sếp Nguyễn Văn Tập bi giờ! Chả còn nét nào giống Nguyễn Văn Tập nhỏ thó, đen ngòm, răng hô đang đánh dậm ngoài đồng khi bà nhà báo người Pháp cùng đoàn làm phim Đài PTTH Hà Nội gặp năm nào!..

Vo cu a nhu ng nguo i li nh tang hu c do co ng Dinh Do c La p

 Phu nhân của 4 chiến sỹ xe 390

“ÂM MƯU” BẤT THÀNH

Chủ blog này là người đã may mắn gặp cả ông Vũ Đăng Toàn ở Gia Lộc- Hải Dương và ông Bùi Quang Thận tại Vũ Thư- Thái Bình.

Trả lời câu hỏi của mình về bức ảnh của bà nhà báo người Pháp, ông Thận vặn lại: “Tại sao các nhà báo ta lại chỉ biết tin vào 1 tấm ảnh của 1 nhà báo nước ngoài mà không tìm hiểu kỹ xem tấm hình này được chụp vào thời điểm nào? Trước hay sau khi tôi đã vào Dinh?” (Xin lỗi, tôi phải trình bày lời ông Thận tại đây cho có vẻ … lịch sự hơn 1 chút. Chứ kỳ thực, ông nói rất thô. Có lẽ ông bức xúc mà cũng có lẽ ông như đang cởi mở, “tâm tình” với lớp hậu sinh tại nhà riêng của ông!)

Ông Thận kể thêm với chủ blog: Trước khi vào Sài Gòn, các ông chỉ được cấp trên cho xem qua 1 tấm bản đồ du lịch Sài Gòn mà 1 vị sĩ quan cao cấp kiếm được lúc qua Đà Nẵng. Các chiến sĩ đa số xuất thân là những anh nông dân miền Bắc, nhiều năm chiến đấu trong rừng. Chính vì vậy, khi vào Sài Gòn các anh bị lạc nhau, mỗi xe đi 1 hướng và tự hỏi đường đến Dinh Độc Lập. Các hình ảnh xe tăng ta có chiến sĩ giao liên dẫn đường (như trong phim Cô Nhíp) hoặc bức ảnh xe tăng ta vào Sài Gòn có dân chúng đổ ra cầm cờ Giải phóng vẫy chào…, theo ông Thận, chỉ là những hình ảnh hư cấu của dân văn nghệ, dàn dựng để tuyên truyền. Sự thực thì hôm đó, khi xe tăng ông Thận vô nội đô Sài Gòn thì đường phố vắng hoe, nhà dân hai bên đường đều cửa đóng then cài, thỉnh thoảng có 1 ô cửa sổ được hé ra với ánh mắt tò mò nhìn về hướng chiếc xe tăng cộng sản. Khi họ biết người trong xe nhìn thấy họ, cửa sổ lập tức được khép lại. Không có người để hỏi đường. Mãi sau, ông cũng nhìn thấy 1 phụ nữ đi trên 1 chiếc xe CUP 82. Ông cho xe tăng giảm tốc độ và định hỏi người phụ nữ đường tới Dinh nhưng người phụ nữ tăng ga vọt đi. Buộc lòng ông phải nổ vài phát AK cày xuống mặt đường phía trước xe của người phụ nữ, người này sợ xanh mặt, buộc phải dừng xe lại. Ông Thận nói: “Chị không việc gì phải sợ chúng tôi! Chúng tôi chỉ hỏi chị đường đến Dinh Độc Lập.” Chị phụ nữ lập bập: “Dinh đã ở ngay trước mặt các ông đó!” Ông Thận cho người phụ nữ đó đi rồi cho xe tăng chạy theo hướng chị nói. Quả thật, Dinh đã ở trước mặt. Ông Thận cho xe húc vào cổng phụ của Dinh, cánh cổng hé ra một chút. Ông để 3 chiến sĩ ở lại trong xe để cảnh giới còn ông, rút lá cờ trên tháp pháo, một mình ông lách qua khe cổng chạy vào trong Dinh. Khi ông leo được lên trên nóc Dinh và treo cờ Giải phóng, ông vẫn không hề nhìn thấy bất cứ chiếc xe nào khác của đồng đội.

Như vậy, theo ông Thận, tấm hình chụp chiếc xe 390 xô đổ cổng chính Dinh Độc Lập do bà nhà báo Pháp thực hiện khi ông đã kéo cờ xong trên nóc Dinh.

Thế nhưng, ông Vũ Đăng Toàn kể với chủ blog này điều ngược lại: Xe tăng 390 cũng bị lạc đồng đội nên họ cũng phải mày mò tìm đến Dinh bằng 1 hướng đi khác. Khi gần đến cổng Dinh, ông thấy chiếc xe 843 không hiểu sao đang đi bỗng dừng lại trước cổng phụ Dinh Độc Lập. Khi xe 390 đến cổng chính, ông Toàn lệnh cho lái xe Tập rú ga, tông đổ cổng Dinh và dừng lại trong sân Dinh. Ông Toàn lệnh cho anh em ở lại trong xe cảnh giới rồi rút cờ trên tháp pháo định nhảy xuống chạy vào cắm cờ thì Thiếu uý- Đại đội phó- pháo thủ số 2 Lê Văn Phượng giật giật tay áo ông Toàn rồi chỉ tay lại phía sau. Ông Toàn ngoảnh lại thấy ông Thận rời xe 843 chạy vào theo lối cổng chính đã sập cánh, tay ông Thận cầm lá cờ. Ngay lập tức, ông Toàn bỏ lại lá cờ rồi xách khẩu AK nhảy xuống, cùng ông Thận tiến vào Dinh. Tại phòng khánh tiết, ông Toàn cầm súng khống chế toàn bộ nội các Dương Văn Minh để ông Thận lên cắm cờ.

Cả ông Toàn và ông Thận nay đã già. Có 1 vấn đề mà 2 ông kể lại tréo nghoe với nhau! Chắc chắn có 1 ông nói không đúng sự thật! Tại sao hai ông đã từng sống chiến đấu nhiều năm bên nhau mà bây giờ lại có thể nói sai sự thật? Bà vợ ông Toàn kể với tôi, nhân ngày 30/4, nhiều lần lữ đoàn tăng 203 hoặc Ban Quản lý khu Di tích Dinh Độc Lập có mời vợ chồng ông cùng vợ chồng các chiến sỹ xe 390 đến giao lưu ở Dinh. Tại đây, ông Toàn có gặp ông Thận. Hai ông có chào nhau, bắt tay nhau nhưng chưa bao giờ hai ông thực sự vui vẻ hàn huyên, bù khú như 2 người lính từng vào sinh ra tử với nhau!

Vào dịp chuẩn bị 30/4 một năm gần đây, chủ blog này đã tìm cách để 2 người gặp nhau ở 1 địa bàn ngoài Thái Bình và ngoài Hải Dương. Một kế hoạch đã được mình chuẩn bị khá chu đáo: Mình nhờ 1 ông Giám đốc Sở GD& Đào tạo 1 địa phương chính thức có thư mời 2 ông đến nói chuyện lịch sử, giao lưu với học sinh. Như vậy, về danh nghĩa chính thức, 2 ông là khách mời của Sở, sẽ có xe đưa đón, sẽ có lãnh đạo Sở tiếp… Nhưng mình sẽ đạo diễn để thuê cho 2 ông 1 phòng đôi trong 1 khách sạn hạng sang để sau buổi giao lưu chính thức với lãnh đạo Sở cùng học sinh, hai ông có thể cho mình hầu rượu. Mình sẽ làm chai “cuốc lủi” để hai ông nhâm nhi cùng lạc rang, ôn lại kỷ niệm Trường Sơn. Khuya, hai ông có thể cùng nằm gác chân lên nhau, rồi … nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ suối!!!

Trong cái không khí như vậy, mình hy vọng sự thật lịch sử sẽ được làm sáng tỏ! Thôi thì trước đây, khi còn trai trẻ, đương chức, có thể mình đã lỡ đâm lao phải theo lao. Còn bây giờ, cả 2 đều đã lên ông nội ông ngoại, chẳng mấy nữa mà về với tiên tổ! Vậy thì hãy nói ra sự thật cho nhẹ lòng!

Khi mình nêu thẳng cái “âm mưu” của mình trên đây, ông Toàn nhiệt thành hưởng ứng. Thế nhưng, khi đến gặp ông Thận, ban đầu ông nhất trí nhưng sau đó lại thay đổi với lý do: “Tội gì tôi lại phải đi … đôi co với ông ấy?”

Vậy là sự không rõ ràng vẫn tồn tại cho đến hôm nay! Ông Vũ Đăng Toàn đại diện xe tăng 390 và ông Bùi Quang Thận- đại diện xe tăng 843 vẫn mỗi ông nói một kiểu. Vào những dịp 30/4 gần đây, ông Toàn vẫn thường được VTV3 mời đến giao lưu, kể lại câu chuyện của ông; Còn ông Thận vẫn thường được báo Thái Bình phỏng vấn để ông kể lại câu chuyện của ông! Bạn xem truyền hình, bạn đọc báo chẳng biết đâu là sự thật!

Còn câu chuyện về người thảo lời tuyên bố đầu hàng cho ông Dương Văn Minh thì phức tạp hơn nhiều! Mình sẽ trở lại vẫn đề này sau!

NGUỒN: http://vn.360plus.yahoo.com/hoaphuongdo-2009/article?mid=216&prev=-1&next=212

Bản thảo tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của chính quyền cũ

NGUỒN: http://govn.wordpress.com/2011/04/28/goc-nhin-304-nh%E1%BB%AFng-s%E1%BB%B1-th%E1%BA%ADt-ch%C6%B0a-d%C6%B0%E1%BB%A3c-sang-t%E1%BB%8F/

Tấm ảnh dự báo ngày hòa bình

Tấm ảnh dự báo ngày hòa bình
Cập nhật lúc 01/05/2011 06:00:00 AM (GMT+7)

Bức ảnh hai người lính – một cộng hòa, một giải phóng – đứng khoác vai nhau đầy hòa hữu tại chốt giáp ranh vùng giải phóng Quảng Trị năm 1973, là dấu hiệu cho thấy ngày hòa bình không còn xa.

Bức ảnh “Hai người lính” chụp tại chốt giáp ranh vùng giải phóng Quảng Trị năm 1973.

TIN BÀI KHÁC

Chụp từ năm 1973, bức ảnh “Hai người lính” được lưu giữ mãi đến năm 2007 mới được đưa ra giới thiệu trong triển lãm ảnh “Những thời khắc không thể quên” của nghệ sĩ nhiếp ảnh – nhà báo Chu Chí Thành tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, cùng với gần 100 bức ảnh khác được rút ra từ hàng ngàn bức ảnh thuộc chủ đề chiến tranh do tác giả chụp ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1967 – 1973.
Cái nhìn của phóng viên ảnhNăm 1973, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành khi đó đang là phóng viên ảnh của Thông tấn xã Việt Nam, được cơ quan giao nhiệm vụ vào Quảng Trị ghi lại những hình ảnh của cuộc trao trả tù binh lớn nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Dưới cái nhìn của một phóng viên ảnh chiến trường, chàng trai 29 tuổi khi đó đã có rất nhiều bức ảnh lưu giữ những khoảnh khắc lịch sử đầy chân thực và cảm động.
Bức ảnh “Thoát khỏi ngục tù” chụp tại sông Thạch Hãn, Quảng Trị năm 1973.

Có lẽ chưa bao giờ không khí tại sông Thạch Hãn lại trở nên sống động với tràn ngập nụ cười và những giọt nước mắt hạnh phúc thăng hoa đến vậy. Đó là khi những tù binh từ bên bờ phía Nam được trở về đoàn tụ trong vòng tay rộng mở đón chào của những người đồng đội ở bên bờ Bắc. Họ là những người lính cách mạng và cả những người dân vừa thoát khỏi cảnh tù đày nơi các nhà tù trên khắp miền Nam như Phú Quốc, Côn Đảo, Chí Hòa…

Ống kính Chu Chí Thành đã khắc họa lại cảnh những con người từ bóng tối trở về ấy vứt bỏ những bộ quần áo tù, cởi trần chạy như bay về phía tự do vẫy gọi. Ngược lại, ở chiều trao trả tù binh trở về phía Nam, một cảnh tượng khá lạ khi những người lính Sài Gòn bịn rịn chia tay bộ đội giải phóng trước khi đi và nhận lại những cái vẫy tay tiễn đưa thân ái…

Đệm vào giữa không khí sôi động và đa sắc thái – khi hòa hữu, lúc căng thẳng – của cuộc trao trả tù binh ấy là những ngày tạm nghỉ giữa hai bên, trong lúc chờ đợi từng đợt tù binh ở phía Nam được tiếp tục đưa tới. Tại Quảng Trị, tranh chấp giữa hai bên không diễn ra ác liệt bằng khi đi sâu vào phía trong như ở Kiên Giang, Tây Nguyên. Nhờ vậy mà ngay tại chốt giáp ranh vùng giải phóng Quảng Trị đó, người phóng viên ảnh Thông tấn xã Việt Nam đã có cơ hội ghi lại những khoảnh khắc bất ngờ thú vị của cuộc chiến tranh dường như đang đi vào hồi kết…

Nghệ sĩ nhiếp ảnh – nhà báo Chu Chí Thành chia sẻ với phóng viên Dân Việt những kỷ niệm một thời không quên. (Ảnh: Dân Việt)


“Hòa bình không còn xa”

Vào ngày tạm nghỉ trao trả tù binh, phóng viên Chu Chí Thành đã không khỏi bất ngờ khi chứng kiến những người lính ở hai bên ra hiệu, nói chuyện với nhau và thậm chí là… mời nhau sang uống nước, chuyện trò.

Khi những người lính cộng hòa sang “giao lưu” với chiến sĩ giải phóng, dù đó có thể là hành động thân thiện vô tư hay là âm mưu thăm dò tình báo, nhưng một sự thật mà người phóng viên ảnh chiến trường khi đó đã nhìn ra, chính là: Tất cả họ đều là những người Việt Nam đứng cùng nhau, không phân biệt ranh giới giữa ta và địch.

Trong số những bức ảnh khắc họa cuộc “giao lưu” hòa hữu và lạ lùng này, có một bức ảnh vô cùng đặc biệt, chụp hai người lính – một giải phóng, một cộng hòa – khoác vai nhau. Chính anh lính cộng hòa trong trang phục rằn ri dữ tợn đã chủ động xin được chụp một kiểu ảnh làm kỷ niệm với anh lính giải phóng.

Bấm xong bức ảnh đó, tác giả Chu Chí Thành thấy trào dâng một niềm vui sướng khi cảm nhận được rõ nét rằng trong cuộc chiến này, phía bên kia đã muốn thân thiện với bên mình – một dấu hiệu chứng tỏ hòa bình không còn xa.

Đứng chung trong bức ảnh, hai người lính đã không còn có sự thù địch. Họ vốn là những người con của Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử mà bị đẩy vào hai chiến tuyến khác nhau.

Trong tâm tưởng người lính Sài Gòn đã muốn trở về với đất nước, muốn hòa bình. Và dưới mắt nhìn của người phóng viên ảnh chiến trường, đây chính là thời khắc chín muồi để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

(Theo Dân Việt)